UBND TỈNH QUẢNG BÌNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Tên chương trình: SƯ PHẠM LỊCH SỬ (HISTORY EDUCATION)
Trình độ đào tạo: ĐẠI HỌC (BACHELOR)
Ngành đào tạo: Sư phạm Lịch sử (History Teacher Education);
Mã số: 7140218
Loại hình đào tạo: CHÍNH QUY (FORMAL)
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-ĐHQB ngày tháng năm của Hiệu trưởng Trường Đại học Quảng Bình)
- Mục tiêu đào tạo
1.1. Mục tiêu chung
Đào tạo cử nhân Lịch sử có phẩm chất chính trị, đạo đức của người giáo viên trong nhà trường xã hội chủ nghĩa, có sức khỏe tốt, có kiến thức sâu rộng về khoa học lịch sử, khoa học giáo dục, có năng lực sư phạm và năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục đào tạo hiện nay ở nước ta; đồng thời có thể học lên bậc cao hơn và tự học để hoàn thiện, nâng cao năng lực làm việc trong xã hội hiện nay.
1.2. Mục tiêu cụ thể
1.2.1. Kiến thức
- PO1: Có kiến thức cơ bản, hệ thống, chuyên sâu về khoa học lịch sử.
- PO2: Có kiến thức về giáo dục lịch sử và những kiến thức đại cương về chính trị pháp luật, tâm lý, giáo dục, lịch sử địa phương để làm công tác giảng dạy lịch sử và nghiên cứu về khoa học xã hội tại các trường: trung học phổ thông, trung học cơ sở. Có kiến thức chuyên sâu về khoa học lịch sử để có thể học lên Sau đại học.
1.2.2. Kỹ năng
- PO3: Kỹ năng cứng
– Kỹ năng tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục
– Kỹ năng xác định mục tiêu, lập kế hoạch, tổ chức dạy học, giáo dục học sinh
– Kỹ năng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện đạo đức của người học, kỹ năng cải tiến việc dạy học và giáo dục học sinh.
– Kỹ năng đánh giá bối cảnh xã hội, phát triển chuyên môn, nghề nghiệp
– Kỹ năng vận dụng tri thức lý luận về nghiên cứu khoa học để thực hiện các đề tài khoa học, sáng kiến kinh nghiệm theo chuẩn nghề nghiệp của giáo viên trung học
- PO4: Kỹ năng mềm
– Các kỹ năng cá nhân
* Có kỹ năng tự học và học tập suốt đời.
* Có kỹ năng ngôn ngữ để hoàn thành tốt nhiệm vụ mà nghề nghiệp đặt ra
* Có kỹ năng giao tiếp cá nhân, giao tiếp bằng văn bản hoặc email.
– Làm việc nhóm: Có kỹ năng thành lập nhóm, xây dựng và triển khai kế hoạch làm việc nhóm, có khả năng thay đổi nhóm để thích ứng với hoàn cảnh.
– Kỹ năng quản lý, lãnh đạo: Có khả năng ra những quyết định, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện, kiểm tra các hoạt động trong trường, lớp, nhóm mà mình phụ trách.
– Kỹ năng hoạt động xã hội: Tổ chức được các hoạt động xã hội đa dạng, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, mục tiêu nghề nghiệp đặt ra.
1.2.3. Thái độ
+ PO5: Có phẩm chất của người giáo viên của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu học sinh, yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao.
+ PO6: Có đạo đức tốt, có tác phong sư phạm mẫu mực.
- Chuẩn đầu ra
2.1. Yêu cầu năng lực
Mã CĐR | Nội dung chuẩn đầu ra |
2.1.1 Về kiến thức | |
PLO1 | Thông hiểu và vận dụng linh hoạt những kiến thức cơ bản, hệ thống, chuyên sâu về khoa học lịch sử để giải quyết được các nhiệm vụ chuyên môn nghiệp vụ và thực tiễn đặt ra. |
PLO2 | Thông hiểu và vận dụng linh hoạt kiến thức khoa học giáo dục nói chung, giáo dục lịch sử nói riêng để hoàn thành nhiệm vụ dạy học lịch sử và giáo dục học sinh ở trường phổ thông. |
PLO3 | Thông hiểu và vận dụng thành thạo kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu của nghề nghiệp và nghiên cứu khoa học. |
2.1.2. Về kỹ năng | |
PLO4 | Lập kế hoạch và tổ chức các hoạt động dạy học lịch sử ở trường PT. |
PLO5 | Lập kế hoạch và tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh, làm tốt công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông. |
PLO6 | Lập kế hoạch và quản lý, làm việc nhóm, hoạt động công ích hiệu quả |
PLO7 | Sử dụng ngoại ngữ trong hoạt động chuyên môn |
2.1.3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm | |
PLO8 | Có năng lực tự chủ và tinh thần trách nhiệm trong việc thực nhiệm vụ chuyên môn và nghiệp vụ. |
PLO9 | Có tinh thần tự học, tự bồi dưỡng suốt đời, say mê nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức của bản thân. |
PLO10 | Năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp; Có đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm đối với công việc với xã hội |
2.2. Trình độ Ngoại ngữ
Theo qui định của Trường Đại học Quảng Bình, đọc và viết được văn bản Hán – Nôm thông thường.
2.3. Trình độ Tin học
Đạt trình độ tin học văn phòng và tin học ứng dụng phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
2.4. Sự tương thích của chuẩn đầu ra với triết lý giáo dục, sứ mạng, tầm nhìn của trường, khoa và mục tiêu đào tạo của chương trình
Chuẩn đầu ra | PLO1 | PLO2 | PLO3 | PLO4 | PLO5 | PLO6 | PLO7 | PLO8 | PLO9 | PLO10 | ||
Triết lý giáo dục trường: | ||||||||||||
Trường | Sứ mạng: Trường Đại học Quảng Bình | H | H | H | H | H |
H |
H |
H |
H |
H | |
Tầm nhìn: Trường Đại học Quảng Bình | H | H | H | H | H |
H |
H |
H |
H |
H | ||
Khoa
|
Sứ mạng: Khoa Khoa học Cơ bản – Trường Đại học Quảng. | H
|
H
|
H
|
H
|
H
|
H
|
H |
H |
H |
H
|
|
Tầm nhìn: Khoa KH CB | H | H | H | M | M |
M |
M |
M |
M |
M | ||
Mục tiêu đào tạo của chương trình | Mục tiêu chung | H | H | H | H | H | H | H | H | H | H | |
Mục tiêu cụ thể | Kiến thức | H | H | H | H | H |
H |
H |
H |
H |
H | |
Kỹ năng | M | H | H | H | H |
H |
H |
H |
H |
H | ||
Thái độ | M | M | M | H | H | H | H | H | H | M |
Ghi chú: H: Mức độ cao; M: Mức độ trung bình; L: mức độ thấp
2.5. Mối liên hệ giữa mục tiêu và chuẩn đầu ra của CTĐT
Mục tiêu
(Pos) |
Chuẩn đầu ra (PLOs) | |||||||||
PLO1 | PLO2 | PLO3 | PLO4 | PLO5 | PLO6 | PLO7 | PLO8 | PLO9 | PLO10 | |
P01 | H | H | M | M | M | M | L | M | M | M |
PO2 | H | H | M | M | M | M | L | M | M | M |
PO3 | H | H | H | H | H | H | M | H | H | M |
PO4 | H | H | M | H | H | H | H | H | H | H |
PO5 | H | H | M | H | H | H | L | H | M | H |
PO6 | M | M | M | H | H | H | L | H | H | H |
Ghi chú: H: Mức độ cao; M: Mức độ trung bình; L: mức độ thấp
2.6. Mức độ đáp ứng của các CĐR CTĐT với Khung trình độ Quốc gia
TT |
Kiến thức | Kĩ năng | Mức tự chủ tự chịu trách nhiệm | ||||||||||||
KT1 | KT2 | KT3 | KT4 | KT5 | KN1 | KN2 | KN3 | KN4 | KN5 | KN6 | TCT N1 | TCT
N2 |
TCT
N3 |
TCT
N4 |
|
PLO1 | X | X | X | X | X | ||||||||||
PLO2 | X | X | X | X | X | ||||||||||
PLO3 | X | X | X | ||||||||||||
PLO4 | X | X | X | X | |||||||||||
PLO5 | X | X | X | X | X | ||||||||||
PLO6 | X | X | X | X | X | ||||||||||
PLO7 | X | ||||||||||||||
PLO8 | X | X | X | X | |||||||||||
PLO9 | X | X | X | ||||||||||||
PLO10 | X | X | X | X |
Ghi chú: đánh dấu X các ô tương ứng.
- Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp
3.1. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
3.1.1. Người có bằng cử nhân khoa học Sư phạm Lịch sử sau khi ra trường có thể hoàn thành nhiệm vụ của một giáo viên bộ môn Lịch sử ở các trường Trung học phổ thông, Trung học cơ sở; những người tốt nghiệp loại giỏi có thể làm cán bộ giảng dạy ở các trường trung học chuyên nghiệp, trường cao đẳng.
3.1.2. Người có bằng cử nhân Sư phạm Lịch sử sau khi ra trường có thể làm cán bộ nghiên cứu, viên chức tại các trung tâm, viện nghiên cứu khoa học xã hội.
3.1.3. Người có bằng cử nhân Sư phạm Lịch sử sau khi ra trường có thể làm cộng tác viên, biên tập viên cho các tạp chí, báo, đài phát thanh, truyền hình.
3.1.4. Người có bằng cử nhân Sư phạm Lịch sử có thể làm hướng dẫn viên ở các trung tâm bảo tồn, bảo tàng, di tích lịch sử, di tích văn hóa.
3.1.5. Người có bằng cử nhân Sư phạm Lịch sử có thể làm cán bộ công chức, viên chức ở các các tổ chức chính trị, các cơ quan, đoàn thể xã hội cấp xã, huyện, tỉnh, thành phố cần sử dụng hoặc có liên quan đến kiến thức lịch sử, kiến thức văn hóa học.
3.2. Mối quan hệ giữa chuẩn đầu ra với vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Vị trí việc làm | Chuẩn đầu ra (PLOs) | |||||||||
PLO1 | PLO2 | PLO3 | PLO4 | PLO5 | PLO6 | PLO7 | PLO8 | PLO9 | PLO10 | |
3.1.1 | H | H | H | H | H | H | H | H | H | H |
3.1.2 | M | M | H | H | H | H | H | H | H | H |
3.1.3 | M | M | M | H | H | H | M | M | H | M |
3.1.4 | M | M | M | M | M | M | M | M | H | M |
3.1.5 | M | M | M | M | M | M | M | H | H | H |
Ghi chú: H: Mức độ cao; M: Mức độ trung bình; L: mức độ thấp
- Thời gian đào tạo: 4 năm
- Khối lượng kiến thức toàn khoá: 131 tín chỉ (chưa kể giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất).
Chương trình được chia thành 2 khối kiến thức gồm: Giáo dục đại cương và Giáo dục chuyên nghiệp, trong đó có 9 học phần tự chọn và 47 học phần bắt buộc với số tín chỉ tương ướng như sau:
TT |
Thành phần |
Số tín chỉ | |
Bắt buộc | Tự chọn | ||
1 | Kiến thức giáo dục đại cương | 34 | 0 |
2 | Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp | 79 | 18 |
2.1 | Kiến thức cơ sở ngành | 39 | 0 |
2.2 | Kiến thức ngành | 25 | 18 |
2.3 | Kiến tập và Thực tập sư phạm | 8 | 0 |
2.4 | Khóa luận tốt nghiệp | 7 | 0 |
Tổng cộng | 113 | 18 |
- Đối tượng và phương thức tuyển sinh:
Đối tượng tuyển sinh, phương thức tuyển sinh thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Đề án tuyển sinh hằng năm của Đại học Quảng Bình.
- Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp
Thực hiện theo Quy định tại Văn bản hợp nhất số 17/2014/VBHN-BGDĐT ngày
15 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ; Quy định số —/QĐ-ĐHQB ngày … tháng … năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Quảng Bình ban hành Quy định đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ.
