ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH ĐỊA LÝ HỌC
TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
(Theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo
của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Quảng Bình, năm 2020
DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG TỰ ĐÁNH GIÁ
TT |
Họ và tên |
Chức danh, chức vụ |
Nhiệm vụ |
---|---|---|---|
1 |
Hoàng Dương Hùng | Hiệu trưởng |
Chủ tịch |
2 |
Nguyễn Đức Vượng | Phó Hiệu trưởng |
Phó Chủ tịch |
3 |
Nguyễn Thành Chung | Trưởng khoa KHCB |
Phó Chủ tịch |
4 |
Nguyễn Hữu Duy Viễn | Phó Trưởng bộ môn KHXH |
Thư ký |
5 |
Trần Đức Hiền | Trưởng phòng TC – HC |
Thành viên |
6 |
Trương Thị Tư | Trưởng phòng ĐBCLGD |
Thành viên |
7 |
Trương Quang Hùng | Chủ tịch Hội Sinh viên, P. Bí thư Đoàn trường |
Thành viên |
8 |
Vương Kim Thành | Trưởng phòng CTSV |
Thành viên |
9 |
Nguyễn Quang Hòe | Phó Trưởng khoa KHCB |
Thành viên |
10 |
Đỗ Thùy Trang | Trưởng bộ môn KHXH |
Thành viên |
11 |
Nguyễn Thị Thu Hiền | Sinh viên Địa lý học K60 |
Thành viên |
(Danh sách này gồm có 11 người)
1.2.1. Giới thiệu về Trường Đại học Quảng Bình. 11
1.2.2 Giới thiệu về Khoa Khoa học cơ bản và Bộ môn Khoa học xã hội 13
PHẦN II. TỰ ĐÁNH GIÁ THEO CÁC TIÊU CHUẨN, TIÊU CHÍ 16
Tiêu chuẩn 1: Mục tiêu và chuẩn đầu ra của CTĐT.. 16
Tiêu chuẩn 2: Bản mô tả chương trình đào tạo. 22
Tiêu chí 2.1. Bản mô tả chương trình đào tạo đầy đủ thông tin và cập nhật. 22
Tiêu chí 2.2. Đề cương các học phần đầy đủ thông tin và cập nhật. 26
Tiêu chuẩn 3: Cấu trúc và nội dung chương trình dạy học. 29
Tiêu chí 3.1. Chương trình dạy học được thiết kế dựa trên chuẩn đầu ra. 29
Tiêu chí 3.2. Đóng góp của mỗi học phần trong việc đạt được chuẩn đầu ra là rõ ràng 31
Tiêu chuẩn 4: Phương pháp tiếp cận trong dạy và học. 36
Tiêu chí 4.2. Các hoạt động dạy và học được thiết kế phù hợp để đạt được chuẩn đầu ra 39
Tiêu chuẩn 5: Đánh giá kết quả học tập của người học. 44
Tiêu chí 5.4 Kết quả đánh giá được phản hồi kịp thời để người học cải thiện việc học tập 51
Tiêu chí 5.5 Người học tiếp cận dễ dàng với quy trình khiếu nại về kết quả học tập. 52
Tiêu chuẩn 6. Đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên. 54
Tiêu chí 6.4. Năng lực của đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên được xác định và được đánh giá. 57
Tiêu chuẩn 7: Đội ngũ nhân viên. 64
Tiêu chí 7.3. Năng lực của đội ngũ nhân viên được xác định và được đánh giá. 67
Tiêu chuẩn 8: Người học và hoạt động hỗ trợ người học. 70
Tiêu chuẩn 9. Cơ sở vật chất và trang thiết bị 77
Tiêu chuẩn 10: Nâng cao chất lượng đào tạo. 86
Tiêu chí 10.4. Các kết quả nghiên cứu khoa học được sử dụng để cải tiến việc dạy và học 91
Tiêu chí 10.6: Cơ chế phản hồi của các bên liên quan có tính hệ thống, được đánh giá và cải tiến 97
Tiêu chuẩn 11: Kết quả chuẩn đầu ra của CTĐT.. 99
Kết luận về tiêu chuẩn 11. 107
1. Những điểm mạnh của CTĐT.. 107
2. Những điểm tồn tại và những vấn đề cải tiến chất lượng của CTĐT.. 110
3. Kế hoạch cải tiến chất lượng. 111
TỔNG HỢP KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO.. 113
QUY ƯỚC VIẾT TẮT
CB | Cán bộ |
CBGV | Cán bộ Giảng viên |
CBQL | Cán bộ quản lý |
CBVC | Cán bộ viên chức |
CTCT | Chương trình chi tiết |
CTĐ | Chữ thập đỏ |
CTĐT | Chương trình đào tạo |
CTSV | Công tác sinh viên |
ĐBCLGD | Đảm bảo chất lượng giáo dục |
ĐH | Đại học |
ĐHQB | Đại học Quảng Bình |
GD&ĐT | Giáo dục và Đào tạo |
GDĐH | Giáo dục đại học |
GDTX | Giáo dục thường xuyên |
GV | Giảng viên |
HSSV | Học sinh, sinh viên |
NCKH | Nghiên cứu khoa học |
NV | Nhân viên |
PGS | Phó Giáo sư |
PCCC | Phòng cháy, chữa cháy |
SĐH | Sau đại học |
SV | Sinh viên |
TĐG | Tự đánh giá |
ThS | Thạc sĩ |
TS | Tiến sĩ |
UBND | Uỷ ban nhân dân |
VC | Viên chức |
VLVH | Vừa làm vừa học |
Website | Trang thông tin điện tử tổng hợp |
PHẦN I. KHÁI QUÁT
1.1. Đặt vấn đề
Sứ mạng của trường Đại học Quảng Bình là “trường đại học công lập, có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; thực hiện nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Quảng Bình và cả nước”. Khoa Khoa học Cơ bản là một đơn vị đào tạo thuộc trường; bởi vậy, sứ mạng của Khoa là sự cụ thể hóa sứ mạng của nhà trường trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiệp vụ chuyên sâu cho lĩnh vực Địa lý học, góp phần vào sự phát triển chung của giáo dục địa phương Quảng Bình nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung.
Trường Đại học Quảng Bình luôn coi hoạt động đảm bảo chất lượng là yếu tố then chốt để giữ vững chất lượng đào tạo. CTĐT ngành Địa lý học có mục tiêu đào tạo cử nhân ngành Địa lý học có kiến thức vững vàng về khoa học Địa lý, có kỹ năng nghiệp vụ du lịch và các kỹ năng thích hợp khác nhằm đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực của xã hội trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
Trong bối cảnh hiện đại hóa và đổi mới toàn diện nền giáo dục hiện nay, để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực sư phạm có chất lượng cao cho xã hội, việc thẩm định, đánh giá lại CTĐT một cách toàn diện theo các chuẩn mực quốc gia và khu vực là hết sức cần thiết. Vì thế, với tư cách là đơn vị chịu trách nhiệm xây dựng, tổ chức đào tạo và quản lí chương trình, Khoa Khoa học Cơ bản đã đăng ký kiểm định và đánh giá chất lượng CTĐT Địa lý học theo tiêu chuẩn ĐGCL CTĐT của BGD&ĐT. Chúng tôi coi đây là cơ hội tốt để kiểm định, đánh giá lại một cách hệ thống, toàn diện và khách quan toàn bộ CTĐT đại học ngành Địa lý học, để thấy rõ những điểm mạnh cũng như hạn chế, thiếu sót của chúng tôi, trong tương quan với các CTĐT khác của quốc gia, khu vực và quốc tế; từ đó xác định những việc cần làm, nhằm nâng cao chất lượng của CTĐT, tiến tới đào tạo theo hướng chuẩn quốc gia và khu vực.
Cấu trúc của báo cáo tự đánh giá CTĐT ngành Địa lý học bao gồm 5 phần:
+ Phần I: Khái quát, bao gồm việc mô tả tóm tắt báo cáo tự đánh giá CTĐT; và các tiêu chí được đánh giá theo các tiêu chuẩn cụ thể, tổng quan chung về cơ sở giáo dục và đơn vị đào tạo là khoa Khoa Khoa học cơ bản, cụ thể là Bộ môn Khoa học xã hội;
+ Phần II. Tự đánh giá theo các tiêu chuẩn, tiêu chí với các tiểu mục là: 1/Mô tả – phân tích chung về toàn bộ tiêu chuẩn và chỉ ra các minh chứng cụ thể; 2/Nêu những điểm mạnh của CTĐT; 3/Những tồn tại; 4/Kế hoạch hành động và 5/Tự đánh giá;
+ Phần III. Kết luận về những điểm mạnh, điểm cần phát huy của đơn vị đào tạo, được tổng hợp theo từng tiêu chuẩn, tóm tắt những tồn tại, cần cải tiến chất lượng, kế hoạch hành động và tổng hợp kết quả tự đánh giá.
+ Phần IV. Phụ lục, bao gồm bảng tổng hợp kết quả tự đánh giá CTĐT theo thông tư 04/2016, cơ sở dữ liệu kiểm định chất lượng CTĐT, các quyết định và văn bản liên quan khác, danh mục minh chứng.
Nội dung chính của Báo cáo tự đánh giá CTĐT ngành Địa lý học theo bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT do BGD&ĐT ban hành là phần tự đánh giá theo các tiêu chuẩn, tiêu chí. CTĐT ngành Địa lý học được đánh giá dựa trên 11 tiêu chuẩn với 50 tiêu chí.