- Chiến lược và phương pháp dạy học
8.1. Các phương pháp dạy học
Các chiến lược và phương pháp dạy học được sử dụng trong chương trình đào tạo cụ thể như sau:
8.1.1. Giải thích cụ thể
8.1.2. Thuyết giảng
8.1.3. Câu hỏi gợi mở
8.1.4. Giải quyết vấn đề
8.1.5. Học theo tình huống
8.1.6. Thực tập, thực tế
8.1.7. Thảo luận
8.1.8. Học nhóm
8.1.9. Bài tập ở nhà
8.2. Mối liên hệ giữa Chuẩn đầu ra (PLOs) và phương pháp dạy-học
Phương pháp
dạy – học |
PLOs | |||||||||
PLO1 | PLO2 | PLO3 | PLO4 | PLO5 | PLO6 | PLO7 | PLO8 | PLO9 | PLO10 | |
1. Giải thích cụ thể
2. Thuyết giảng 3. Câu hỏi gợi mở 4. Giải quyết vấn đề 5. Học theo tình huống 6. Thực tập, thực tế |
X
X X X X X |
X
X X X X X |
X
X X X X X |
X
X X X X X |
X
X X X X X |
X
X X X X X |
X
X X X X X |
X
X X X X X |
X
X X X X X |
X
X X X X X |
7. Thảo luận
8. Học nhóm 9. Bài tập ở nhà |
X
X X |
X
X X |
X
X X |
X
X X |
X
X X |
X
X X |
X
X X |
X
X X |
X
X X |
X
X X |
Ghi chú: đánh dấu X các ô tương ứng.
- Chiến lược và phương pháp đánh giá
9.1. Các phương pháp đánh giá
Đánh giá kết quả học tập của sinh viên là quá trình ghi chép, lưu giữ và cung cấp thông tin về sự tiến bộ của người học trong suốt quá trình dạy học. Việc đánh giá đảm bảo nguyên tắc rõ ràng, chính xác, khách quan và phân hóa, thường xuyên liên tục và định kỳ. Yêu cầu và tiêu chí đánh giá cụ thể được Bộ môn Khoa học xã hội thiết kế và công bố, làm rõ cho người học trước khi học.
Các thông tin về đánh giá được cung cấp và chia sẽ kịp thời cho các bên liên quan gồm người dạy, người học, phụ huynh và nhà quản lý. Từ đó, kịp thời có những điều chỉnh về các hoạt động dạy học, đảm bảo định hướng và đạt được mục tiêu dạy học.
Bộ môn Khoa học xã hội đã xây dựng và áp dụng nhiều phương pháp đánh giá khác nhau. Tùy thuộc vào phương pháp dạy học và yêu cầu đáp ứng chuẩn đầu ra của từng môn học để lựa chọn các phương pháp đánh giá phù hợp, đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin để đánh giá mức độ tiến bộ của người học và hiệu quả đạt được của tiến trình dạy học.
Các phương pháp đánh giá được sử dụng trong chương trình đào tạo của bộ môn Khoa học xã hội cụ thể như sau:
- Đánh giá chuyên cần, thái dộ
- Đánh giá bài tập
9.1.3. Đánh giá thuyết trình
- Đánh giá làm việc nhóm
- Kiểm tra viết
- Kiểm tra trắc nghiệm
9.1.7. Báo cáo
9.1.8. Bảo vệ và thi vấn đáp
9.2. Quan hệ giữa phương pháp đánh giá và PLOs
Phương pháp đánh giá |
PLOs | ||||||||||
PLO1 | PLO2 | PLO3 | PLO4 | PLO5 | PLO6 | PLO7 | PLO8 | PLO9 | PLO10 | ||
1 | Đánh giá chuyên cần | X | X | X | |||||||
2 | Đánh giá bài tập | X | X | X | X | X | X | X | |||
3 | Đánh giá thuyết trình | X | X | X | X | X | X | X | X | ||
4 | Đánh giá làm việc nhóm | X | X | X | X | X | X | X | X | X | X |
5 | Kiểm tra viết | X | X | X | X | X | X | ||||
6 | Kiểm tra trắc nghiệm | X | X | X | X | ||||||
7 | Báo cáo | X | X | X | X | X | X | ||||
8 | Bảo vệ và thi vấn đáp | X | X | X | X | X | X | X |
Ghi chú: đánh dấu X các ô tương ứng.
9.3. Công cụ, tiêu chí đánh giá
Trên cơ sở các phương pháp đánh giá, Bộ môn đã xây dựng các công cụ, tiêu chí cụ thể để thực hiện việc đánh giá sinh viên theo các Rubrics. Tùy theo yêu cầu, mục tiêu và đặc trưng của từng môn học để lựa chọn phương pháp đánh giá cũng như Rubrics đánh giá thích hợp. Cùng một phương pháp đánh giá có thể áp dụng Rubric đánh giá khác nhau cho các học phần khác nhau.
9.4. Thang điểm
Thực hiện theo Quy định tại Văn bản hợp nhất số 17/2014/VBHN-BGDĐT ngày 15
tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ; Quy định số …/QĐ-ĐHQB ngày … tháng … năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Quảng Bình ban hành Quy định đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ. Cụ thể như sau:
Điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân.
Điểm đánh giá kết quả học phần được quy đổi sang thang điểm chữ như sau:
- a) Loại đạt
A (8,5 – 10): Giỏi
B (7,0 – 8,4): Khá
C (5,5 – 6,9): Trung bình
D ( 4,0 – 5,4): Trung bình yếu
- b) Loại không đạt: F (dưới 4,0) Kém
- c) Đối với những học phần chưa đủ cơ sở để đưa vào tính điểm trung bình chung học kỳ, khi xếp mức đánh giá được sử dụng các ký hiệu sau:
I – Chưa đủ dữ liệu đánh giá.
X – Chưa nhận được kết quả thi.
Đối với những học phần được nhà trường cho phép chuyển điểm, khi xếp mức đánh giá được sử dụng ký hiệu R viết kèm với kết quả.
- Mô tả chương trình dạy học
10.1. Nội dung chương trình
TT | Mã số
học phần |
Tên học phần (Tiếng Anh) | Nội dung cần đạt được của học phần | Khối lượng kiến thức | Điều kiện tiên quyết | ||||||||||||
Tổng số (TC) | Lý thuyết (tiết) | Thực hành (tiết) | Tự học (tiết) | Tổng số (tiết) | |||||||||||||
1. Kiến thức giáo dục đại cương | 34 | ||||||||||||||||
1 | LLMLN.
001 |
Triết học Mác – Lênin
(Marxist – Leninist philosophy) |
Cung cấp những hiểu biết có tính căn bản, hệ thống về triết học Mác – Lênin. Xây dựng thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng duy vật làm nền tảng lý luận cho việc nhận thức các vấn đề, nội dung của các môn học khác. | 3 | 30 | 15 | 90 | 45 | Không | ||||||||
2 | LLMLN.
002 |
Kinh tế chính trị Mác – Lênin
(Marxist political economy) |
Học phần trang bị cho sinh viên những tri thức cơ bản, cốt lõi của kinh tế chính trị Mác-Lênin trong bối cảnh kinh tế của đất nước và kinh tế ngày nay. Đảm bảo tính cơ bản hệ thống, khoa học, cập nhật tri thức mới, gắn với thực tiễn, tính sáng tạo, kỹ năng, tư duy, phẩm chất người học. | 2 | 17 | 13 | 60 | 30 | Triết học
Mác – Lê nin |
||||||||
3 | LLMLN.
003 |
Chủ nghĩa xã hội khoa học
(Science socialism) |
Sinh viên nắm được những kiến thức cơ bản, cốt lõi nhất, mở rộng và chuyên sâu về chủ nghĩa xã hội khoa học, một trong ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác – Lênin. | 2 | 17 | 13 | 60 | 30 | Kinh tế chính trị học | ||||||||
4 |
MLLLCT. 003 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh
(Ho Chi Minh’s thounght) |
Được ban hành theo Quyết định số 52/2008/QĐ-BGĐT ngày 18 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. | 2
2 |
20 | 10 | 60 | 30 | Chủ nghiã xã hội lhoa học | ||||||||
5 | MLLLCT
.004 |
Lịch sử Đảng CS Việt Nam
(History of the Communist Party of Viet Nam) |
Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về đối tượng, PPNC và ý nghĩa học tập môn tư tưởng Hồ Chí Minh; Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển TT Hồ Chí Minh; TT HCM về vấn đề dân tộc và cách mạng GPDT; về CNXH và con đường quá độ lên CNXH Việt Nam; về Đảng CS Việt Nam; về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế; về dân chủ và xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân; về văn hóa, đạo đức và xây dựng con người mới | 2 | 30 | 0 | 0 | 30 | Chủ nghĩa xã hội khoa học | ||||||||
6 | MLPLDC.
044 |
Pháp luật đại cương
(General law) |
HP cung cấp cho SV những kiến thức cơ bản về NN và P/ luật nói chung; NN và PL Việt Nam nói riêng, về quy phạm pháp luật, quan hệ pháp luật, thực hiện pháp luật cũng như vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý. | 2 | 20 | 10 | 60 | 30 | Không | ||||||||
7 | Tiếng Anh 1
(English 1) |
3 |
45 |
Không | |||||||||||||
8 | Tiếng Anh 2
(English 2) |
2 |
30 |
Tiếng Anh 1 | |||||||||||||
9 | Tiếng Anh 3
(Eng lish 3) |
2 |
30 |
Tiếng Anh 1 | |||||||||||||
10 | TMTALY.099 | Tâm lý học (Psychology) | – Tâm lý học đại cương trình bày khái quát về khoa học tâm lý; nguồn gốc, bản chất, quy luật và các yếu tố tác động đến sự hình thành và biểu hiện của các hiện tượng tâm lý người.
– Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm cung cấp những kiến thức cơ bản về: lý luận chung về sự phát triển tâm lý người theo các giai đoạn lứa tuổi, trong đó đi sâu vào đặc điểm tâm lý lứa tuổi HS THPT; cơ sở tâm lý của hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục và nhân cách người giáo viên ở trường phổ thông. |
3 | 36 | 9 | 90 |
45 |
Không | ||||||||
11 | TMGDH0.
101 |
Giáo dục học
(Pedagogis) |
Những vấn đề cơ bản, đại cương về khoa học giáo dục: Đối tượng, nhiệm vụ, PPNC và các phạm trù cơ bản của giáo dục học; Vai trò của giáo dục và các yếu tố đối với sự hình thành và phát triển nhân cách. Mục đích, mục tiêu giáo dục, hệ thống giáo dục quốc dân và người giáo viên THPT. Những kiến thức cơ bản về lý luận DH và lý luận giáo dục; các đặc điểm của quá trình DH và giáo dục ở trường PT, vận dụng vào việc rèn kỹ năng tổ chức thực hiện hoạt động DH và hoạt động giáo dục, đổi mới phương pháp, hình thức, phương tiện dạy học, đánh giá, kết hợp các hoạt động giáo dục ở trường phổ thông. | 3 | 36 | 9 | 90 |
45 |
Tâm lý học | ||||||||
12 | UDCNTT.
18 |
Ứng dụng CNTT trong dạy học
(Applied IT for Traiding) |
Cung cấp cho sinh viên những hiểu biết cơ bản của lĩnh vực công nghệ thông tin và nền công nghiệp 4.0. Giúp sinh viên hiểu rõ về các phương tiện kỹ thuật dạy học và các khái niệm cơ bản về mạng máy tính, internet; cách khai thác thông tin từ internet. Sinh viên biết cách sử dụng các phần mềm trình diễn thông tin. | 3 | 30 | 15 | 60 |
45
|
Không | ||||||||
13 | PPNCKH.
002 |
Nghiên cứu KH và khởi nghiệp (Scientific Research and Startup) | Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về nghiên cứu khoa học, các phương pháp nghiên cứu khoa học, logic tiến trình nghiên cứu khoa học từ đó áp dụng vào thực tiễn và các bài toán chuyên ngành. | 3 | 30 | 15 | 60 | 45 | Học xong các học phần giáo dục đại cương | ||||||||
14 | DLDLTN.