Trong đó, các tiêu chuẩn 1, 2, 3, 4 tập trung vào mục tiêu, CĐR, bản mô tả CTĐT, cấu trúc, nội dung chương trình dạy học v phương pháp tiếp cận trong dạy-học; tiêu chuẩn 5 đánh giá về kết quả học tập của người học; tiểu chuẩn 6, 7 hướng đến việc tự đánh giá về đội ngũ cán bộ giảng viên, nghiên cứu viên và đội ngũ nhân viên; tiêu chuẩn 8 tập trung đánh giá các yếu tố liên quan đến người học và hoạt động hỗ trợ người học; tiêu chuẩn 9 gắn với các vấn đề về cơ sở vật chất và trang thiết bị; tiêu chuẩn 10 giúp có những nhận định chính xác trong nâng cao chất lượng CTĐT và NCKH; tiêu chuẩn 11 đưa ra các đánh giá về kết quả đầu ra của cả chương trình.
Ngoài ra, ở phần tổng quan chung, Báo cáo tự đánh giá đã phác thảo một bức tranh tổng thể về trường Đại học Quảng Bình, Khoa Khoa học cơ bản và Bộ môn Khoa học xã hội với những hoạt động và chính sách chất lượng cụ thể.
Mục đích, quy trình tự đánh giá, phương pháp đánh giá
Mục đích của hoạt động TĐG Chương trình đào tạo (CTĐT): là Đây là quá trình để Bộ môn tự xem xét, nghiên cứu dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do BGD&ĐT ban hành để báo cáo về tình trạng chất lượng đào tạo, hiệu quả hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, nhân lực, cơ sở vật chất, cũng như các vấn đề liên quan khác; từ đó tiến hành điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện nhằm đạt tiêu chuẩn chất lượng đào tạo, từng bước xây dựng Khoa trở thành đơn vị đào tạo, nghiên cứu và thực hành sư phạm có chất lượng. Ngoài ra, hoạt động tự đánh giá còn thể hiện tính tự chủ và tính tự chịu trách nhiệm của khoa trong toàn bộ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, theo nhiệm vụ được giao, phù hợp với sứ mạng và mục tiêu của Nhà trường.
Kết quả TĐG CTĐT nhằm phục vụ cho việc cải tiến, nâng cao chất lượng CTĐT cử nhân Địa lý học của Khoa Khoa học cơ bản, Trường Đại học Quảng Bình (ĐHQB) và chuẩn bị cho việc đăng ký kiểm định chất lượng CTĐT. Kết quả TĐG sẽ giúp Bộ môn, Khoa và Nhà trường nhận ra được những điểm mạnh nổi bật và điểm yếu cơ bản, từ đó có biện pháp phát huy điểm mạnh và lập kế hoạch nhằm khắc phục những tồn tại để cải thiện chất lượng đào tạo của ngành Địa lý học.
Phạm vi tự đánh giá: Đánh giá tổng thể các hoạt động của Khoa theo Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT các trình độ GDĐH của BGD&ĐT, ban hành kèm theo thông tư 04/2016/TT-BGDĐT ngày 14 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng BGD & ĐT.
Công cụ tự đánh giá là Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng Chương trình đào tạo gồm 11 tiêu chuẩn và 50 tiêu chí ban hành theo Thông tư 04/2016TT-BGDĐT ngày 14 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Các Công văn hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm:
– Công văn số 1074/KTKĐCLGD-KĐĐH ngày 28 tháng 6 năm 2016 của Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục về việc hướng dẫn chung về sử dụng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT các trình độ của giáo dục đại học;
– Công văn số 1075/KTKĐCLGD-KĐĐH ngày 28 tháng 6 năm 2016 của Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục về việc hướng dẫn tự đánh giá CTĐT;
– Công văn số 769/QLCL-KĐCLGD ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng giáo dục về việc sử dụng tài liệu hướng dẫn đánh giá theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT các trình độ của GDĐH ban hành kèm theo Thông tư 04/2016TT-BGDĐT ngày 14 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Quy trình tự đánh giá: được thực hiện theo các bước chính sau:
Bước 1.Thành lập Hội đồng tự đánh giá chất lượng CTĐT ngành Địa lý học
Bước 2. Lập kế hoạch tự đánh giá
Bước 3. Phân tích tiêu chí, thu thập thông tin và minh chứng
Bước 4. Xử lý, phân tích các thông tin, minh chứng thu được
Quá trình viết báo cáo tự đánh giá được thực hiện từ tháng 6 năm 2020 đến tháng 11 năm 2020. Phần tự đánh giá được trình bày theo thứ tự các tiêu chuẩn từ 1 đến 11. Trong từng tiêu chuẩn, các đánh giá được trình bày theo thứ tự các tiêu chí. Trong mỗi tiêu chí lại trình bày theo các nội dung chính: 1. Mô tả; 2. Điểm mạnh; 3. Tồn tại; 4. Kế hoạch hành động; 5. Tự đánh giá.
Trên cơ sở đó, Bộ môn đã tham mưu cho Nhà trường tiến hành xây dựng kế hoạch tự đánh giá và ban hành quyết định thành lập Hội đồng tự đánh giá bao gồm đại diện Ban Giám hiệu, các Phòng, Khoa, Đoàn Thanh niên, đại diện giảng viên, sinh viên. Để giúp việc cho HĐTĐG có Ban thư ký và 5 nhóm chuyên trách, gồm trưởng các tiểu ban và thành viên của các tiểu ban chuyên trách được phân công dựa trên sở trường công tác, am hiểu về các công việc liên quan đến nội hàm tiêu chí, tiêu chuẩn. Mỗi nhóm được phân công phụ trách từ 2 đến 3 tiêu chuẩn. Dựa trên kế hoạch tổng thể của HĐTĐG, các nhóm chuyên trách lập kế hoạch chi tiết và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên. Các thành viên cũng được tập huấn và quán triệt kỹ về việc triển khai công tác tự đánh giá, thông hiểu nội hàm của các tiêu chí, phương pháp thu thập và xử lý thông tin, minh chứng và cách thức viết báo cáo tiêu chí, tiêu chuẩn. Để nâng cao hiệu quả công tác TĐG CTĐT, Nhà trường đã tổ chức tập huấn về công tác ĐBCL và viết báo cáo TĐG cho CBQL từ cấp trưởng/ phó bộ môn trở lên, các nhóm chuyên trách phụ trách các tiêu chí, tiêu chuẩn.
Trong quá trình tự đánh giá, các nhóm chuyên trách và Ban thư ký dựa vào các tiêu chuẩn và các tiêu chí của Bộ tiêu chuẩn kiểm định CTĐT để thu thập, phân tích các minh chứng, xem xét và so sánh thực trạng Bộ môn theo từng tiêu chí. Trên cơ sở đó, Hội đồng tự đánh giá phân tích, đánh giá các điểm mạnh và những tồn tại, đề xuất các kế hoạch khắc phục những tồn tại nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo của Bộ môn.
Sau khi có quyết định thành lập Hội đồng tự đánh giá CTĐT ngành Địa lý học, Nhà trường đã ban hành Kế hoạch tự đánh giá CTĐT ngành Địa lý học; thành lập các nhóm chuyên trách phụ trách những tiêu chuẩn khác nhau, cụ thể:
+ Nhóm 1 do ThS. Nguyễn Hữu Duy Viễn làm nhóm trưởng phụ trách tiêu chuẩn 1,2,3.
+ Nhóm 2 do TS. Trương Thị Tư phụ trách báo cáo tiêu chuẩn 4,5.
+ Nhóm 3 do TS. Nguyễn Thành Chung làm nhóm trưởng phụ trách tiêu chuẩn 6,7.
+ Nhóm 4 do TS. Đỗ Thùy Trang làm nhóm trưởng phụ trách tiêu chuẩn 8,9.
+ Nhóm 5 do ThS. Cao Thị Thanh Thủy làm nhóm trưởng phụ trách TC 10,11.
Sau khi tham gia tập huấn viết báo cáo tự đánh giá chất lượng CTĐT theo tiêu chuẩn của BGD&ĐT do Nhà trường tổ chức, Bộ môn Khoa học xã hội và Khoa Khoa học cơ bản đã lên kế hoạch chi tiết để thực hiện đánh giá CTĐT ngành Địa lý học, tiến hành họp cán bộ toàn khoa để phổ biến kế hoạch và phân công công việc rõ ràng theo những mảng công việc chính như: Thu thập thông tin liên lạc, xác định cỡ mẫu từ SV năm cuối, cựu SV, nhà tuyển dụng, giảng viên, chuyên gia; Thu thập minh chứng; Viết báo cáo tiêu chuẩn; Viết dự thảo báo cáo tổng hợp; Duyệt dự thảo báo cáo; Lưu giữ minh chứng… Các cán bộ chia thành các nhóm và hoàn thành công việc trên cơ sở giao việc của nhóm trưởng. Khoa giao cho một cán bộ phụ trách chính công tác kiểm định làm đầu mối xử lý thông tin và giúp Ban Lãnh đạo Khoa cập nhật báo cáo. Quá trình viết báo cáo có sự thống nhất và tham gia, nỗ lực hoàn thành công việc của tất cả các thành viên trong Khoa.
Phương pháp đánh giá: Dựa vào từng tiêu chuẩn, tiêu chí của bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT do BGD&ĐT ban hành. Đối với mỗi tiêu chí trong từng tiêu chuẩn, Khoa đã tiến hành xem xét theo các bước sau đây:
– Mô tả để làm rõ thực trạng của Khoa theo từng tiêu chí; chỉ ra điểm mạnh, tồn tại để từ đó đi đến những nhận định đánh giá cuối cùng;
– Xây dựng kế hoạch hành động để khắc phục những tồn tại, phát huy điểm mạnh, hoạch định rõ thời gian, nguồn lực và phương pháp thực hiện;
Trên nguyên tắc khách quan, trung thực và vì mục tiêu phát triển, Trường ĐHQB đã triển khai công tác tự đánh giá đúng quy trình và hiệu quả. Bản báo cáo tự đánh giá đã được hoàn thành bởi công sức, trí tuệ của các thành viên trong Hội đồng TĐG.
1.2. Tổng quan chung
- .2.1. Giới thiệu về Trường Đại học Quảng Bình
Ngày 24 tháng 10 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập Trường Đại học Quảng Bình trên cơ sở Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Bình mà tiền thân là Trường Sư phạm Trung cấp Quảng Bình được thành lập từ năm 1959.
Sau hơn 10 năm thành lập, nay Trường Đại học Quảng Bình là một trường đại học đa ngành đa cấp với Sứ mạng là trường đại học công lập, có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, thực hiện nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, phục vụ cho sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Quảng Bình và cả nước. Nhà trường cũng đã xác định rõ Tầm nhìn là phát triển Nhà trường theo định hướng ứng dụng, phấn đấu trở thành trường đại học có uy tín trong cả nước và khu vực, là trung tâm hàng đầu về đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao và chuyển giao các ứng dụng khoa học công nghệ của vùng Bắc Trung Bộ.
Trong 5 năm qua, Nhà trường đã đổi mới căn bản và toàn diện trên tất cả các mặt nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, phát huy năng lực nghiên cứu khoa học, tính chủ động, sáng tạo của giảng viên và sinh viên. Đội ngũ giảng viên của Nhà trường đã tăng mạnh cả về số lượng và chất lượng, hiện nay Nhà trường đã có 03 PGS, có 34 TS, 144 ThS; trong đó có 30 nghiên cứu sinh đang học tập và nghiên cứu trong và ngoài nước. Cở sở vật chất Nhà trường đã được đầu tư khang trang và đồng bộ theo hướng hiện đại. Cơ cấu ngành nghề được xây dựng phù hợp với nhu cầu nguồn nhân lực của tỉnh Quảng Bình và các tỉnh trong khu vực, gồm 7 khối ngành chính: khối ngành Sư phạm, Ngoại ngữ; Nông Lâm Ngư; Kỹ thuật Công nghệ; Kinh tế Du lịch; Âm nhạc Mỹ thuật Thể thao và Luật – Giáo dục Chính trị. Tuyển sinh đầu vào hằng năm tăng cả về số lượng và chất lượng. Các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, đã không ngừng được mở rộng quy mô và nâng cao về chất lượng, thể hiện qua các bài báo đăng tải trên các tạp chí có uy tín trong và ngoài nước, các đề tài NCKH cấp bộ, cấp tỉnh, cấp cơ sở. Trường đã dành ra nguồn kinh phí lớn để đầu tư xây dựng mới và sửa chữa, nâng cấp một số hạng mục công trình, bổ sung trang thiết bị đáp ứng ngày càng tốt hơn nhiệm vụ đào tạo và NCKH.
Để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động NCKH, nâng cao chất lượng đào tạo, Nhà trường đã chủ động thiết lập và duy trì quan hệ hợp tác đào tạo, nghiên cứu, trao đổi học thuật với các trường đại học, các viện nghiên cứu trong nước như: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Đà Nẵng, Đại học Huế, Trường Đại học Vinh,… Nhà trường cũng tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế với nhiều trường đại học ở nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Pháp, Nga, Úc, Thái Lan,… Tính đến nay, Trường đã thiết lập quan hệ hợp tác và ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác chung với 38 trường đại học ở nước ngoài. Các hoạt động HTQT đã góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, NCKH, tăng cường CSVC, trang thiết bị, đồng thời góp phần quảng bá hình ảnh của Nhà trường ra tầm quốc tế.
Nhà trường đã xây dựng lộ trình, lập kế hoạch và từng bước thực hiện tự chủ hoạt động, phấn đấu tự chủ về tài chính theo quy định. Giai đoạn hiện nay, Trường đã xây dựng được những điều kiện cơ bản quan trọng để có thể phát triển bền vững trên tất cả các mặt, góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của địa phương Quảng Bình cũng như cả nước. Trường ĐHQB đã khẳng định được vị trí của mình trong hệ thống các trường đại học trong nước và quốc tế.
Với những đóng góp tích cực cho sự nghiệp GD&ĐT, năm 2016, sau 10 năm thành lập, Trường ĐHQB vinh dự được Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng Ba lần thứ 2 cùng nhiều Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình và Tỉnh trưởng các tỉnh bạn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội của Nhà trường như Đảng ủy, Công Đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên, Hội Cựu chiến binh cũng luôn là những tổ chức trong sạch, vững mạnh, tiên phong. Các tổ chức này, cũng như nhiều cá nhân tiêu biểu, có nhiều đóng góp tích cực cho Nhà trường cũng đã nhận được rất nhiều phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước và các tổ chức cấp trên.
1.2.2 Giới thiệu về Khoa Khoa học cơ bản và Bộ môn Khoa học xã hội
1.2.2.1 Khoa Khoa học cơ bản
Khoa Khoa học cơ bản, Trường Đại học Quảng Bình có tiền thân là Khoa Xã hội và Khoa Tự nhiên của Trường Trung cấp Sư phạm Quảng Bình, thành lập từ năm 1959. Cùng với sự phát triển của Nhà trường, Khoa Khoa học cơ bản đã trải qua nhiều lập chia tách, sáp nhập. Khoa chính thức mang tên là Khoa Khoa học cơ bản theo quyết định số 1786/QĐ – ĐHQB của Hiệu trưởng Trường Đại học Quảng Bình ngày 14 tháng 10 năm 2019 trên cơ sở sáp nhập Khoa Khoa học tự nhiên và Khoa Khoa học xã hội.
Là một Khoa có bề dày lịch sử với hơn nửa thế kỷ thành lập, xây dựng và phát triển, đến nay Khoa đã có nhiều kinh nghiệm đào tạo và nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học cơ bản (Toán, Vật lý, Hóa học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý) và một số lĩnh vực khao học ứng dụng: địa lý du lịch, GIS và viễn thám ứng dụng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương và một số khu vực lân cận trong cả nước. Hàng nghìn sinh viên đã tốt nghiệp ra trường, không ít người đã trở thành những giáo viên giỏi, những nhà quản lý uy tín, góp phần vào sự nghiệp giáo dục, đào tạo và phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh nhà nói riêng và khu vực miền Trung nói chung. Tuy còn non trẻ nhưng các khối ngành này đã khẳng định vị thế và hứa hẹn nhiều tiềm năng.
Hiện nay, Khoa Khoa học cơ bản đang thực hiện đào tạo các ngành thuộc khối Sư phạm (Toán, Vật lý, Hóa học, Ngữ văn, Lịch sử) nhằm đáp ứng nhu cầu dạy học ở phổ thông và khối ngoài sư phạm: ngành Địa lý học (Địa lý du lịch) nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực về lữ hành – du lịch, quy hoạch, phát triển du lịch là lĩnh vực mà Quảng Bình và một số địa phương trên cả nước đang có nhu cầu cao về tuyển dụng lao động.
Cùng với các đơn vị Khoa, Phòng trong Nhà trường, Khoa Khoa học cơ bản phấn đấu xây dựng và phát triển trường Đại học Quảng Bình lên tầm cao mới, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của địa phương và đất nước trong thời kì công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
Cơ cấu Khoa Khoa học cơ bản:
Trưởng Khoa |
Phó Khoa |
||||
TS. Nguyễn Thành Chung |
TS. Nguyễn Quang Hòe |
||||
Bộ môn Khoa học tự nhiên |
Bộ môn Khoa học xã hội |
||||
TS. Phan Trọng Tiến |
ThS. Lê Trọng Đại |
||||
Trợ lý khoa học |
Trợ lý giáo vụ |
Liên chi Đoàn |
Công đoàn |
Văn phòng Khoa |
|
TS. Nguyễn Thị Thanh Bình | ThS. Nguyễn Thị Thanh Nhàn | ThS. Dương Thị Mai Thương | ThS. Lại Thị Hương | CN. Nguyễn Thị Khánh Chi | |
1.2.2.2 Bộ môn Khoa học xã hội
Bộ môn Khoa học xã hội là một trong 2 bộ môn trực thuộc Khoa Khoa học cơ bản. Bộ môn Khoa học xã hội được thành lập trên cơ sở sáp nhập 3 bộ môn: Ngữ văn, Lịch sử và Địa lý vào ngày 22 tháng 10 năm 2019.