110 |
Địa lý đại cương
(General Geografy) |
Giới thiệu về Trái đất trong vũ trụ, cấu trúc, đặc điểm của Trái đất, các vận động của Trái đất; các thành phần của vỏ địa lý; các quy luật địa lý chung của Trái đất, tai biến thiên nhiên, con người và môi trường địa lý, địa lý dân cư, nông nghiệp, công nghiệp và du lịch. | 2 | 30 | 0 | 60 | 30 | Không | ||||||||
15 | Giáo dục thể chất 1, 2, 3
(Fysical fitness 1, 2, 3, 4) |
120 |
120 |
Không | |||||||||||||
16 | Giáo dục quốc phòng 1, 2, 3, 4 (Defense Education 1, 2, 3, 4) | 165 |
165 |
Không | |||||||||||||
2.2. Kiến thức cơ sở ngành | 39 | ||||||||||||||||
17 | SULISU.
005 |
Nhập môn sử học và lịch sử sử học (Introduction to History and History of Historiograph) | Trang bị cho SV những kiến thức cơ bản về KH lịch sử bao gồm: đối tượng, chức năng của KH lịch sử, khái niệm lịch sử; về nhiệm vụ và PP học tập bộ môn lịch sử ở đại học cao đẳng; sự hình thành nhận thức lịch sử và các kiến thức cơ bản về lịch sử sử học (sự ra đời của sử học thế giới từ cổ đại đến nay và tiến trình sử học Việt Nam). | 2 | 24 | 6 | 60 |
30 |
Không | ||||||||
18 | SUKACO.
001 |
Cơ sở Khảo cổ học
(In troduction to Archeology) |
Trang bị cho SV những tri thức cơ bản bao gồm: khái niệm, đối tượng nghiên cứu, lịch sử khảo cổ học, lý thuyết và phương pháp nghiên cứu khảo cổ, nguồn gốc loài người, các thời đại khảo cổ trên thế giới và ở Việt Nam; quá trình hình thành nền văn minh Việt cổ. |
2 |
24 |
6 |
60 |
30 |
Không | ||||||||
19 | SUNHAM.
012 |
Nhân học đại cương (General Humanities) | Trang bị cho SV những kiến thức cơ bản về nhân học: lịch sử hình thành và phát triển của nhân học thế giới, các trường phái trong Nhân học; lịch sử phát triển của nhân học Việt Nam, đặc điểm cộng đồng các dân tộc VN; các đặc trưng văn hoá tộc người VN, những nét lớn về chính sách dân tộc của Đảng và NN ta; Vị trí của vấn đề dân tộc trong tiến trình lịch sử và trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước, những nguyên tắc cơ bản của PP, thao tác nghiên cứu nhân học, vận dụng vào việc tiếp cận các vấn đề văn hoá và văn hoá tộc người. | 2 | 24 | 6 | 60 |
30 |
Không | ||||||||
20 | SUVMTG.
065 |
Lịch sử văn minh thế giới
(World civilization history) |
Trang bị cho SV những kiến thức cơ bản và hệ thống về tiến trình phát triển của văn minh nhân loại gồm: cơ sở hình thành, sự ra đời và phát triển của các nền văn minh, các đặc điểm và đặc trưng của các nền văn minh. Sự ra đời và phát triển CNTB bước chuyển sang nền văn minh công nghiệp và nền văn minh thông tin; các thành tựu tiêu biểu của văn minh nhân loại thời cận – hiện đại; những nguyên tắc và mối tương quan giữa hội nhập văn minh thế giới với việc giữ vững và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. | 2 | 24 | 6 | 60 |
30 |
Không | ||||||||
21 | VACSVHVN.113 | Cơ sở văn hóa Việt Nam
(Vietnamese cultural foundation) |
Trang bị cho người học những hiểu biết cơ bản về văn hóa học và cơ sở hình thành văn hóa VN, tìm hiểu các thành tố văn hóa văn hóa để làm rõ các đặc trưng, bản sắc của văn hóa VN theo tiến trình lịch sử. | 2 | 24 | 6 | 60 |
30 |
Không | ||||||||
22 | Hán – Nôm
(Han – Nom script) |
Trang bị cho SV những kiến những kiến thức có tính chất nền tảng và hệ thống về ngôn ngữ văn tự Hán (quá trình hình thành, phát triển, các giai đoạn phát triển, kết cấu, hình thể, cách thể hiện và các bộ thủ chữ Hán), cung cấp kiến thức về chữ Nôm (khái niệm, vai trò, nguồn gốc hình thành, diễn biến, cấu trúc và cách đọc chữ Nôm). | 2 | 20 | 10 | 60 |
30 |
Không | |||||||||
23 | SUTGCD
.087 |
Lịch sử thế giới cổ đại
(Ancient world History) |
Trang bị cho SV những kiến thức cơ bản của lịch sử thế giới nguyên thủy & cổ đại, trong đó tập trung vào những vấn đề chính của lịch sử xã hội nguyên thuỷ với những đặc trưng cơ bản về đời sống vật chất và tinh thần; sự hình thành, phát triển của xã hội cổ đại thông qua hai mô hình chủ yếu (xã hội cổ đại phương Đông và xã hội cổ đại Hy Lạp – Rôma). | 2 | 24 | 6 | 60 |
30 |
Khảo cổ học | ||||||||
24 | SUTGTD
.089 |
Lịch sử thế giới trung đại
(Medieval world history) |
Giúp SV hiểu sâu sắc những kiến thức cơ bản của Lịch sử thế giới trung đại từ khi các quốc gia cổ đại tan rã, chế độ phong kiến được xác lập trên thế giới cho đến trước cách mạng Nêđeclan bùng nổ. | 3 | 36 | 9 | 90 |
45 |
Lịch sử thế giới cổ đại | ||||||||
25 | SUTGCD
.100 |
Lịch sử thế giới cận đại 1
(Early Morder world History 1) |
Những kiến thức cơ bản về phương Tây thời cận đại, bao gồm: Những cuộc cách mạng tư sản lớn, điển hình ở châu Âu và Bắc Mỹ; Cuộc cách mạng công nghiệp và quá trình phát triển kinh tế TBCN. | 2 | 24 | 6 | 60 |
30 |
Lịch sử thế giới trung đại | ||||||||
26 | SUTGCD
.101 |
Lịch sử thế giới cận đại 2
(Early Morder world History 2) |
Giới thiệu nội dung cơ bản của lịch sử thế giới 1871 – 1917, gồm: Sự phát triển của CNTB, phong trào CS và CNQT cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, quá trình CNTD xâm chiếm thuộc địa, phong trào đấu tranh chống xâm lược, bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân Á – Phi – Mỹ Latinh thời cận đại. | 2 | 24 | 6 | 60 |
30 |
Lịch sử thế giới cận đại 1 | ||||||||
27 | SUTGHD
.102 |
Lịch sử thế giới hiện đại 1
(Morder world History 1) |
Giúp sinh viên hiểu được những kiến thức cơ bản, có hệ thống về CM tháng Mười Nga; về CNXH hiện thực từ năm 1917 đến nay; những thành tựu trong cải cách, đổi mới ở các nước XHCN, những thách thức của CNXH hiện thực trong giai đoạn hiện nay. Các nước TBCN từ sau CTTG thứ nhất đến nay và cuộc CM khoa học – công nghệ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Trên cơ sở đó người học đánh giá phê phán một cách khoa học các sự kiện, hiện tượng lịch sử. | 2 | 24 | 6 | 60 |
30 |
Lịch sử thế giới cận đại 2 | ||||||||
28 | SUTGHD
.103 |
Lịch sử thế giới hiện đại 2
(Morder world History 2) |
Giúp SV hiểu được những kiến thức cơ bản, có hệ thống về các nước Á – Phi – Mỹ Latinh, quan hệ quốc tế, phong trào CS và CN quốc tế từ sau CTTG thứ nhất đến nay. Trên cơ sở đó người học đánh giá, phê phán một cách khoa học các sự kiện, hiện tượng lịch sử. | 2 | 24 | 6 | 60 |
30 |
L/sử thế giới hiện đại 1 | ||||||||
29 | SUNVCD.
088 |
Lịch sử Việt Nam cổ đại (từ nguồn gốc đến thế kỷ X)
(Ancient Vietnam history (From primitive to century X) |
Trang bị cho SV những kiến thức cơ bản và hệ thống về lịch sử Việt Nam từ thời nguyên thủy đến đầu thế kỷ X bao gồm: Đời sống của cư dân nguyên thủy, sự ra đời và phát triển của các NN cổ đại trên lãnh thổ Việt Nam (Văn Lang – Âu Lạc, Chăm Pa, Phù Nam), 10 thế kỷ Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc giành quyền độc lập, tự chủ. |
2 |
24 |
6 |
60 |
30 |
Lịch sử thế giới cổ đại | ||||||||
30 | SUNVCD.
082 |
Lịch sử Việt Nam trung đại (từ 905 – 1858)
(Vietnamese medieval history from 905 to 1858) |
Trang bị cho SV những kiến thức cơ bản và hệ thống về tiến trình lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến 1858 với các nội dung: Việt Nam trong các thế kỷ X – XIV; Việt Nam từ đầu thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XVI; Việt Nam từ đầu thế kỉ XVI đến thế kỷ XVIII; Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ XIX và vận dụng những kiến thức đó vào dạy học ở trường phổ thông và nghiên cứu khoa học về lịch sử Việt Nam trung đại. | 3 | 36 | 9 | 90 |
45 |
Lịch sử Việt Nam cổ đại | ||||||||
31 | SUNVCD. 105 | Lịch sử Việt Nam cận đại 1
(Early modern Vietnamese history) |
Trang bị cho SV những tri thức về lịch sử VN trong những năm 1858-1918, gồm: quá trình TD Pháp nổ súng xâm lược VN; thái độ của triều đình và tinh thần k/chiến của nhân dân; nội dung các hiệp ước triều đình ký với Pháp. Những nét chính của phong trào Cần Vương; phong trào GPDT ở VN đầu thế kỷ XX. | 2 | 24 | 6 | 60 |
30 |
Lịch sử Việt Nam trung đại | ||||||||
32 | SUNVCD. 106 | Lịch sử Việt Nam cận đại 2
(Early modern Vietnamese history 2) |
Học phần cung cấp cho SV những kiến thức cơ bản, hệ thống về lịch sử dân tộc trong thời kỳ 1919 – 1945, bao gồm các nội dung: Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần II; hoàn cảnh, điều kiện mới của phong trào gpdt đầu thế kỷ XX; các khuynh hướng và đảng phái chính trị ở Việt Nam đầu thế kỷ XX đến trước 1945; phong trào gpdt Việt Nam theo khuynh hướng vô sản từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam xuất hiện đến CM tháng Tám thắng lợi. | 2 | 24 | 6 | 60 |
30 |
Lịch sử Việt Nam cận đại 1 | ||||||||
33 | SUNVCD. 107 | Lịch sử Việt Nam hiện đại 1 (History of Mordern Vietnamese 1) | Giúp SV hiểu sâu sắc những kiến thức cơ bản, hệ thống về tiến trình lịch sử Việt Nam từ 1945 đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng bao gồm: Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và cuộc cách mạng DTDCND ở miền Nam (1954 – 1975). | 3 | 36 | 9 | 60 |
45 |
Lịch sử Việt Nam cận đại 2 | ||||||||
34 | SUNVCD. 107 | Lịch sử Việt Nam hiện đại 2 (History of Mordern Vietnamese 2) | Giúp SV hiểu sâu sắc những kiến thức cơ bản, hệ thống về tiến trình lịch sử Việt Nam từ ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng đến nay bao gồm: Khắc phục hậu quả chiến tranh, hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước, 10 năm đầu cả nước quá độ lên CNXH và cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ từ 1975 – 1986; Công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng XHCN từ 1986 đến nay. |
2 |
24 |
6 |
60 |
30 |
Lịch sử VN hiện đại 1 | ||||||||
2.3. Kiến thức ngành | 43 | ||||||||||||||||
35 | SULLDH.084 | Lý luận về phương pháp DH lịch sử ở trường phổ thông (Theory of history teaching method at high school) | Học phần giới thiệu những kiến thức cơ bản về phương pháp dạy học lịch sử: đối tượng, chức năng, nhiệm vụ và PP nghiên cứu, sơ lược quá trình phát triển của bộ môn PPDH Lịch sử và bộ môn lịch sử ở trường PT Việt Nam. Quá trình hình thành tri thức lịch sử cho học sinh trong DH lịch sử ở trường THPT. Chức năng, nhiệm vụ của bộ môn lịch sử ở trường trung học phổ thông | 2 | 24 | 6 | 60 |
30 |
Giáo dục học | ||||||||
36 | SUPPDH.