Bộ môn Khoa học xã hội là đơn vị chuyên môn thuộc Khoa Khoa học cơ bản, Trường Đại học Quảng Bình, thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
1. Chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng, tiến độ giảng dạy của những môn học được giao trong CTĐT, kế hoạch giảng dạy chung của Trường, của Khoa. Bộ môn Khoa học xã hội được giao nhiệm vụ quản lý, giảng dạy các học phần trong CTĐT Sư phạm Ngữ văn, Sư phạm Lịch sử, Địa lý học và một số ngành khác có liên quan: Giáo dục Tiểu học, Giáo dục Mầm non, Quản lý tài nguyên và môi trường, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.
2. Xây dựng và hoàn thiện nội dung môn học, tổ chức biên soạn giáo trình, xây dựng tài liệu tham khảo phù hợp với nội dụng môn học được Trưởng Khoa, Hiệu trưởng giao.
3. Nghiên cứu đổi mới phương pháp giảng dạy, tổ chức kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả học tập theo quy định của Nhà trường.
4. Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thực hiện các dịch vụ khoa học và công nghệ theo kế hoạch của Trường và Khoa.
5. Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ của Bộ môn, tham gia đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV thuộc lĩnh vực chuyên môn.
6. Tổ chức đánh giá công tác đào tạo, hoạt động khoa học công nghệ của cá nhân, của Khoa và Trường theo theo yêu cầu của Hội đồng Trường, Hiệu trưởng, Trưởng Khoa.
Để thực hiện nhiệm vụ đó, hiện nay Bộ môn Khoa học xã hội có 18 CBGV, trong đó có 2 Tiến sĩ và 16 Thạc sĩ với các chuyên ngành như Văn học, Ngôn ngữ học, Phương pháp dạy học, Lý luận văn học, Lịch sử, Địa lý học, Địa lý tự nhiên, Địa lý TNMT, SD&BV TNMT, …
Bảng 1. Danh sách đội ngũ giảng viên Bộ môn Khoa học xã hội
STT |
Họ và tên |
Học vị – Chuyên ngành |
Chức vụ |
---|---|---|---|
1 |
Lê Trọng Đại |
ThS. Lịch sử |
Phó Trưởng bộ môn phụ trách |
2 |
Nguyễn Hữu Duy Viễn | ThS. SD&BVTNMT | Phó Trưởng bộ môn |
3 |
Trương Thị Tư | TS. Địa lý tự nhiên | Trưởng phòng |
4 |
Dương Thị Ánh Tuyết | TS. Văn học | Trưởng khoa |
5 |
Vương Kim Thành | ThS. PPDH Địa lý | Trưởng phòng |
6 |
Nguyễn Thị Quế Thanh | ThS. Văn học | Phó trưởng phòng |
7 |
Nguyễn Thị Hoài An | ThS. Văn học | Giảng viên |
8 |
Hoàng Ngọc Bích | ThS. Văn học | Giảng viên |
9 |
Lê Thị Thu Hiền | ThS. Địa lý học | Giảng viên |
10 |
Trần Thị Mỹ Hồng | ThS. Văn học | Giảng viên |
11 |
Lại Thị Hương | ThS. Lịch sử | Giảng viên |
12 |
Nguyễn Thị Thanh Nhàn | ThS. Địa lý TNMT | Giảng viên |
13 |
Dương Vũ Thái | ThS. PPDL Lịch sử | Giảng viên |
14 |
Trương Thị Thanh Thoài | ThS. PPDH Ngữ văn | Giảng viên |
15 |
Cao Thị Thanh Thủy | ThS. PPDH Địa lý | Giảng viên |
16 |
Dương Thị Mai Thương | ThS. Địa lý học | Giảng viên |
17 |
Đặng Lê Thủy Tiên | ThS. Ngôn ngữ học | Giảng viên |
18 |
Lương Hồng Văn | ThS. Lý luận văn học | Giảng viên |
Hiện nay Bộ môn Khoa học xã hội đang đào tạo cử nhân Địa lý học trình độ đại học với 10 sinh viên.
PHẦN II. TỰ ĐÁNH GIÁ THEO CÁC TIÊU CHUẨN, TIÊU CHÍ
Tiêu chuẩn 1: Mục tiêu và chuẩn đầu ra của CTĐT
Mở đầu
Khoa Khoa học cơ bản Trường Đại học Quảng Bình là một khoa đào tạo về lĩnh vực khoa học cơ bản, với các chuyên ngành cụ thể: Địa lý học, Sư phạm Toán, Sư phạm Vật lý, Sư phạm Hóa học, Sư phạm Ngữ văn, Sư phạm Lịch sử. Bộ môn Khoa học xã hội thuộc Khoa Khoa học cơ bản có đội ngũ cán bộ giảng viên có trình độ cao.
CTĐT cử nhân Địa lý học được xây dựng trên cơ sở chương trình khung do Bộ GD&ĐT ban hành và các quy định, hướng dẫn của Bộ GĐ&ĐT, của Trường ĐHQB, thể hiện được mục tiêu, CĐR dành cho sinh viên tốt nghiệp và bao trùm được mục tiêu và CĐR liên quan đến kiến thức, kỹ năng và thái độ của các học phần cụ thể. Mục tiêu và CĐR của CTĐT phản ánh rõ ràng sứ mạng, tầm nhìn và mục tiêu giáo dục của Nhà trường.
Tiêu chí 1.1. Mục tiêu của CTĐT được xác định rõ ràng, phù hợp với sứ mạng và tầm nhìn của cơ sở giáo dục đại học, phù hợp với mục tiêu của giáo dục đại học quy định tại Luật giáo dục đại học.
1. Mô tả
Trường Đại học Quảng Bình bắt đầu tổ chức đào tạo CTĐT cử nhân Địa lý học từ năm 2014 [H1.01.01.01]
Mục tiêu của CTĐT cử nhân Địa lý học được xác định rõ ràng theo các văn bản quy định về xây dựng CTĐT với các yêu cầu chặt chẽ về hình thức, mục tiêu, yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng của đào tạo trình độ đại học. [H1.01.01.01] Cụ thể là: Chương trình đào tạo trang bị cho người học kiến thức cơ bản nhằm phát triển toàn diện về phẩm chất, kiến thức của một cử nhân Địa lý chuyên ngành Địa lý Du lịch; có kỹ năng thích hợp để làm việc trong các lĩnh vực có liên quan đến Địa lý hoặc hoạt động Du lịch, đáp ứng được các yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của ngành và của xã hội. [H1.01.01.02]
Mục tiêu của CTĐT cử nhân Địa lý học được xác định phù hợp với mục tiêu của giáo dục đại học quy định tại Luật GDĐH và phù hợp với sứ mạng tầm nhìn của trường ĐHQB. Các tuyên bố về sứ mạng và tầm nhìn đến năm 2030 của Nhà trường đều đề cập tới việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; thực hiện nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Quảng Bình và cả nước” [H1.01.01.03].
Trong khi xây dựng, rà soát, điều chỉnh CTĐT, ĐCCT học phần, cán bộ giảng viên trong Bộ môn đã tích cực tìm hiểu và lồng ghép tinh thần về sứ mạng, tầm nhìn của Nhà trường vào mục tiêu đào tạo, CĐR của CTĐT và của từng học phần. Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo của Nhà trường tiến hành thẩm định và tham mưu ban hành CTĐT để đưa vào thực hiện [H1.01.01.04]
Hàng năm, Bộ môn đều tiến hành lấy ý kiến của sinh viên trước khi tốt nghiệp, cựu SV, nhà tuyển dụng… về CTĐT. Kết quả khảo sát cho thấy các ý kiến cơ bản đánh giá mục tiêu, CĐR và khung CTĐT đáp ứng yêu cầu xã hội. Đó là sự phù hợp với tầm nhìn, sứ mạng của Nhà trường là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao [H1.01.01.05]. Như vậy, với mục tiêu đào tạo cử nhân Địa lý học có kiến thức vững vàng về khoa học địa lý, đáp ứng nhu cầu xã hội trong bối cảnh hội nhập hiện nay, CTĐT cử nhân Địa lý học đã cụ thể hóa và hướng đến đạt được sứ mạng và tầm nhìn của Nhà trường.
Mục tiêu của CTĐT ngành Địa lý học phù hợp với Luật Giáo dục đại học [H1.01.01.06], và cũng phù hợp với mục tiêu của Nhà trường được nêu rõ trong Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường là: “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [H1.01.01.07]. Mục tiêu đào tạo được cụ thể hóa trong các hoạt động đào tạo, từ xây dựng, rà soát điều chỉnh CTĐT, KHĐT, các hoạt động ngoại khóa CLB chuyên môn, tổ chức thi, đánh giá kết quả học tập theo từng năm học, từng học kỳ… [H1.01.01.08]. Hàng năm, Bộ môn đều có tổng kết đánh giá và xây dựng kế hoạch hoạt động của Bộ môn, triển khai đến từng cán bộ giảng viên để thực hiện tốt mục tiêu đề ra. [H1.01.01.09]
2. Điểm mạnh
Mục tiêu của CTĐT cử nhân Địa lý học được xác định rõ ràng và phù hợp với mục tiêu của giáo dục đại học và sứ mạng tầm nhìn của Nhà trường.
Mục tiêu của CTĐT được cụ thể hóa thành các nhiệm vụ, kế hoạch đào tạo theo từng năm học, từng học kỳ. Khoa/ Bộ môn quán triệt nhiệm vụ đến từng CBGV nhằm hoàn thành tốt nhất mục tiêu đề ra.
3. Tồn tại
Việc rà soát, điều chỉnh và cập nhật mục tiêu chưa được rà soát một cách kỹ lưỡng về tính phù hợp với nhu cầu xã hội hiện nay.