109 |
Hệ thống PPDH Lịch sử ở trường phổ thông (Teaching method system of History in high schools) | Giúp SV hiểu được đặc trưng cơ bản của bộ môn PPDH Lịch sử, con đường nhận thức lịch sử của học sinh. Giúp nắm được cơ sở phân loại PPDH lịch sử. Nắm vững lý thuyết và hình thành kỹ năng vận dụng các nhóm PPDH lịch sử vào tập giảng, thực tập và dạy học sau này. Ngoài ra học phần còn trang bị cho người học một số quan điểm dạy học hiện đại nhằm phát huy tính tích cực tự giác học tập. | 3 | 30 | 15 | 60 |
45 |
Lý luận về PPDH Lịch sử | ||||||||
37 | SUTHDH.
109 |
Thực hành dạy học lịch sử ở trường PT (Practice teaching history in high school) | Hiểu và vận dụng những kiến thức về lý luận, phương pháp dạy học lịch sử vào việc thiết kế bài giảng và tập giảng các bài học lịch sử trong chương trình trung học phổ thông; rèn luyện cho sinh viên các kỹ nặng nghiệp vụ sư phạm lịch sử. | 3 | 0 | 45 | 90 |
45 |
PPDH Lịch sử ở trường PT | ||||||||
38 | TMGTSP.
105 |
Giao tiếp sư phạm
(Communication Pedagogy) |
Học phần cung cấp những vấn đề chung về giao tiếp và giao tiếp sư phạm; nội dung, hình thức, nguyên tắc, phong cách và các kỹ năng cơ bản trong quá trình giao tiếp sư phạm. | 2 | 24 | 6 | 60 |
30 |
Tâm lý học | ||||||||
39 | SUTTCM.
110 |
Thực tế Lịch sử
(The fact of history) |
Qua tham quan thực tế lịch sử một số di tích lịch sử, công trình văn hóa, sinh viên tìm hiểu, quan sát làm quen với các di tích, xem xét, nghiên cứu các hiện vật, tư liệu lịch sử văn hóa để củng cố, bổ sung, nâng cao hiểu biết về lịch sử, văn hóa dân tộc từ nguồn gốc đến nay. | 2 | 6 | 24 | 60 |
30 |
Không | ||||||||
40 | SUSUDP.
069 |
Lịch sử địa phương và PP NC, GD lịch sử địa phương ở trường PT (Local history and research, teaching local history) | Phần lý thuyết: Trang bị cho người học các kiến thức khái quát về lịch sử địa phương; lịch sử Quảng Bình. Các kiến thức và kỹ năng tổ chức nghiên cứu, sưu tầm và biên soạn tài liệu LSĐP, bài giảng lịch sử địa phương. Phương pháp giảng dạy LSĐP. Cách tổ chức biên soạn lịch sử nhà trường, xây dựng phòng truyền thống, phòng học Lịch sử ở trường phổ thông.
Phần thực hành: Trang bị cho sinh viên phương pháp nghiên cứu, biên soạn tài liệu lịch sử địa phương và bài giảng lịch sử địa phương phục vụ dạy học ở trường phổ thông . |
3 | 30 | 15 | 60 |
45 |
PPDH Lịch sử
ở trường PT |
||||||||
41 | SUQHQT.
062 |
Lịch sử quan hệ quốc tế (History of international relations) | Trang bị cho SV những kiến thức cơ bản có hệ thống về lịch sử quan hệ quốc tế từ cuối TK XIX đến nay bao gồm những sự kiện quốc tế quan trọng, những MQH giữa các nước nhằm giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp về quyền lợi và lãnh thổ… Học phần giúp SV hiểu được sự phát triển phức tạp, chồng chéo, quyết liệt của QHQT và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển của các quốc gia và tương quan lực lượng giữa các bên hơn một thế kỷ qua. | 2 | 24 | 6 | 60 |
30 |
không | ||||||||
42 | SUPTCT.
099 |
Phát triển chương trình môn lịch sư ở trường PT (Develop historical programs)
|
Học phần giúp SV hiểu rõ và vận dụng tốt các kiến thức về phát triển chương trình; cách tiếp cận khác nhau về phát triển chương trình. Hiểu được vai trò, ý nghĩa của phát triển chương trình môn Lịch sử ở trường PT; phân tích được các yếu tố cấu thành chương trình môn học. Phân biệt được các loại chương trình theo cấp học, lớp học, phạm vi, mục tiêu của chương trình môn học. | 2 | 24 | 6 | 60 |
30 |
PPDH Lịch sử
ở trường PT |
||||||||
43 | SUTNST.
098 |
Trải nghiệm sáng tạo trong DH lịch sử ở trường phổ thông (Experience creative history) | Học phần giúp SV có cảm nhận như mình đang được tham gia vào hoặc trực tiếp chứng kiện các sự kiện, hiện tượng, quá trình lịch sử khi nó đang diễn ra. Qua học phần, SV hiểu một cách chính xác, khoa học về các sự kiện, hiện tượng, quá trình, nhân vật lịch sử của lịch sử thế giới, lịch sử Việt Nam và lịch sử địa phương từ thời nguyên thủy đến nay. | 2 | 6 | 24 | 12 |
30 |
PPDH Lịch sử ở trường PT | ||||||||
44 | SURLNV.
085 |
Rèn luyện nghiệp vụ Lịch sử ở trường PT
(Pratice the pedagogy of history)
|
Trang bị những cơ sở lý luận về rèn luyện nghiệp vụ sư phạm môn Lịch sử. Giúp sinh viên rèn luyện, hình thành các kỹ năng ngôn ngữ trong DH lịch sử, kỹ năng chế tạo và sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng các thiết bị kỹ thuật trong DH, kỹ năng xây dựng và khai thác phòng học bộ môn, tổ chức các hoạt động DH nội khóa và ngoại khóa bộ môn lịch sử. | 2 | 6 | 24 | 30 |
30 |
PPDH Lịch sử ở trường PT | ||||||||
45 | TMQLHC.
001 |
Quản lý H/ chính NN và quản lý ngành GD (Publicadministration and Education management) |
Nội dung môn học được ban hành tại Quyết định số 33/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 22/7 /2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
|
2 | 30 | 0 | 60 |
30 |
Giáo dục học | ||||||||
46 | SUTGTC.
090 |
CĐ Lịch sử TG tự chọn 1: Phương thức sản xuất châu Á, hoặc: Ba tôn giáo lớn thế giới và tín ngưỡng ở Việt Nam | Học phần Phương thức SX châu Á trang bị cho người học những tri thức về một hình thái KT – XH đặc thù của châu Á – thời kỳ xã hội có giai cấp và NN đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Đây là một giai đoạn sớm của hình thái KT -XH Chiếm hữu nô lệ. Phương thức SX châu Á có những đặc điểm, đặc trưng riêng về kinh tế và xã hội. Mặt khác còn đi sâu tìm hiểu một số mô hình như xã hội Trung Hoa và Ấn Độ thời cổ đại.
Học phần Ba tôn giáo lớn TG và tín ngưỡng ở VN Giới thiệu quá trình ra đời, sự truyền bá và phát triển của 3 tôn giáo lớn thế giới và một số tín ngưỡng nổi bật ở Việt Nam, nội dung chính về giáo lý, luật lệ, lễ nghi của Ki tô giáo, Phật giáo, Ixlam giáo, các tín ngưỡng: thờ mẫu, thờ cúng tổ tiên, thành hoàng và tín ngưỡng thờ cúng người có công với nước, Làm rõ những ưu điểm và hạn chế của tôn giáo và tín ngưỡng trong quá trình tồn tại và phát triển của xã hội |
2 | 24 | 6 | 60 |
30 |
L/sử thế giới trung đại | ||||||||
47 | SUTGTC. | CĐ Lịch sử TG tự chọn 2: Các cuộc CM tư sản thời cận đại, hoặc: Quan hệ giữa các nước phương Tây với các nước ĐNÁ từ thế kỷ XVI – XIX | Học phần Các cuộc CM TS thời cận đại giúp SV nắm được những kiến thức cơ bản và hệ thống về CMTS và sự xác lập của CNTB trên phạm vi thế giới. Mặt khác chuyên đề đi sâu giới thiệu một số cuộc CMTS tiêu biểu cho mỗi sắc thái và làm rõ đặc trưng của nó.
Học phần Quan hệ giữa phương Tây với ĐNÁ từ thế kỷ XVI – XIX, Khái quát MQH giữa phương Đông và phương Tây trước thế kỷ XVI và đi sâu tìm hiểu đặc điểm, MQH giữa các nước tư bản phương Tây với các nước ĐNÁ từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX. |
2 | 24 | 6 | 60 |
30 |
L/sử thế giới cận đại | ||||||||
48 |
SUXHHT. 118 |
CĐ Lịch sử TG tự chọn 3: CNXH hiện thực, hoặc: Biển Đông với Việt Nam: Lịch sử và hiện tại | Học phần CNXH hiện thực cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản, hệ thống về CNXH hiện thực bao gồm: Khái niệm CNXH hiện thực, sự ra đời, nội dung. Diễn trình phát triển của CNXH hiện thực từ 1917 đến 1991. Mặt khác học phần giúp SV hiểu được tính đúng đắn của công cuộc cải cách, đổi mới ở Trung Quốc và Việt Nam; thực trạng và triển vọng của CNXH hiện thực hiện nay.
Học phần Biển Đông với Việt Nam: lịch sử và hiện tại, trang bị cho sịnh viên những kiến thức cơ bản về về vị trí, vai trò về kinh tế, địa chính trị chiến lược của Biển Đông nói chung và 2 quần đào Hoàng Sa, Trường Sa nói riêng trong quan hệ quốc tế cận – hiện đại; mối quan hệ của Việt Nam với Biển Đông, với 2 quần đảo Hoảng Sa và Trường Sa. |
2 |
24 |
6 |
60 |
30 |
Lịch sử thế giới hiện đại 2 | ||||||||
49 | SUKTNI.
119 |
CĐ Lịch sử TG tự chọn 4: Các nền kinh tế NICs Đông Á từ sau CTTG thứ II đến nay hoặc: Đông Nam Á: Lịch sử và hiện tại | Học phần NICs Đông Á, giới thiệu những nét tổng quan về các nước NICs Đông Á, các giai đoạn phát triển của các nước NICs Đông Á, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm về sự phát triển thần kỳ của các nước NICs Đông Á.
Học phần Đông Nam Á: Lịch sử và hiện tại, Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản và khái quát về lịch sử, văn hóa ĐNÁ từ cổ đại đến nay. Sự hình thành và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), quan hệ giữa Việt Nam – ASEAN. |
2 | 24 | 6 | 60 |
30 |
Lịch sử thế giới hiện đại 2 | ||||||||
50 | SULXVN.