4. Kế hoạch hành động
Năm học 2020-2021, Bộ môn cùng HĐKH của Khoa tổ chức đánh giá, rà soát lại mục tiêu của CTĐT theo hướng phù hợp hơn với sứ mạng, tầm nhìn của Nhà trường, với Luật giáo dục đại học và đáp ứng hơn nữa với nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
5. Tự đánh giá: 5/7
Tiêu chí 1.2. Chuẩn đầu ra của CTĐT được xác định rõ ràng, bao quát được cả các yêu cầu chung và yêu cầu chuyên biệt mà người học cần đạt được sau khi hoàn thành CTĐT.
1. Mô tả
Trên cơ sở các văn bản quy định, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT và của Nhà trường về việc xây dựng, rà soát, điều chỉnh CTĐT, Bộ môn Khoa học xã hội đã tổ chức xây dựng chuẩn đầu ra của CTĐT theo đúng quy trình. Cụ thể là thành lập nhóm biên soạn, lấy ý kiến của các bên liên quan về CĐR, tổ chức các cuộc họp thảo luận, nghiệm thu CĐR các cấp [H1.01.02.01].
CĐR của CTĐT cử nhân Địa lý học được mô tả rõ ràng trong khung CTĐT ban hành năm 2014 và điều chỉnh năm 2015 (ban hành 2016), 2017, 2019 phản ánh được mục tiêu đào tạo, sứ mạng và tầm nhìn của Khoa và Nhà trường [H1.01.02.02], [H1.01.02.03]. CĐR của CTĐT được thể hiện qua ba yếu tố cốt lõi mà người học cần đạt được sau khi tốt nghiệp: kiến thức, kỹ năng và thái độ. Theo đó, CĐR của CTĐT đã được thiết kế rõ ràng giúp cho GV và SV dễ dàng xác định mục tiêu trong quá trình giảng dạy và học tập và những gì cần đạt được về kiến thức, kỹ năng và thái độ sau khi học tập [H1.01.02.03].
CĐR của CTĐT cử nhân Địa lý học bao quát được cả các yêu cầu chung và yêu cầu chuyên biệt mà người học cần đạt được sau khi hoàn thành CTĐT. Cụ thể:
Về kiến thức: CTĐT ngành Địa lý học hướng đến trang bị cho SV những kiến thức giáo dục đại cương về Lý luận chính trị (Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh), Pháp luật đại cương, Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng – an ninh, ngoại ngữ, tin học được xây dựng theo quy định chung của Nhà trường đối với tất cả các chuyên ngành đào tạo. Ngoài khối kiến thức đại cương, CTĐT Địa lý học còn bao gồm các kiến thức cơ sở ngành: Địa lý tự nhiên, Địa lý kinh tế – xã hội đại cương và khu vực (thế giới, Việt Nam và địa phương), kiến thức cơ bản về phương pháp nghiên cứu khoa học và kiến thức chuyên ngành Địa lý du lịch, liên quan đến tổ chức không gian, quy hoạch lãnh thổ, phân tích, đánh giá các vấn đề về tài nguyên, môi trường du lịch phát triển bền vững, … đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập quốc tế, các vấn đề trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn như văn hóa, lịch sử, ngôn ngữ, dân cư, lao động, dân tộc, quản trị, kinh tế, marketing, pháp luật về du lịch … phù hợp với yêu cầu của công việc thực tiễn, các kiến thức cơ bản về tâm lý du khách, nghiệp vụ du lịch (hướng dẫn, tổ chức sự kiện, lữ hành, lễ tân, buồng phòng,) để thực hiện tốt các công việc liên quan đến lĩnh vực du lịch. [H1.01.02.03]
CĐR ngành Địa lý học cũng xác định rõ ràng những kỹ năng mà SV cần đạt được như: vận dụng những kiến thức về địa lý học vào việc thực hiện các yêu cầu của các lĩnh vực hoạt động du lịch; vận dụng được các kỹ năng nghiên cứu khoa học, GIS – viễn thám – bản đồ, tin học, thống kê xã hội (SPSS) trong việc nghiên cứu, đánh giá tài nguyên du lịch, quy hoạch lãnh thổ, thiết kế tuyến – điểm du lịch, khảo sát nhu cầu thị trường du lịch; sử dụng thành thạo một số phương tiện kỹ thuật (máy ảnh, máy quay phim, máy ghi âm, định vị GPS, bản đồ số, máy chiếu,…), thương mại điện tử nhằm hỗ trợ hoạt động nghiệp vụ du lịch; vận dụng linh hoạt các kỹ năng mềm trong công việc như: giao tiếp, làm việc độc lập, làm việc nhóm, xử lý tình huống, hoạt náo, tổ chức các hoạt động tập thể, …; sử dụng được ngoại ngữ chuyên ngành trong hướng dẫn du lịch và công việc tại các công ty, đơn vị hoạt động về du lịch. [H1.01.02.03].
Thái độ, những vị trí công tác có thể đảm nhận cũng như khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp của người học cũng được xác định cụ thể trong CĐR của CTĐT [H1.01.02.03]
CĐR của CTĐT còn được thể hiện cụ thể thông qua CĐR của từng học phần. Các CĐR của từng học phần cũng được tổ chức dưới dạng các nhóm kiến thức kỹ năng và thái độ. Nhìn chung, CĐR của từng học phần đã phủ khắp và góp phần thực hiện CĐR tổng thể của CTĐT. Đây là cơ sở quan trọng, đảm bảo và làm tăng tính khả thi, đo lường và đánh giá được của CĐR cũng như mối liên kết giữa CĐR với CTĐT [H1.01.02.04].
2. Điểm mạnh
CĐR của CTĐT được xác định rõ ràng, cụ thể, phản ánh được mục tiêu đào tạo và sứ mạng, tầm nhìn của Nhà trường.
CĐR của CTĐT bao quát được cả các yêu cầu chung và yêu cầu chuyên biệt của ngành Địa lý học về kiến thức, kỹ năng và thái độ.
3. Tồn tại
Bộ môn mới thực hiện rà soát điều chỉnh CĐR theo hướng dẫn của Nhà trường mà chưa chủ động tiến hành công việc này theo từng năm học.
4. Kế hoạch hành động
Trong năm học 2020 – 2021 và những năm tiếp theo, Bộ môn yêu cầu các GV rà soát lại CĐR của từng học phần và sẽ cùng hội đồng KHĐT Khoa đánh giá, rà soát và đề xuất điều chỉnh CĐR của toàn bộ CTĐT theo hướng hiện đại hóa, tiếp cận quốc tế và đáp ứng tốt hơn nhu cầu nguồn nhân lực ngày càng cao của xã hội.
5. Tự đánh giá: 4/7
Tiêu chí 1.3. CĐR của CTĐT phản ánh được yêu cầu của các bên liên quan, được định kỳ rà soát, điều chỉnh và được công bố công khai.
1. Mô tả
Theo các văn bản quy định của Nhà trường về xây dựng CTĐT, trong quá trình xây dựng CĐR, Bộ môn có tham khảo các CTĐT uy tín ở Việt Nam và trên thế giới như CTĐT của ĐHSP TP. HCM ĐHSP Đà Nẵng, Trường Đại học Livepoor Hope … [H1.01.03.01]; đồng thời có sự tham gia của các chuyên gia cùng lĩnh vực [H1.01.03.02], có sự tham khảo ý kiến từ phía cựu SV và các nhà tuyển dụng [H1.01.03.02]. CĐR đã được hội đồng chuyên môn các cấp thông qua, nghiệm thu và được Nhà trường phê chuẩn thực hiện [H1.01.03.02]. Như vậy CĐR của CTĐT Địa lý học phản ánh được yêu cầu của các bên liên quan, nói cách khác, CĐR được kết cấu dựa trên quá trình hệ thống hóa quan điểm của các bên liên quan sau khi khảo sát nhằm đưa ra một bản danh mục CĐR (về kiến thức, kỹ năng, thái độ khả năng ngoại ngữ, tin học và cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp) phù hợp với thực tiễn xã hội cũng như tính chất chuyên môn của ngành học [H1.01.03.02].
Từ năm 2014 đến nay, CĐR của CTĐT SP Ngữ văn đã được chỉnh sửa hoàn thiện hai lần [H1.01.03.03] sau khi tiếp thu ý kiến của các bên liên quan. CĐR của CTĐT vì thế ngày càng cụ thể, rõ ràng hơn, giúp sinh viên có định hướng tốt hơn trong quá trình học tập [H1.01.03.03].
Hằng năm, Nhà trường đều tổ chức lấy ý kiến đánh giá của SV về hoạt động giảng dạy của GV sau mỗi học kỳ và lấy ý kiến đánh giá của SV trước khi tốt nghiệp về chất lượng đào tạo. Kết quả cho thấy phần lớn SV khá hài lòng với việc giảng dạy của GV cũng như chất lượng đào tạo ngành Địa lý học [H1.01.03.04]. Các ý kiến góp ý của SV về CTĐT, nội dung và phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra, đánh giá… là cơ sở quan trọng để Bộ môn xem xét có những điều chỉnh về nội dung, phương pháp giảng dạy nhằm tăng sự tương thích giữa CĐR của mỗi học phần với kỳ vọng của người học [H1.01.03.04].