091 |
CĐ Lịch sử VN tự chọn 1: Làng xã VN trước CM tháng Tám 1945, hoặc: Lịch sử NN và PL Việt Nam cổ trung đại | Học phần Làng xã VN trước CM tháng Tám 1945, trang bị cho người học những hiểu biết về một số vấn đề lý luận và phương pháp nghiên cứu làng xã. Vai trò của làng xã trong các hoạt động kinh tế, văn hóa, giáo dục, các phương thức tổ chức và quản lý làng xã Việt Nam; một số nét nổi bật trong tâm lý làng xã Việt Nam, vai trò của làng xã đối với các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
Học phần Lịch sử NN và PL Việt Nam cổ trung đại, Trang bị cho SV những kiến thức khái quát, hệ thống, về sự hình thành và phát triển của NN và PL Việt Nam. Giúp người học nắm được kết cấu các bộ máy NN tiền phong kiến và phong kiến Việt Nam; hiểu rõ đặc điểm, tính chất của các mô hình NN và các định chế pháp luật trong VN trong lịch sử. |
2 |
24 |
6 |
60 |
30 |
L/sử Việt Nam trung đại | ||||||||
51 | SUNGVN.
070 |
CĐ Lịch sử VN tự chọn 2: Lịch sử ngoại giao VN đại cương, hoặc: Các nền văn minh VN | Học phần Lịch sử ngoại gioa Việt Nam đại cương, trang bị cho SV những hiểu biết về điều kiện lịch sử, quá trình hình thành và phát triển, đặc điểm nền ngoại giao Việt Nam từ thời dựng nước đến nay. Những thành tựu, hạn chế của ngoại giao Việt Nam, bài học kinh nghiệm lịch sử.
Học phần Các nền văn minh VN, giới thiệu khái quát về điều kiện hình thành và những thành tựu tiêu biểu các các nền văn minh trên lãnh thổ VN (gồm: VM Văn Lang – Âu Lạc, VM Chăm pa, VM Đại Việt và VM Việt Nam) |
2 |
24 |
6 |
60 |
30 |
L/sử Việt Nam cận đại | ||||||||
52 | MLGPDT.
072 |
CĐ Lịch sử VN tự chọn 3: Các kh/ hướng tư tưởng GPDT ở VN thời cận đại, hoặc: Một số vấn đề lí luận và thực tiễn về Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở VN | Học phần Các khuynh hướng ttgpdt ở VN thời cận đại, giúp SV hiểu được bối cảnh ra đời và các khuynh hướng cứu nước GPDT ở Việt Nam thời cận đại, bao gồm: các khuynh hướng cứu nước theo ý thức hệ PK, DCTS và sự bất lực của chúng trước những nhiệm vụ của lịch sử dân tộc; quá trình hình thành, phát triển và thành công của khuynh hướng cứu nước theo ý thức hệ vô sản.
Học phần Một số vấn đề lí luận và thực tiễn về cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở VN, cung cấp cho SV những kiến thức lý luận và thực tiễn về cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam (1930- 1945); bao gồm: Các thuật ngữ, khái niệm về CMDTDCND và những khái niệm liên quan, những vấn đề có tính chất nguyên tắc chiến lược của CMDTDCND và một số vấn đề lớn về chỉ đạo chiến lược trong cách mạng. |
2 | 24 | 6 | 60 |
30 |
L/sử Việt Nam trung đại | ||||||||
53 | SULUVN.
111 |
CĐ Lịch sử VN tự chọn 4: Một số cuộc cải cách lớn trong lịch sử VN từ TK X đến nay, hoặc: Hồ chí Minh: Anh hùng GPDT – Danh nhân văn hóa | Học phần một số cuộc cải cách trong lịch sử Việt Nam, cung cấp cho SV những kiến thức cơ bản về các nội dung các cuộc cải cách, MQH tác động qua lại của hoàn cảnh lịch sử với các cuộc cải cách. Hệ quả của mỗi cuộc cải cách đối với tình hình chính trị, kinh tế, xã hội VN. Rút ra những, thành công, hạn chế và nguyên nhân thành bại của mỗi cuộc cải cách.
Học phần Hồ Chí Minh: Anh hùng GPDT – Danh nhân văn hóa, Giúp sinh viên hiểu sâu sắc những kiến thức cơ bản, hệ thống về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, phong cách, đạo đức và những đóng góp quan trọng của Hồ Chí Minh cho lịch sử và văn hóa của dân tộc; Những dấu ấn của Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và nhân dân Việt Nam. |
2 |
24 |
6 |
60 |
30 |
L/sử Việt Nam cận đại | ||||||||
54 | SUKTDG.
043 |
CĐ PPDH Lịch sử tự chọn: Kiểm tra, đánh giá trong DH L/sử ở trường PT, hoặc: Hình thành tri thức Lịch sử cho học sinh PT | Học phần Kiểm tra, đánh giá trong DH Lịch sử ở trường PT, trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản về kiểm tra, đánh giá trong dạy học lịch sử với các nội dung: Cơ sở lý luận, các phương pháp kiểm tra đánh giá, chức năng nhiệm vụ của kiểm tra đánh giá, xử lý và phản hồi kết quả kiểm tra đánh giá.
Học phần Hình thành tri thức lịch sử cho học sinh PT, Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức về đặc trưng của nhận thức lịch sử, con đường hành thành tri thức lịch sử cho học sinh PT, các thủ thuật, biện pháp sư phạm để hình thành tri thức lịch sử cho học sinh. |
2 | 20 | 19 | 60 |
30 |
PPDH Lịch sử ở trường PT | ||||||||
2.4. Thực tập tốt nghiệp | 8 | ||||||||||||||||
55 | KTSPDH.
007 |
Kiến tập sư phạm | Nội dung môn học giới thiệu những kiến thức và kỹ năng cơ bản về của người giáo viên ở trường trung học phổ thông chuẩn bị cho công tác thực tập sư phạm và quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông sau khi ra trường. | 2 | 6 | 24 | 60 |
30 |
Giáo dục học | ||||||||
56 | TTTNDH | Thực tập sư phạm | Học phần góp phần củng cố những kiến thức đã học và rèn luyện cho sinh viên những kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ cơ bản của người giáo viên lịch sử ở trường trung học phổ thông. | 6 | 0 | 90 | 180 |
90 |
PPDH Lịch sử ở trường PT | ||||||||
2.5. Khóa luận tốt nghiệp hoặc các học phần thay
thế khóa luận tốt nghiệp |
7 | 105 | |||||||||||||||
57 | SUCDTG.
115 |
Chuyên đề Lịch sử thế giới: Chủ nghĩa tư bản hiện đại | Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của CNTB từ TK XVIđến nay. Đặc biệt học phần đi sâu giúp SV hiểu rõ về CNTB từ sau CTTG II đến nay gồm: các đặc điểm, bản chất của CNTB hiện đại, tương lai phát triển của nó. Cuộc CM khoa học công nghệ và sự tác động của nó đến tình hình KT – CT – XH của CNTB hiện đại | 2 | 24 | 6 | 60 |
30 |
L/ sử thế giới hiện đại 2 | ||||||||
58 | SUCDVN.
114 |
Chuyên đề Lịch sử VN: Hậu phương CM traong chiến tranh VN 1945 – 1975 | Những vấn đề lý luận về hậu phương và tiền tuyến trong chiến tranh hiện đại, hậu phương trong chiến tranh cách mạng Việt Nam bao gồm hậu phương trong kháng chiến chống Pháp và hậu phương trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, bài học lịch sử rút ra từ việc tổ chức xây dựng hậu phương CM. | 2 | 24 | 6 | 60 |
30 |
Lịch sử VN hiện đại 2 | ||||||||
59 | SUCDDH.
116 |
Chuyên đề PPHD Lịch sử: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường PT | Trang bị cho SV những kiến thức cơ bản về các biện pháp nâng cao hiệu quả DHLS ở trường PT gồm: bản chất của quá trình DHLS, quan niệm về hiệu quả DH, các biện pháp nâng cao hiệu quả DHLS ở trường PT. Việc đổi mới PPDH nhằm phát huy tính tích cực của HS. Phát triển các hoạt động nhận thức, tư duy độc lập, sáng tạo của HS. | 3 | 36 | 9 | 90 |
45 |
PPDH Lịch sử ở trường PT | ||||||||
10.2. Mối quan hệ giữa nội dung các học phần với chuẩn đầu ra
TT | Các học phần | Chuẩn đầu ra | |||||||||
PLO1 | PLO2 | PLO3 | PLO4 | PLO5 | PLO6 |
PLO7 |
PLO8 |
PLO9 |
PLO10 | ||
1 | Triết học Mác – Lênin
|
H | M | M | M | M | M | M | M | H | M |
2 | Kinh tế chính trị | H | M | M | M | M | M | M | M | H | M |
3 | Chủ nghĩa xã hội khoa học | H | M | M | M | M | M | M | M | H | M |
4 | Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam | H | M | M | M | M | M | M | M | M | M |
5 | Tư tưởng Hồ Chí Minh | H | M | M | M | M | M | M | H | H | H |
6 | Pháp luật đại cương | H | M | M | M | M | M | M | M | M | M |
7 | Tiếng Anh 1 | L | M | M | M | M | M | M | M | M | M |
8 | Tiếng Anh 2 | L | M | M | M | M | M | M | M | M | M |
9 | Tiếng Anh 3 | L | M | M | M | M | M | M | M | M | M |
10 | Tâm Lý học | M | H | L | M | M | M | M | M | M | M |
11 | Giáo dục học | M | H | L | M | M | M | M | M | M | M |
12 | Ứng dụng CNTT trong dạy | M | H | H | M | M | M | M | M | M | M |
13 | Nghiên cứu khoa học và khởi nghiệp | H | H | H | M | M | M | M | M | M | M |
14 | Địa lý đại cương | H | M | M | M | M | M | M | M | M | M |
15 | Nhập môn sử học và lịch sử sử học | H | H | L | M | M | M | M | M | M | M |
16 | Khảo cổ học | H | H | L | M | M | M | M | M | M | M |
17 | Nhân học đại cương | H | H | L | M | M | M | M | M | M | M |
18 | Lịch sử văn minh thế giới | H | M | M | H | M | M | M | M | M | M |
19 | Cơ sở văn hóa Việt Nam | H | M | M | H | M | M | M | M | M | M |
20 | Hán – Nôm | H | M | M | M | M | H | M | M | M | M |
21 | Lịch sử thế giới cổ đại | H | M | M | M | M | H | M | M | H | M |
22 | Lịch sử thế giới trung đại | H | M | M | M | M | H | M | M | H | M |
23 | Lịch sử thế giới cận đại 1 | H | M | M | M | M | H | M | M | H | M |
24 | Lịch sử thế giới cận đại 2 | H | M | M | M | M | H | M | M | H | M |
25 | Lịch sử thế giới hiện đại 1 | H | M | M | M | M | H | M | M | H | M |
26 | Lịch sử thế giới hiện đại 2 | H | M | M | M | M | H | M | M | H | M |
27 | Lịch sử Việt Nam cổ đại | H | M | M | M | M | H | H | M | H | H |
28 | Lịch sử Việt Nam trung đại | H | M | M | M | M | H | H | M | H | H |
29 | Lịch sử Việt Nam cận đại 1 | H | M | M | M | M | H | H | M | H | H |
30 | Lịch sử Việt Nam cận đại 2 | H | M | M | M | M | H | H | M | H | H |
31 | Lịch sử Việt Nam hiện đại 1 | H | M | M | M | M | H | H | M | H | H |
32 | Lịch sử Việt Nam hiện đại 2 | H | M | M | M | M | H | H | M | H | H |
33 | Lý luận dạy học lịch sử ở trường phổ thông | H | H | M | M | M | M | M | M | M | M |
34 | Phương pháp dạy học Lịch sử ở trường phổ thông | H | H | M | H | H | M | M | M | M | M |
35 | Thực hành dạy học lịch sử ở trường phổ thông | M | M | M | H | M | H | M | M | M | M |
36 | Giao tiếp sư phạm | M | H | M | M | M | M | M | M | M | M |
37 | Thực tế Lịch sử | H | M | M | M | M | M | M | M | H | M |
38 | Lịch sử địa phương và PP NC, GD lịch sử địa phương ở trường PT |
H |
H |
M |
M |
M |
H |
H |
M |
H |
M |
39 | Lịch sử quan hệ quốc tế | H | M | M | M | M | H | M | M | H | M |
40 | Phát triển chương trình môn lịch sử ở trường PT | M | H | M | M | M | M | M | M | M | M |
41 | Trải nghiệm sáng tạo môn Lịch sử ở trường phổ thông | M | H | M | H | H | H | H | H | H | H |
42 | Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm môn Lịch sử trường PT | M | H | M | H | H | H | M | M | M | M |
43 | Quản lý hành chính NN và quản lý ngành GD | H | M | M | M | M | H | M | M | M | M |
44 | CĐ Lịch sử thế giới tự chọn 1: Phương thức SX châu Á, hoặc: Ba tôn giáo lớn thế giới và tín ngưỡng ở Việt Nam | H | M | M | M | M | M | M | M | M | M |
45 | CĐ Lịch sử thế giới tự chọn 2: Các cuộc CM tư sản thời cận đại, hoặc: Quan hệ giữa Phương Tây với Đông Nam Á từ thế kỷ XVI – XIX | H | M | M | M | M | M |
M |
M |
M |
M |
46 | CĐ Lịch sử thế giới tự chọn 3: CNXH hiện thực, hoặc: Biển Đông với Việt Nam: Lịch sử và hiện tại | H | M | M | M | M | M |
M |
M |
M |
M |
47 | CĐ Lịch sử thế giới tự chọn 4: Các nền kinh tế NICs Đông Á từ sau CTTG thứ II đến nay hoặc: Đông Nam Á: Lịch sử và hiện tại | H | M | M | M | M | M |
M |
M |
M |
M |
48 | CĐ Lịch sử VN tự chọn 1: Làng xã VN trước CM tháng Tám 1945, hoặc: Lịch sử NN và PL VN cổ trung đại | H | M | M | M | M | H |
H |
M |
H |
M |
49 | CĐ Lịch sử VN tự chọn 2: Lịch sử ngoại giao VN, hoặc: Các nền văn minh VN | H | M | M | M | M | H |
H |
M |
H |
M |
50 | CĐ Lịch sử VN tự chọn 3: Các khuynh hướng tư tưởng GPDT ở Việt Nam thời cận đại , hoặc: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về CM dân tộc, dân chủ, nhân dân ở VN | H | M | M | M | M | H |
H |
M |
H |
H |
51 | CĐ Lịch sử VN tự chọn 4: Hồ chí Minh – Anh hùng GPDT – Danh nhân văn hóa, hoặc: Các cuộc cải cách và đổi mới trong lịch sử VN từ thế kỷ X đến nay | H | M | M | H | H | H |
H |
H |
H |
H |
52 | CĐ PPDH Lịch sử tự chọn: Kiểm tra, đánh giá trong DH lịch sử ở trường PT, hoặc: Hình thành tri thức lịch sử cho học sinh PT | M | H | M | H | H | M |
M |
M |
M |
M |
53 | Kiến tập sư phạm | M | H | M | H | H | H | M | H | H | H |
54 | Thực tập sư phạm | H | H | M | H | H | H | H | H | H | H |
55 | Học phần TTKLTN: CĐ Lịch sử thế giới – Chủ nghĩa Tư bản hện đại | H | M | M | M | M | M |
M |
M |
M |
H |
56 | Học phần TTKLTN: CĐ Lịch sử Việt Nam – Hậu phương cách mạng trong chiến tranh Việt Nam 1945 – 1975 | H | M | M | M | M | M |
M |
M |
M |
H |
57 | Học phần TTKLTN: CĐ PPHD Lịch sử – Một số biện pháp nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường PT | M | H | H | H | M | M |
M |
M |
M |
M |
10.3. Sơ đồ chương trình dạy học
10.4. Dự kiến kế hoạch giảng dạy
TT | Tên học phần | Số TC |
Giáo dục quốc phòng – an ninh (giảng dạy tập trung theo đợt) | ||
Học kỳ I | ||
1 | Triết học Mac – Lê nin | 3 |
2 | Tiếng Anh 1 | 3 |
3 | Nhập môn sử học và lịch sử sử học | 2 |
4 | Khảo cổ học | 2 |
5 | Cơ sở văn hóa văn hóa Việt Nam | 2 |
6 | Pháp luật đại cương | 2 |
7 | Nhân học đại cương | 2 |
Giáo dục thể chất 1 | 1 | |
Học kỳ II | ||
8 | Kinh tế chính trị Mac – Lê nin | 2 |
9 | Tiếng Anh 2 | 2 |
10 | Tâm lý học | 3 |
11 | Giáo dục học | 3 |
12 | Lịch sử thế giới cổ đại | 2 |
13 | Chủ nghĩa xã hội khoa học | 2 |
14 | Địa lý đại cương | 2 |
15 | ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học | 3 |
Giáo dục thể chất 2 | 1 | |
Học kỳ III | ||
16 | Tiếng Anh 3 | 2 |
17 | Tư tưởng Hồ Chí Minh | 2 |
18 | Lịch sử văn minh thế giới | 2 |
19 | Lịch sử Việt Nam cổ đại (từ nguồn gốc đến thế kỷ X) | 2 |
20 | Lịch sử thế giới trung đại | 3 |
22 | Giao tiếp sư phạm | 2 |
22 | Phương pháp nghiên cứu khoa học và khởi nghiệp | 2 |
23 | Hán – Nôm | 2 |
Giáo dục thể chất 3 | 1 | |
Học kỳ IV | ||
24 | Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam | 2 |
25 | Lịch sử Việt Nam trung đại | 3 |
26 | Lịch sử thế giới cận đại 1 | 2 |
27 | Lịch sử thế giới cận đại 2 | 2 |
28 | Chuyên đề Lịch sử thế giới tự chọn 1: Phương thức sản xuất châu Á, hoặc: Ba tôn giáo lớn thế giới và tín ngưỡng ở Việt Nam | 2 |
29 | Thực tế Lịch sử | 2 |
30 | Lịch sử Việt Nam cận đại 1 (từ 1858 – 1918) | 2 |
31 | Lịch sử Việt Nam cận đại 2 (từ 1918 – 1945) | 2 |
Học kỳ V | ||
32 | Kiến tập sư phạm | 2 |
33 | Lịch sử thế giới hiện đại 1 | 2 |
34 | Lịch sử thế giới hiện đại 2 | 2 |
35 | Chuyên đề Lịch sử thế giới tự chọn 2: Các cuộc CM tư sản thời cận đại, hoặc: Quan hệ giữa phương Tây với Đông Nam Á từ thế kỉ XVI – XIX | 2 |
36 | Chuyên đề Lịch sử Việt Nam tự chọn 1: | 2 |
37 | Chuyên đề LSVN tự chọn 2: | 2 |
38 | Lý luận dạy học lịch sử ở trường phổ thông | 2 |
39 | Lịch sử Việt Nam hiện đại 1 | 3 |
Học kỳ VI | ||
40 | Lịch sử Việt Nam hiện đại | 2 |
41 | Kiến tập sư phạm | 2 |
42 | Phương pháp dạy học Lịch sử ở trường PT | 3 |
43 | Lịch sử quan hệ quốc tế | 2 |
44 | Chuyên đề LSTG tự chọn 3 | 2 |
45 | Chuyên đề LSTG tự chọn 4 | 2 |
46 | Thực hành dạy học Lịch sử | 3 |
Học kỳ VII | ||
47 | Chuyên đề LSVN tự chọn 3 | 2 |
48 | Chuyên đề LSVN tự chọn 4 | 2 |
49 | CĐ PPDH Lịch sử tự chọn: Kiểm tra, đánh giá trong DH lịch sử ở trường PT, hoặc: Hình thành tri thức dạy lịch sử cho học sinh PT | 2 |
50 | Phát triển chương trình môn lịch sử ở trường PT | 2 |
51 | Trải nghiệm sáng tạo Lịch sử | 2 |
52 | Lịch sử quan hệ quốc tế | 2 |
53 | Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm môn Lịch sử trường PT | 2 |
54 | Lịch sử địa phương và PP NC, GD lịch sử địa phương ở trường PT | 3 |
Học kỳ VIII | ||
55 | Quản lý hành chinh NN và quản lý ngành GD | 2 |
56 | Thực tập sư phạm | 6 |
Khóa luận tốt nghiệp (các học phần thay thế KLTN) | 7 | |
57 | Chuyên đề Lịch sử thế giới | 2 |
58 | Chuyên đề Lịch sử thế giới | 2 |
59 | Chuyên đề phương pháp DH lịch sử | 3 |
- Danh sách đội ngũ giảng viên thực hiện chương trình
11.1. Danh sách giảng viên cơ hữu
TT | Họ và tên | Năm sinh | Văn bằng cao nhất,
ngành đào tạo |
Học phần
giảng dạy |
1 | Lê Trọng Đại | 1963 | Thạc sỹ Lịch sử thế giới cận – hiện đại | Lịch sử VN cổ- trung đại
Lịch sử VN hiện đại Lịch sử địa phương |
Lịch sử thế giới trung đại Lịch sử thế giới hiện đại
Lịch sử văn minh thế giới |
||||
Kiểm tra đánh giá trong dạy học lịch sử | ||||
Cơ sở văn hóa VN | ||||
Cơ sở Khảo cổ học | ||||
2 | Lại Thị Hương | 1985 | Thạc sỹ Lịch sử thế giới cận – hiện đại | Lịch sử thế giới cổ đại
Lịch sử thế giới cận đại |
Lịch sử VN cận đại | ||||
Nhân học đại cương | ||||
Lịch sử ĐNÁ – Asean | ||||
Phương pháp luận sử học | ||||
3 | Trần Thị Tuyết Nhung | 1987 | Thạc sỹ Lịch sử VN cận – hiện đại | Lịch sử thế giới cổ đại |
Lịch sử Việt Nam cổ đại | ||||
Lịch sử văn minh thế gới | ||||
Văn hóa các dân tộc VN | ||||
Di tích lịch sử và bảo tồn bảo tàng | ||||
4 | Dương Vũ Thái | 1988 | Thạc sỹ Giáo dục Lịch sử | Lý luận dạy học lịch sử |
Hệ thống PPDH Lịch sử | ||||
Bài học lịch sử ở trường phổ thông | ||||
Thực hành DH lịch sử | ||||
Kiểm tra đánh giá trong DH Lịch sử | ||||
5 | Nguyễn Văn Duy | Tiến sỹ | Tư tưởng Hồ Chí Minh | |
6 | Hoàng Thanh Tuấn | Thạc sỹ | Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam | |
7 | Nguyễn Thị Hoài An | 1986 | Thạc sỹ | Cơ sở văn hóa Việt Nam |
8 | Hoàng Thị Ngọc Bích | Thạc sỹ | Cơ sở văn hóa Việt Nam | |
9 | Lương Thị Lan Huệ | 1975 | Thạc sỹ Triết học | Những nguyên lý của CN Mac- Lênin 1 |
10 | Phan Thị Thu Hà | Thạc sỹ Triết học | Những nguyên lý của CN Mac- Lênin 1 | |
11 | Nguyễn Thị Hương Liên | Thạc sỹ Triết học | Những nguyên lý của CN Mac- Lênin 2 | |
12 | Nguyễn Thị Anh Khuyên | Thạc sỹ Triết học | Những nguyên lý của CN Mac- Lênin 2 | |
13 | Hoàng Thị Tường Vi
– |
Thạc sỹ Tâm lý học | Giáo dục học
Tâm Lý học Giao tiếp sư phạm Quản lý Nhà nước và quản lý ngành |
|
14 | Nguyễn Thị Thùy Vân | Thạc sỹ Tâm lý học | Giáo dục học
Tâm Lý học Giao tiếp sư phạm Quản lý Nhà nước và quản lý ngành |
|
15 | Nguyễn Thị Diễm Hằng | Thạc sỹ | Giáo dục học