Để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, theo kế hoạch của Nhà trường, hàng năm, Bộ môn tiến hành lấy ý kiến của nhà sử dụng lao động về CTĐT và chất lượng sinh viên tốt nghiệp. [H1.01.03.04]. Các nhà tuyển dụng đều bày tỏ ý kiến đồng tình cao với những kỹ năng nghề nghiệp mà CTĐT đưa ra.
CĐR của CTĐT sau khi được phê duyệt và ban hành thực hiện, được công bố công khai rộng rãi tới CBGV và người học, nhà sử dụng lao động thông qua nhiều hình thức khác nhau: website của Khoa, BB các cuộc họp về xây dựng CTĐT, CĐR [H1.01.03.05].
2. Điểm mạnh
– CĐR của CTĐT được xây dựng cụ thể, rõ ràng với sự đóng góp ý kiến của các bên liên quan và được rà soát, điểu chỉnh và cập nhật nhu cầu của thị trường lao động
– CĐR của CTĐT được công bố, công khai rộng rãi.
3. Tồn tại
Bộ môn chưa thiết lập được kênh thông tin riêng trên trang web của Khoa để tạo thuận lợi cho việc trao đổi, hợp tác, phản hồi của các bên liên quan.
Chưa có sự liên hệ, ký kết thật sự chặt chẽ giữa Bộ môn/ khoa với các cơ sở thực tập về những ràng buộc liên quan đến CĐR
4. Kế hoạch hành động
Trong năm 2020 -2021 và những năm tiếp theo, Bộ môn/ Khoa tham mưu cho Nhà trường trong việc ký kết các thỏa thuận hợp tác với các cơ sở thực tập đảm bảo những điều kiện liên quan đến CĐR của CTĐT nhằm tạo điều kiện cho SV đạt kết quả như mong đợi.
Khoa/ Bộ môn lập kế hoạch và tiến hành xây dựng kênh thông tin trên trang web của Khoa nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi với SV và nhà tuyển dụng.
5. Tự đánh giá: 4/7
Kết luận về Tiêu chuẩn 1
Điểm mạnh nổi bật:
Mục tiêu của CTĐT cử nhân Địa lý học được xác định rõ ràng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Mục tiêu này đã được cụ thể hóa thành các nhiệm vụ, kế hoạch đào tạo theo từng năm học, từng học kỳ và được quán triệt đến từng CBGV nhằm hoàn thành tốt nhất mục tiêu đề ra.
CTĐT được thiết kế công phu với sự đầu tư công sức và trí tuệ của nhiều nhà khoa học, nhà tuyển dụng, CBGV và cựu SV. CĐR của CTĐT được thiết kế khoa học nhằm phát huy phẩm chất, năng lực người học và được công bố công khai cho SV ngay từ năm thứ nhất và luôn được thể hiện cụ thể trong từng năm học, ở từng học kỳ và từng học phần cụ thể.
Tồn tại cơ bản:
Bộ môn cũng xác định được những hạn chế về CĐR của CTĐT cử nhân Địa lý học như: việc điều chỉnh và cập nhật mục tiêu chưa được rà soát một cách kỹ lưỡng về tính phù hợp với nhu cầu xã hội hiện nay; Bộ môn mới thực hiện rà soát điều chỉnh CĐR theo hướng dẫn của Nhà trường mà chưa chủ động tiến hành công việc này theo từng năm học; Bộ môn chưa thiết lập được kênh thông tin riêng trên trang web của Khoa để tạo thuận lợi cho việc trao đổi, hợp tác, phản hồi của các bên liên quan; chưa có sự liên hệ, ký kết thật sự chặt chẽ giữa Bộ môn/ khoa với các cơ sở thực tập về những ràng buộc liên quan đến CĐR.
Tiêu chuẩn 1 có 3 tiêu chí, đạt 3/3, điểm trung bình: 4,33/7
Tiêu chuẩn 2: Bản mô tả chương trình đào tạo
Mở đầu
Bản mô tả CTĐT ngành Địa lý học được xây dựng và ban hành lần đầu năm 2014, được điều chỉnh vào các năm 2015 (ban hành 2016), 2017, 2019 theo các quy định, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, của trường ĐHQB, phù hợp với mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của Khoa, của Trường, được công bố công khai, dễ tiếp cận, gắn với nhu cầu của người học và nhu cầu xã hội về nguồn nhân lực ngành du lịch.
Bản mô tả CTĐT ngành Địa lý học có đầy đủ các thông tin về mục tiêu chương trình, chuẩn đầu ra của toàn bộ chương trình và của các học phần cụ thể, điều kiện tuyển sinh, cấu trúc chương trình, dự kiến kế hoạch giảng dạy theo từng học kỳ, đề cương học phần, các thông tin chi tiết về phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá học phần, đội ngũ giảng viên cơ hữu, các điều kiện về cơ sở vật chất, học liệu phục vụ giảng dạy và học tập.
Tiêu chí 2.1. Bản mô tả chương trình đào tạo đầy đủ thông tin và cập nhật.
1. Mô tả
Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn cụ thể về việc xây dựng, rà soát điều chỉnh CTĐT của Bộ GD&ĐT và của Nhà trường, Bộ môn Khoa học xã hội đã tiến hành thiết kể bản mô tả CTĐT chi tiết, cụ thể [H2.02.01.01], Bộ môn cũng tiến hành rà soát, điều chỉnh CTĐT vào các năm 2015, 2017, 2019 để CTTĐT ngày càng hoàn thiện, cập nhật và đáp ứng tốt hơn nhu cầu xã hội. [H2.02.01.01], [H2.02.01.02].
Bản mô tả CTĐT ngành Địa lý học nêu đầy đủ các thông tin về CTĐT (tên chương trình, trình độ đào tạo, mã ngành đào tạo, loại hình đào tạo) mục tiêu đào tạo, CĐR về kiến thức, kỹ năng và thái độ, những vị trí công tác người học có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp, thời gian đào tạo, đối tượng tuyển sinh, quy chế đào tạo, thang điểm đánh giá, khung CTĐT, kế hoạch giảng dạy, các điều kiện cơ sở vật chất, học liệu phục vụ giảng dạy và học tập
Các nội dung của bản mô tả CTĐT ngành Địa lý học
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC
Tên chương trình: Địa lý Du lịch
Trình độ đào tạo: Đại học
Ngành đào tạo: Địa lý học (Geography)
Loại hình đào tạo: Chính quy
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-ĐHQB ngày tháng năm 2019
của Hiệu trưởng Trường Đại học Quảng Bình)
1. Mục tiêu đào tạo
Đào tạo Cử nhân Địa lý học trình độ đại học có kiến thức chuyên sâu về Địa lý Du lịch; có kỹ năng thích hợp để vận dụng kiến thức địa lý trong các công việc có liên quan đến du lịch; có thái độ tích cực, năng động, sáng tạo, đáp ứng tốt yêu cầu xã hội trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
2. Chuẩn đầu ra
2.1. Yêu cầu năng lực
Mã CĐR |
Nội dung chuẩn đầu ra |
---|---|
2.1.1 Về kiến thức | |
CĐR1 | Hiểu rõ các kiến thức giáo dục đại cương về Lý luận chính trị (Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh), kiến thức cơ bản về phương pháp nghiên cứu khoa học, pháp luật đại cương, có chứng chỉ Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng – an ninh; |
CĐR2 | Hiểu rõ các kiến thức cơ bản về Địa lý tự nhiên, Địa lý kinh tế – xã hội đại cương và khu vực (thế giới, Việt Nam và địa phương), GIS và viễn thám; |
CĐR3 | Hiểu biết cơ bản về các vấn đề trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn như văn hóa, lịch sử, dân tộc, thống kê, … phù hợp với chuyên ngành địa lý du lịch. |
CĐR4 | Hiểu rõ các kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực Địa lý du lịch, liên quan đến tổ chức không gian, quy hoạch lãnh thổ, phân tích, đánh giá tài nguyên, đánh giá tác động môi trường, khảo sát nhu cầu thị trường, phát triển du lịch phát triển bền vững, … đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập quốc tế; |
CĐR5 | Hiểu được các kiến thức cơ bản về tâm lý du khách, nghiệp vụ du lịch (hướng dẫn, tổ chức sự kiện, lữ hành, lễ tân, buồng phòng) để thực hiện tốt các công việc trong lĩnh vực du lịch; |
2.1.2. Về kỹ năng | |
CĐR6 | Vận dụng được những kiến thức về địa lý học vào việc thực hiện các yêu cầu của các lĩnh vực hoạt động du lịch; |
CĐR7 | Vận dụng thành thạo kiến thức chuyên ngành, các nghiệp vụ nghề trong việc đánh giá tài nguyên du lịch, khảo sát thị trường, quy hoạch lãnh thổ, thiết kế tuyến – điểm, sản phẩm, chương trình, điều hành và hướng dẫn du lịch. |
CĐR8 | Vận dụng linh hoạt kỹ năng mềm trong hoạt động du lịch như: giao tiếp, làm việc độc lập, làm việc nhóm, xử lý tình huống, hoạt náo, tổ chức các hoạt động tập thể, … |
CĐR9 | Sử dụng được một số phương tiện kỹ thuật như: máy tính, máy ảnh – quay phim, ghi âm, định vị GPS, máy chiếu, nhằm hỗ trợ hoạt động nghiệp vụ du lịch; |
CĐR10 | Sử dụng được ngoại ngữ chuyên ngành trong hướng dẫn du lịch và làm việc tại các công ty, đơn vị hoạt động về du lịch; |
2.1.3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm | |
CĐR11 | Hình thành phẩm chất cơ bản của người lao động xã hội chủ nghĩa, thấm nhuần thế giới quan Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; |
CĐR12 | Yêu nghề và có đạo đức nghề nghiệp, có tinh thần phục vụ cộng đồng; có ý thức tổ chức kỷ luật cao; có tác phong chuyên nghiệp; có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp trong công việc. |
2.2. Trình độ Ngoại ngữ
Có chứng chỉ trình độ B1 trở lên (bậc 3/6 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) hoặc tương đương do một cơ sở được Trường Đại học Quảng Bình chỉ định cấp.
2.3. Trình độ Tin học
Có chứng chỉ trình độ Ứng dụng Công nghệ thông tin cơ bản trở lên hoặc tương đương do Trường Đại học Quảng Bình cấp.
2.4. Sự tương thích của chuẩn đầu ra với sứ mạng, tầm nhìn của trường, khoa và mục tiêu đào tạo của chương trình
Chuẩn đầu ra |
CĐR1 |
CĐR2 |
CĐR3 |
CĐR4 |
CĐR5 |
CĐR6 |
CĐR7 |
CĐR8 |
CĐR9 |
CĐR10 |
CĐR11 |
CĐR12 |
||
Trường |
Sứ mạng: |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
|
Tầm nhìn: |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
||
Khoa |
Sứ mạng: |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
|
Tầm nhìn: |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
||
Mục tiêu đào tạo của chương trình |
Mục tiêu chung |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
|
Mục tiêu cụ thể |
Kiến thức |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
|
Kỹ năng |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
2 |
2 |
||
Thái độ |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
1 |
1 |
Ghi chú: 1: Tương thích; 2: Tương thích một phần; 3: Không tương thích
3. Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp
3.1. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
1 |
Nhân viên thiết kế, phát triển và điều hành chương trình du lịch tại các công ty lữ hành. |
2 |
Hướng dẫn viên du lịch tự do hoặc hướng dẫn viên tại các điểm đến (sau khi được bổ túc chứng chỉ Nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch). |
3 |
Nhân viên lễ tân, tổ chức sự kiện, phục vụ tại các khách sạn, nhà hàng – bar, khu du lịch; |
4 |
Giảng dạy và nghiên cứu ở các Trường Đại học, cao đẳng, Trung cấp có đào tạo về du lịch hoặc các cơ sở đào tạo nhân lực du lịch, cơ quan nghiên cứu, dự án phát triển du lịch (sau khi được bổ túc chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm). |
5 |
Chuyên viên tại các cơ quan quản lý, quy hoạch lãnh thổ du lịch như: Sở, phòng Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Tài nguyên và Môi trường, văn phòng hướng dẫn du lịch, …; |
3.2. Mối quan hệ giữa chuẩn đầu ra với vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Vị trí việc làm |
Chuẩn đầu ra |
|||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
CĐR1 |
CĐR2 |
CĐR3 |
CĐR4 |
CĐR5 |
CĐR6 |
CĐR7 |
CĐR8 |
CĐR9 |
CĐR10 |
CĐR11 |
CĐR12 |
|
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
2 |
1 |
1 |
1 |
2 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
3 |
1 |
2 |
1 |
2 |
1 |
2 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
4 |
1 |
1 |
1 |
1 |
2 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
5 |
1 |
1 |
1 |
1 |
2 |
1 |
1 |
1 |
1 |
2 |
1 |
1 |
Ghi chú: 1: Liên quan; 2: Liên quan một phần; 3: Không liên quan
4. Thời gian đào tạo: 4 năm
5. Khối lượng kiến thức toàn khoá: 128 tín chỉ (chưa kể Ngoại ngữ không chuyên, Giáo dục Quốc phòng – An ninh và Giáo dục Thể chất)
6. Đối tượng và phương thức tuyển sinh:
Đối tượng tuyển sinh, phương thức tuyển sinh thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Đề án tuyển sinh hằng năm của Trường Đại học Quảng Bình.
7. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp
Thực hiện theo Quy định tại Văn bản hợp nhất số 17/2014/VBHN-BGDĐT ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ; Quyết định số 2516/QĐ-ĐHQB ngày 19 tháng 8 năm 2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Quảng Bình ban hành Quy định đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ.
8. Cách thức đánh giá
Thực hiện theo Quy định tại Văn bản hợp nhất số 17/2014/VBHN-BGDĐT ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ; Quyết định số 2516/QĐ-ĐHQB ngày 19 tháng 8 năm 2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Quảng Bình ban hành Quy định đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ.
9. Nội dung chương trình
Tổng kiến thức toàn khóa gồm 128 TC, trong đó:
9.1. Kiến thức giáo dục đại cương 22 Tín chỉ
(Chưa kể phần kiến thức về Ngoại ngữ, Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng)
9.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 106 Tín chỉ
Kiến thức cơ sở ngành: 42 TC
Kiến thức chuyên ngành: 41 TC
Kiến thức tự chọn bổ trợ: 10/16 TC
Thực tập tốt nghiệp: 6TC
KLTN hoặc các học phần thay thế: 7 TC
10. Kế hoạch giảng dạy
Theo nguyên tắc Khối kiến thức chung và kiến thức cơ ngành được giảng dạy trước. Khối kiến thức chuyên ngành và tự chọn bổ trợ được tổ chức giảng dạy ngay sau đó, đảm bảo cho SV hoàn thành các học phần tiên quyết từ năm thứ nhất đến hết năm thứ hai và đi sâu vào các học phần chuyên ngành và tự chọn bổ trợ ở năm thứ ba và hết năm thứ tư.
Theo kết quả khảo sát ý kiến của các bên liên quan về CTĐT như chuyên gia, nhà tuyển dụng, cựu SV, SV trước khi tốt nghiệp… cơ bản các ý kiến đều cho rằng bản mô tả CTĐT Địa lý học có đầy đủ các thông tin cần thiết để SV có thể chủ động thiết lập kế hoạch, lộ trình học tập theo mong muốn [H2.02.01.03].
2. Điểm mạnh
Bản mô tả CTĐT ngành Địa lý học có các thông tin đầy đủ và tường minh.
Bản mô tả CTĐT thường xuyên được điều chỉnh và cập nhật theo các xu hướng đào tạo mới trong nước và quốc tế về lĩnh vực Địa lý học. Khối kiến thức cơ sở ngành và kiến thức chuyên ngành được thiết kế đáp ứng yêu cầu các nhà tuyển dụng, theo hướng ngày càng gia tăng khối lượng kiến thức về thực hành, phát triển kỹ năng, năng lực cho người học.
Mục tiêu của CTĐT được cụ thể hóa thành các nhiệm vụ, kế hoạch đào tạo theo từng năm học, từng học kỳ. Khoa/ Bộ môn quán triệt nhiệm vụ đến từng CBGV nhằm hoàn thành tốt nhất mục tiêu đề ra.
3. Tồn tại
Kế hoạch giảng dạy dự kiến trong bản mô tả CTĐT chưa đáp ứng nhu cầu học vượt, học sớm của người học.
Việc lấy ý kiến các cựu SV và nhà tuyển dụng về CTĐT chưa được sâu rộng.
4. Kế hoạch hành động
Năm học 2020-2021, Bộ môn cùng HĐKH của Khoa tổ chức đánh giá, rà soát, điều chỉnh kế hoạch giảng dạy các khối kiến thức chung, kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành cho phù hợp hơn, theo hướng hỗ trợ thời gian nhiều hơn cho các học phần chuyên ngành
Trong học kỳ II, năm học 2020 -2021, Bộ môn triển khai lấy ý kiến sâu rộng của các bên liên quan đặc biệt là cựu SV và nhà tuyển dụng để có những điều chỉnh nếu cần thiết.
5. Tự đánh giá: 5/7
Tiêu chí 2.2. Đề cương các học phần đầy đủ thông tin và cập nhật.
1. Mô tả
Trên cơ sở bản mô tả CTĐT, Bộ môn Khoa học xã hội dã tổ chức xây dựng đề cương chi tiết các học phần theo quy trình được hướng dẫn tại các văn bản của Bộ GD&ĐT, của Nhà trường [H2.02.02.01]. Mục tiêu và CĐR của CTĐT được cụ thể hóa ở mục tiêu và được thể hiện ở các CĐR của từng học phần [H2.02.02.02]
Các ĐCCT học phần đều theo mẫu thống nhất chung của Nhà trường, bao gồm các thông tin sau:
-Thông tin chung về học phần: Tên học phần,Mã số học phần, Số tín chỉ, Số giờ tín chỉ, Ngành học, Loại học phần: (Bắt buộc/tự chọn, Bộ môn phụ trách:,Giảng viên phụ trách chính,Danh sách giảng viên cùng giảng dạy.