Tâm Lý học Giao tiếp sư phạm Quản lý Nhà nước và quản lý ngành |
|
16 | Nguyễn Thị Xuân Hương
|
1985 | Thạc sỹ | Giáo dục học
Tâm Lý học Giao tiếp sư phạm |
17 | Trương Thị Tư
|
1971 | Tiến sỹ Địa lý tự nhiên | Địa lý đại cương |
18 | Cao Thị Thanh Thủy | 1977 | Thạc sỹ Giáo dục học địa lý | Địa lý đại cương |
19 | Lê Thị Thu Hiền | Thạc sỹ Địa lý | Địa lý đại cương | |
20 | Phùng Thị Loan | Thạc sỹ | Pháp luật đại cương | |
21 | Phan Phương Nguyên | Thạc sỹ | Pháp luật đại cương | |
22 | Nguyễn Hoàng Thủy | Thạc sỹ Luật | Pháp luật đại cương | |
23 | Trần Văn Cường | 1982 | Tiến sỹ | Tin học |
24 | Nguyễn Nương Quỳnh | Thạc sỹ | Tin học | |
25 | Đậu Mạnh Hoàn | 1977 | Tiến sỹ | Tin học |
26 | Lê Minh Thắng | 1961 | Thạc sỹ | Tin học |
27 | Phạm Xuân Hậu | Tiến sỹ | Tin học |
11.2. Danh sách giảng viên thỉnh giảng
T TT | Họ và tên | Năm sinh | Văn bằng cao nhất,
ngành đào tạo |
Học phần
giảng dạy |
1 | Lê Văn Anh | 1958 | Tiến sỹ Lịch sử thế giới hiện đại | |
Lịch sử thế giới hiện đại | ||||
Di sản văn hóa thế giới và VN | ||||
Lịch sử văn minh thế giới | ||||
Phát triển chương trình môn lịch sử | ||||
2 | Trần Vĩnh Tường | 1955 | Tiến sỹ Giáo dục Lịch sử | Lý luận dạy học |
Hệ thống PPDH Lịch sử ở trưởng phổ thông | ||||
Các hình thức tổ chức dạy học lịch sử | ||||
Bài học lịch sử ở trường phổ thông | ||||
Kiểm tra đánh giá trong dạy học lịch sử | ||||
3 | Lưu Trang | 1963 | Tiến sỹ Lịch sử thế giới | Lịch sử văn minh thế giới |
Lịch sử TG trung đại | ||||
Lịch sử TG cận đại 1 | ||||
Lịch sử TG cận đại 2 | ||||
Lịch sử thế giới hiện đại |
- Cơ sở vật chất phục vụ học tập
12.1. Các phòng thí nghiệm và các hệ thống thiết bị thí nghiệm
Trường Đại học Quảng Bình có cơ sở vật chất tương đối hiện đại, đáp ứng nhu cầu đào tạo đại học và cao đẳng. Trường được qui hoạch thành 2 khu vực với diện tích 42 ha. Hiện tại, Nhà trường có 48 phòng học đạt chuẩn trong 4 nhà cao tầng với tổng diện tích 18.000 m2 (không có phòng học cấp 4); có 4 phòng máy tính gồm 150 máy phục vụ giảng dạy và 32 máy phục vụ công tác quản lý được nối mạng Internet; có 04 phòng thí nghiệm, 03 phòng thực hành vật lý, hóa học và các thiết bị dạy học tiên tiến như Đa năng Projecter, máy chiếu Overhead…., hệ thống thiết bị nghe nhìn, ấn loát đủ phục vụ cho công tác đào tạo, thông tin tuyên truyền và sinh hoạt văn hóa…
12.2. Thư viện
Thư viện Trường Đại học Quảng Bình có hơn 100.0000 cuốn sách thuộc các lĩnh vực khoa học cơ bản, khoa học giáo dục, lý luận chính trị – xã hội và trên 35 tạp chí chuyên ngành. Riêng sách tham khảo và giáo trình phục vụ giảng dạy và học tập chuyên ngành lịch sử khá phong phú về cơ bản đủ cho giảng viên và sinh viên nghiên cứu giảng dạy và học tập.
12.3. Giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo
STT | Tên giáo trình, bài giảng | Tên tác giả | Nhà xuất bản | Năm
xuất bản |
1 | Giáo trình Triết học Mác- Lênin | Bộ Giáo dục và Đào tạo | NXB Chính trị Quốc gia | 2008 |
2 | Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh | Bộ Giáo dục và Đào tạo | NXB Chính trị Quốc gia | 2008 |
3 | Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam | Bộ Giáo dục và Đào tạo | NXB Chính trị Quốc gia | 2008 |
4 | Cơ sở văn hóa Việt Nam | Trần Ngọc Thêm | NXB Giáo dục | 1997 |
5 | Lịch sử văn minh thế giới | Nguyễn Công Khanh | NXB Đại học Vinh | 2016 |
6 | Lịch sử văn minh thế giới | Lê Phụng Hoàng | NXB Giáo dục | 2001 |
7 | Lịch sử thế giới cổ đại | Lương Ninh | NXB Giáo dục | 1998 |
8 | Lịch sử thế giới cổ-trung đại | Nghiêm Đình Vỳ | NXB Đại học Sư phạm | 2001 |
9 | Lịch sử thế giới cận đại | Vũ Dương Ninh, Nguyễn Văn Hồng | NXB Giáo dục | 2002 |
10 | Lịch sử thế giới cận đại | Nguyễn Anh Thái | NXB Giáo dục | 2002 |
11 | Tiến trình lịch sử Việt Nam | Nguyễn Quang Ngọc (cb) | NXB Giáo dục | 2005 |
12 | Lịch sử Việt Nam từ nguyên thủy đến 1858 | Trương Hữu Quýnh, Nguyễn Cảnh Minh | NXB Đại học Quốc gia Hà Nội | 2000 |
13 | Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến nay | Trần Bá Đệ (cb) | NXB Đại học Quốc gia Hà Nội | 2001 |
14 | Giáo trình Lịch sử Việt Nam cận đại | Trương Công Huỳnh Kỳ và cộng sự | NXB Đại học Huế | 2013 |
15 | Một số chuyên đề về lịch sử Việt Nam | Trần Bá Đệ (cb) | NXB Đại học Quốc gia Hà Nội | 2002 |
16 | Phương pháp dạy học Lịch sử ở trường THPT | Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị | NXB Giáo dục | 1997 |
17 | Phương pháp luận sử học | Phan Ngọc Liên (cb) | NXB Đại học Quốc gia Hà Nội | 1999 |
18 | Những vấn đề chung về bộ môn PPDH lịch sử ở trường CĐSP | Nguyễn Anh Dũng, Trần Vĩnh Tường | NXB ĐH Sư phạm Hà Nội | 2004 |
19 | Giáo trình các hình thức tổ chức DH lịch sử ở trường PT | Nguyễn Thị Côi (cb) | NXB ĐH Sư phạm Hà Nội | 2007 |
20 | Giáo trình hướng dẫn dạy học các khóa trình lịch sử ở trường THPT | Nguyễn Hữu Chí (cb) | NXB ĐH Sư phạm Hà Nội | 2007 |
21 | Lịch sử tư tưởng Việt Nam | Trần Hữu Duy | NXB Trung tâm ĐT T.xa ĐH Huế | 1996 |
22 | Một số vấn đề Lịch sử thế giới | Vũ Dương Ninh (cb) | NXB Đại học Quốc gia Hà Nội | 2002 |
23 | Các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại | Nguyễn Văn Tận | NXB Trung tâm ĐT T.xa ĐH Huế | 2001 |
24 | Sự chuyển biến của phong trào yêu nước và CMGPDT VN 30 năm đầu TK XX | Đinh Trần Dương | NXB Đại học Quốc gia Hà Nội | 2002 |
25 | Lịch sử quan hệ quốc tế Tập I | Vũ Dương Ninh (cb) | NXB Giáo dục | 2005 |
26 | Quan hệ quốc tế từ 1945 đến 1995 | Hoàng Văn Hiển, Nguyễn Viết Thảo | NXB Chính trị Quốc gia | 1998
|
27 | Nhân học đại cương | Nhiều tác giả | NXB ĐHQG TP Hồ Chí Minh | 2005 |
28 | Giáo trình Khảo cổ học | Đinh Ngọc Bảo (cb) | NXB ĐH Sư phạm Hà Nội | 2007 |
29 | Hậu phương miền Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975) | Nguyễn Xuân Tú | NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội | 2009 |
30 | Một số chuyên đề lịch sử Việt Nam | Trần Bá Đệ (cb) | NXB ĐHQG Hà Nội | 2002 |
31 | Lịch sử thế giới hiện đại | Nguyễn Anh Thái (cb) | NXB Giáo dục HN | 2003 |
32 | CNXH hiện thực: khủng hoảng, đổi mới và xu hướng phát triển | Hoàng Chí Bảo | NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội | 1993 |
33 | Giáo trình quan hệ chính trị quốc tế | Dương Xuân Ngọc, Lưu Văn An | NXB Thông tấn, Hà Nội | 2002 |
34 | Phong trào không liên kết | Võ Anh Tuấn | NXB CTQG, HN | 1999 |
35 | Lịch sử Đông Nam Á | Clive J. Christie | NXB CTGQ, Hà Nội | 2000 |
36 | Lịch sử phong trào GPDT thế kỷ XX – Một cách tiếp cận | Đỗ Thanh Bình (cb) | NXB ĐHSP Hà Nội | 2006 |
37 | Mấy vấn đề lịch sử châu Á và LS Việt Nam. Một cách nhìn |
Nguyễn Văn Hồng |
NXB Văn hóa Dân tộc, Hà Nội | 2001 |
38 | Almanach những nền văn minh thế giới | Nhiều tác giả | NXB Văn hóa – Thông tin, HN | 2001 |
39 | Một số vấn đề về PPDHLS ở trường phổ thông | Trịnh Đình tùng | NXB ĐHSP Hà Nội | 2009 |
40 | Con đường, biện pháp nâng cao DHLS ở trường PT | Nguyễn Thị Côi | NXB ĐHSP Hà Nội | 2006 |
41 | Những vấn đề về lý luận và thực tiễn tôn giáo ở Việt nam | Đặng Nghiêm Vạn | NXB KHXH, Hà Nội | 1998 |
42 | Ngoại giao Việt Nam phương sách và nghệ thuật đàm phán | Nguyễn Khắc Huỳnh | NXB Chính trị Quốc gia, HN | 2007 |
43 | Các mô hình xã hội thời cổ đại | Đinh Ngọc Bảo | NXB Giáo dục | 2000 |
44 | Giáo trình lịch sử địa phương | Nguyễn Cảnh Minh (cb) | NXB Đại học Sư phạm Hà Nội | 2005 |
45 | Quảng Bình ẩn tích thời gian
|
Nhiều tác giả | Hội Di sản và Sở Văn hóa-TT-DL Quảng Bình | 2009 |
46 | Lịch sử Đông Nam Á | Lương Ninh (cb) | NXB Giáo dục, Hà Nội | 2005 |
47 | Tiến tới một ASEAN hoà bình, ổn định và phát triển bền vững | Nguyễn Duy Quí | NXB ĐHQG, Hà Nội | 2001 |
48 | Cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam | Đặng Nghiêm Vạn | NXB ĐHQG TP. HCM | 2003 |
49 | Lịch sử Quan hệ đối ngoại Việt Nam 1940-2010 |
Vũ Dương Ninh |
NXB CTQG, Hà Nội | 2004 |
50 | Ngoại giao Việt Nam từ Việt Bắc đến Genevơ | Nguyễn Phúc Luân | NXB Công an nhân dân, Hà Nội | 2004 |
51 | Một số vấn đề quốc tế. Chính sách đối ngoại và ngoại giao Việt Nam | Vũ Dương Huân | NXB Chính trị – Hành chính, Hà Nội | 2009 |
52 | Lịch sử quan hệ quốc tế 1945 – 2000 | Trần Nam Tiến | NXB Giáo dục, Hà Nội | 2012 |
53 | Lịch sử thế giới cổ đại | Đặng Đức An | NXB Giáo dục, Hà Nội | 1998 |
54 | Danh nhân đất Việt | Văn Lang | NXB Thanh niên | 1993 |
55 | Đại Nam thực lục | Quốc sử quán triều Nguyễn | NXB Giáo dục | 2004 |
56 | Tóm tắt niên biểu Việt Nam | Hà Văn Thư | NXB Văn hóa Thông tin | 1999 |
57 | Nguyễn Ái Quốc với việc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê nin vào Việt Nam(1921- 1930) | Phạm Xanh | NXB Chính trị quốc gia | 2001 |
58 | Đại Việt sử ký toàn thư | Ngô Sỹ Liên (Bản dịch Viện KHXH) | NXB Khoa học xã hội | 1993 |
59 | Giáo trình Tin học Cơ sở
|
Hồ Sĩ Đàm và cộng sự | NXB Đại học Sư phạm | 2004 |
60 | Tin học cơ bản | Hồ Sĩ Đàm | NXB Giáo dục | 2000 |
61 | Tự học Excel 2003
|
Phạm Vĩnh Hưng, Phạm Thùy Dương, | NXB Văn hóa – Thông tin | 2011 |
62 | Tự học Microsoft Windows XP bằng hình ảnh | Đức Thành | NXB Giao thông Vận tải | 2005 |
63 | Lý luận và phương pháp Giáo dục thể chất | Vũ Đức Thu | NXB Thể dục Thể thao | 1998 |
64 | Vệ sinh và y học thể dục thể thao | Nông Thị Hồng | NXB Thể dục TT | 2005 |
65 | Giáo trình Điền kinh | Nguyễn Kim Minh | NXBĐH Sư phạm | 2003 |
66 | Giáo trình thể dục | Trương Anh Tuấn | NXB ĐH sư phạm | 2003 |
67 | Giáo trình Bóng chuyền | Đinh Văn Lẫm | NXB Thể dục TT | 2006 |
68 | Nhà nước và pháp luật đại cương | Trường Đại học Quốc gia Hà Nội | NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. | 2010 |
69 | Pháp luật đại cương
|
Lê Minh Toàn | NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội | 2007 |
70 | Một số ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam | Viện NC Nhà nước và pháp luật | NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội | 2004 |
71 | Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin | Bộ Giáo dục và Đào tạo | NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội | 2008 |
72 | Giáo trìnhTâm lý học đại cương (Dùng cho các trường ĐH và CĐSP) | Nguyễn Quang Uẩn và cộng sự | NXB Đại học Quốc gia Hà Nội | 2008 |
73 | Tâm lý học đại cương (Dùng cho các trường CĐSP) | Nguyễn Quang Uẩn – Trần Trọng Thuỷ | NXB Đại học Sư phạm | 2004 |
74 | Bộ câu hỏi ôn tập và đánh giá kết quả học tập môn Tâm lý học đại cương | Phan Trọng Ngọ | NXB Đại học Sư phạm | 2005 |
75 | Tìm hiểu văn minh ĐNÁ | Đinh Trung Kiên | NXB Giáo dục | 2008 |
76 | Giáo trình Lịch sử Việt Nam hiện đại (1945 – 2010) | Lê Cung | NXB ĐH Quốc gia HN | 2013 |
77 | Khảo cổ học tiền sử – sơ sử miền Trung – Tây Nguyên | Lê Đình Phúc | Đại học Huế | 2006 |
78 | Tập bài giảng Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam | Đại học Luật Hà Nội | NXB Chính trị quốc gia | 1996 |
79 | Xu hướng đổi mới trong lịch sử Việt Nam: Những gương mặt tiêu biểu | Nhiều tác giả | NXB Văn hóa thông tinh | 1998 |
80 | Quá trình cải cách kinh tế xã hội của cộng hòa nhân dân Trung Hoa (từ 1978 – nay) | Đinh Công Tuấn | NXB Khoa học xã hội | 1998 |
81 | Giáo trình Tâm lý học đại cương | Nguyễn Quang Uẩn (cb) và cộng sự | ĐHSP Hà Nội | 2014 |
82 | Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm | Nguyễn Văn Hồng (cb) và cộng sự | NXB ĐH Quốc gia, Hà Nội. | 2001 |
83 | Giáo trình Giáo dục học
(tập 1) |
Trần Thị Tuyết Oanh và cộng sự | NXB ĐHSP, Hà Nội. | 2009 |
84 | Giáo trình Giáo dục học
(tập 2) |
Trần Thị Tuyết Oanh và cộng sự | NXB ĐHSP | 208 |
85 | Giáo dục học | Phạm Viết Vượng | NXB ĐHSP, HN. | 209 |
86 | Giáo trình Giao tiếp sư phạm,
|
Lê Quang Sơn | NXB ĐHSP, Hà Nội. | 2015 |
87 | Cơ sở văn hóa Việt Nam | Trần Ngọc Thêm | NXB Giáo dục, HN | 1999 |
88 | Cơ sở văn hóa Việt Nam
|
Trần Quốc Vượng | NXB Giáo dục, HN | 1997 |
89 | Cơ sở văn hóa Việt Nam | Đặng Đức Siêu | NXB ĐHSP Hà Nội. | 2006 |
90 | Từ văn hóa đến văn hóa học | Phạm Đức Dương | NXB Văn hóa thông tin. | 2002 |
91 | Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, | Bộ Giáo dục và Đào tạo | NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
|
2014 |
92 | Giáo trình Triết học | Bộ Giáo dục và Đào tạo | NXB Chính trị Quốc gia, HN. | 2010 |
92 | Kinh tế thị trường | Lê Thế Giới | NXB Giáo dục | 1997 |
93 | Giáo trình kinh tế vĩ mô | Trần Quang Lâm | NXB Tư pháp, Hà Nội. | 2007 |
94 | Giáo trình Giáo dục học (Tập 1) | Trần T/Tuyết Oanh (Cb) và cộng sự | NXB ĐHSP, Hà Nội. | 2012 |
95 | Giáo trình Giáo dục học (Tập 2) | Trần Thị Tuyết Oanh (Cb) và cộng sự | NXB ĐHSP,HN.
|
2013 |
96 | Nghệ thuật ứng xử sư phạm, | Bùi Văn Huệ và cộng sự | NXB ĐHSP, HN.
|
2004 |
97 | Giáo trình Giao tiếp sư phạm,
|
Nguyễn Văn Luỹ, Lê Quang Sơn | NXB ĐHSP, Hà Nội. | 2015 |
98 | 300 tình huống giao tiếp sư phạm | Hoàng Anh (Cb) | NXB Giáo dục, Hà Nội. | 2005 |
99 | Giáo trình Tâm lý học đại cương | Nguyễn Quang Uẩn (cb), và cộng sự | NXB ĐHSP, Hà Nội. | 2014 |
100 | Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm
|
Lê Văn Hồng (cb) Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng | NXB Đại học Quốc gia, HN. | 1997 |
101 | Cơ sở địa lý tự nhiên
|
Nguyễn Vi Dân | NXB Đại học Quốc gia, HN | 2005 |
102 | Nhập môn Địa lý nhân văn
|
Lê Thông | Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội. | 1996 |
103 | Địa lý tự nhiên Việt Nam | Vũ Tự Lập | NXB Đại học Sư phạm, HN. | 2010 |
104 | Địa lý kinh tế – xã hội đại cương, | Nguyễn Minh Tuệ | NXB Đại học Sư phạm, HN | 2005 |
105 | Nhà nước và pháp luật đại cương. | Trường Đại học Quốc gia Hà Nội | NXB Đại học Quốc gia Hà Nội | 2000 |
106 | Giáo trình Pháp luật đại cương | Mai Hồng Quý | NXB ĐH Sư phạm, HN. | 2013 |
107 | Một số ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam | Lê Văn Hòe | NXB Lý luận chính trị, Hà Nội. | 2004 |
108 | Giáo trình Tin học ứng dụng
|
Hàn Viết Thuận | NXB Kinh tế quốc dân | 2012 |
109 | Giáo trình Tin học cơ sở | Đào Kiến Quốc | NXB ĐHQGHN | 2006 |
110 | Giáo trình Tin học | Hồ Sĩ Đàm | NXB ĐHQGHN | 2000 |
111 | Tự học thực hành Powerpoint và các bài tập ứng dụng, | Nguyễn Đức Minh | NXB Thống kê.
|
2005 |
112 | Giáo trình xử lý văn bản | Nguyễn Sơn Hải | NXB Hà Nội | 2005 |
113 | Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành Giáo dục và Đào tạo, | Phạm Viết Vượng | NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
|
2003 |
114 | Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 | Thủ tướng Chính phủ | Ban hành theo Quyết định số 711/2001/QĐ – TTg ngày 13/ 6/ 2012 | 2012 |
- Hướng dẫn thực hiện chương trình
Chương trình đào tạo Đại học Sư phạm Lịch sử được xây dựng dựa trên cơ sở trình khung chương trình Giáo dục đại hoc khối ngành Sư phạm lịch sử của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm quyết định số 28/2006/QĐ-BGDĐT ngày 28/6/2006. Mặt khác có tham khảo Chương trình Giáo dục Đại học đào tạo Cử nhân Sư phạm Lịch sử của trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Chương trình Giáo dục Đại học theo hệ thống tín chỉ về chương trình đào tạo ngành Sư phạm Lịch sử của Giám đốc Đại học Huế ban hành kèm quyết định số 084/ QĐ-ĐHH- ĐTĐH ngày 29/4/2008. Chương trình đào tạo của Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh Ban hành kèm theo Quyết định số 2330/QĐ-ĐHSP ngày 31/ 8/ 2018 của Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh.
Ngoài ra trong quá trình xây dựng chương trình này, Bộ môn có tham tham khảo Chương trình của một só trường đại học ở Mỹ và Ca na đa.
Trên cơ sở chương trình Giáo dục Đại học, Bộ môn xây dựng chương trình chi tiết các học phần, trình Hội đồng Khoa học và Đào tạo thẩm định, phê duyệt theo thủ tục qui định; Bộ môn xem xét, cập nhật, hiệu chỉnh chương trình vào đầu năm học mới. Phương pháp đào tạo phải hướng vào việc tổ chức cho sinh viên học tập, hoạt động một cách chủ động tích cực, tự giác và sáng tạo. Để thực hiện được điều đó các giảng viên cần phải:
Tận dụng những tiết học có hướng dẫn, nhưng không phải tiết lý thuyết, như thực tế, xêmina để làm cho sinh viên chủ động hoạt động chiếm lĩnh kiến thức. Cần bố trí thời gian theo tỉ lệ: (số giờ lý thuyết)/(số giờ bài tập, bài tập lớn, xêmina, thảo luận) hợp lý theo từng học phần.
Thông qua việc dạy học các kiến thức khoa học, cần chú ý đến việc giúp sinh viên biết cách học môn học đó và tập dượt tự học những kiến thức có liên quan. Việc làm bài tập nghiên cứu, tập dượt nghiên cứu khoa học là cách tốt nhất để phát triển khả năng tự học cho sinh viên.
Trong khi dạy các học phần chuyên môn, chú ý dùng các kiến thức mới làm rõ hơn một số vấn đề về nội dung hoặc phương pháp dạy học ở trường THPT. Cần tổ chức một số buổi xêmina về những vấn đề có liên quan đến việc đổi mới về phương pháp và nội dung chương trình ở THPT.
- Các chương trình, tài liệu tham khảo
- Chương trình đào tạo ĐHSP Lịch sử của Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh ban hành ngày 31/8/2018. Đường dẫn:
https://drive.google.com/file/d/1pHmIfT1d6HpxMWnm5FeB35GuRXyGElAd/view
- Chương trình đào tạo ngành sư phạm lịch sử của trường ĐHSP Hà Nội I
Đường dẫn http://hnue.edu.vn/Daotao/Khungchuongtrinh/tabid/426/frame /24/Default.aspx
- Chương trình đào tạo ngành sư phạm lịch sử của trường ĐHSP Đà Nẵng năm 2018 Đường dẫn http://daotao.ued.udn.vn/wp-content/uploads/2018/11/31801-2018-SP-LichSu.pdf
- Chương trình đào tạo ngành sư phạm lịch sử của trường ĐHSP Huế http://hueuni.edu.vn/portal/vi/index.php/Program/Detail/id/28.html
- History Teaching of History BA (2014), General Education Requirements
CTDT DHSP Lịch sử điều chỉnh 2021