– Điều kiện tiên quyết:
-Mục tiêu của học phần: + Về kiến thức; kỹ năng, thái độ
– Chuẩn đầu ra học phần: về kiến thức, kỹ năng, tyhais độ (mức độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm)
– Tóm tắt nội dung học phần
– Nội dung chi tiết học phần: chia theo các chương, mục
– Hình thức giảng dạy và phân bổ thời gian
Các chủ đề thảo luận và tiểu luận dự kiến
Ma trận quan hệ giữa Chuẩn đầu ra và Nội dung (các chương) của học phần
Các thông tin về phương pháp giảng dạy
– Nhiệm vụ của sinh viên
– Tài liệu phục vụ cho học phần
– Thang điểm đánh giá
– Phương pháp, hình thức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập học phần
– Ma trận quan hệ giữa Chuẩn đầu ra và Hình thức đánh giá
Tất cả các ĐCCT học phần đều được biên soạn theo mẫu thống nhất chung và cung cấp cho SV ngay khi bắt đầu học học phần. ĐCCT của các học phần cũng được Bộ môn công khai trên website của khoa. Tạo điều kiện thuận lợi cho SV đẽ dàng tiếp cận [H2.02.02.03].
Tất cá các ĐCCT học phần được chuẩn hóa trong toàn bộ CTĐT. ĐCCT học phần cũng được rà soát, cập nhật, điều chỉnh ít nhất hai năm một lần đặc biệt là về nội dung học phần và danh mục tài liệu tham khảo [H2.02.02.04]
Trong quá trình xây dựng ĐCCT học phần, Bộ môn đã tham chiếu, so sánh, tiếp thu và cập nhật ĐCCT học phần của các cơ sở đào tạo có uy tín trong nước và quốc tế, có sự chọn lọc cho phù hợp với văn hóa Việt Nam và thực tiễn địa phương [H2.02.02.04]
2. Điểm mạnh
ĐCCT các học phần được chuẩn hóa về hình thức và nội dung theo quy định của Nhà trường.
Các bản ĐCCT học phần liên tục được cập nhật theo hướng hiện đại, quốc tế hóa và đáp ứng nhu cầu xã hội.
Mọi thông tin về CTĐT, ĐCCT học phần đều được cung cấp, phổ biến đầy đủ để SV chủ động trong việc lập kế hoạch cho lộ trình học tập của mình một cách hiệu quả nhất.
3. Tồn tại
Một số ĐCCT học phần chưa cập nhật kịp thời giáo trình mới nhất.
Bộ môn thiếu dữ liệu cập nhật trong chuyên ngành Địa lý học, vì thế GV và SV đôi lúc chưa theo kịp những phát triển mới trong nghiên cứu, đào tạo.
4. Kế hoạch hành động
Trong năm học 2020 – 2021 và những năm tiếp theo, Bộ môn yêu cầu các GV liên tục cập nhật nâng cấp hệ thống, giáo trình, tài liệu tham khảo mới nhất trong học phần mình giảng dạy.
Cũng trong năm học 2020- 2021, Bộ môn/ Khoa tiến hành xây dựng dữ liệu online trong lịch vực Địa lý học nhằm tạo điều kiện cho GV và SV tiếp cận với những tri thức mới.
5. Tự đánh giá: 4/7
Tiêu chí 2.3. Bản mô tả CTĐT và đề cương học phần được công bố công khai và các bên liên quan dễ dàng tiếp cận.
1. Mô tả
Sau khi CTĐT ngành Địa lý học được Hiệu trưởng trường ĐHQB phê duyệt và ban hành [H2.02.03.01], Bộ môn đã công bố công khai cho người học và giảng viên bản mô tả CTĐT và CTCT/ĐCCT (MC CTĐT, ĐCCT học phần) các học phần bằng nhiều hình thức khác nhau: trên website của Khoa/ Nhà trường, tờ rơi tuyển sinh, tư vấn giới thiệu cho sinh viên khóa mới, niêm yết công khai bản mô tả CTĐT tại bảng thông báo của Khoa [H2.02.03.02]. Trong các báo cáo tổng kết về công tác đào tạo của Bộ môn, Khoa đều có đề cập đến việc thông báo công khai các bản mô tả CTĐT [H2.02.03.03]. Những điều chỉnh về CTĐT đều được cập nhật kịp thời, trên trang web của Khoa luôn cập nhật bản mô tả CTĐT mới nhất [H2.02.03.04]. Việc sử dụng và công bố công khai bản mô tả CTĐT và ĐCCT học phần bằng nhiều hình thức khác nhau đã giúp cho SV chủ động trong việc đăng ký khối lượng học tập, có kế hoạch, lộ trình cho việc học tập trong năm học và trong suốt cả khóa học.
Bản mô tả CTĐT và ĐCCT học phần đều được phản biện của các chuyên gia trong và ngoài trường, được HĐKH của Khoa cho ý kiến [H2.02.03.05]. CTĐT đi kềm bản mô tả CTĐT và các ĐCCT học phần được định kỳ điều chỉnh dựa trên việc thu thập ý kiến của các bên liên quan như nhà tuyển dụng, sinh viên, cựu sinh viên, sinh viên trước khi tốt nghiệp [H2.02.03.05]. Thông qua hoạt động thu thập ý kiến này, bản mô tả CTĐT và ĐCCT học phần trong CTĐT cử nhân Địa lý học được phổ biến tới các bên liên quan một cách dễ dàng và thuận tiện.
Cùng với việc điều chỉnh và cập nhật CTĐT, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo, hàng năm giảng viên trong Bộ môn Khoa học xã hội được tham gia hội nghị, hội thảo về thực hành, thực tập; nâng cao chất lượng giảng dạy; đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả người học do Nhà trường tổ chức [H2.02.03.06].
2. Điểm mạnh
Bản mô tả CTĐT và ĐCCT học phần trong CTĐT cử nhân Địa lý học đều được công bố công khai bằng nhiều hình thức khác nhau. Các bên liên quan đều có thể tiếp cận một cách dễ dàng và thuận tiện.
Bộ môn cũng thường xuyên rà soát, điều chỉnh và cập nhật CTTĐT dựa trên nhiều nguồn thông tin khác nhau từ ý kiến đóng góp xây dựng của chuyên gia, nhà tuyển dụng, giảng viên, sinh viên, cựu sinh viên, HĐKH khoa
3. Tồn tại
Bộ môn đã tiến hành lấy ý kiến nhà tuyển dụng, cựu sinh viên để bổ sung, cập nhật CTĐT, ĐCCT học phần, nhưng phạm vi, đối tượng lấy ý kiến chưa rộng.
4. Kế hoạch hành động
Từ năm 2020 -2021 và những năm tiếp theo, Bộ môn/ Khoa sẽ phối hợp với phòng ĐBCLDG và phòng CTSV để mở rộng phạm vi, đối tượng lấy ý kiến đánh giá về CTĐT từ các nhà tuyển dụng và cựu SV để tiếp tục bổ sung, điều chỉnh CTĐT.
5. Tự đánh giá: 5/7
Kết luận về Tiêu chuẩn 2
Điểm mạnh nổi bật: Các thông tin trong bản mô tả CTĐT ngành Địa lý học được công bố rõ ràng, đầy đủ và tường minh. Bản mô tả CTĐT thường xuyên được điều chỉnh, cập nhật theo các xu hướng đào tạo và nghiên cứu mới. Quá trình bổ sung và điều chỉnh CTĐT của Bộ môn đều dựa trên việc thu thập nhiều nguồn thông tin khác nhau từ các bên liên quan: chuyên gia trong và ngoài trường, nhà tuyển dụng, giảng viên, sinh viên, cựu sinh viên, HĐKH khoa. Bản mô tả CTTĐT và ĐCCT học phần đều được chuẩn hóa theo mẫu thống nhất chung của Nhà trường. Mọi thông tin liên quan đến CTĐT, ĐCCT học phần, cấu trúc nội dung, phương pháp kiểm tra, đánh giá, hình thức và phương pháp giảng dạy… của học phần đều được cung cấp đầy đủ để SV đễ dàng tiếp cận và chủ động xây dựng cho mình kế hoạch, lộ trình học tập phù hợp và hiệu quả nhất cho từng kỳ, từng năm và trong toàn khóa học.
Tồn tại cơ bản: Cùng với những điểm mạnh trên, Bộ môn cũng xác định được những hạn chế về bản mô tả CTĐT cử nhân Địa lý học như: kế hoạch giảng dạy dự kiến trong bản mô tả CTĐT chưa đáp ứng nhu cầu học vượt, học sớm của người học; một số ĐCCT học phần chưa cập nhật kịp thời giáo trình mới nhất; Bộ môn đã tiến hành lấy ý kiến của nhà tuyển dụng, cựu sinh viên để bổ sung, cập nhật CTĐT, ĐCCT học phần, nhưng phạm vi, đối tượng lấy ý kiến phản hồi chưa rộng.
Tiêu chuẩn 2 có 3 tiêu chí, đạt 3/3, điểm trung bình: 4,67/7
Tiêu chuẩn 3: Cấu trúc và nội dung chương trình dạy học
Mở đầu
CTĐT cử nhân Địa lý học được cấu trúc hợp lý và hệ thống, tuân thủ theo các văn bản quy định về xây dựng CTĐT của nhà trường với các yêu cầu chặt chẽ về hình thức, mục tiêu, yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng của đào tạo Địa lý học trình độ đại học và đáp ứng linh hoạt nhu cầu nhân lực của thị trường lao động. Các phương pháp dạy và học, kiểm tra đánh giá SV được sử dụng để nhằm đảm bảo đạt các CĐR chung của cả CTĐT và các CĐR của từng học phần. Nội dung các học phần được cấu trúc logic, theo trình tự và mang tính tích hợp, linh hoạt, thể hiện tính khoa học của toàn bộ CTĐT. Đồng thời, CTĐT của ngành Địa lý học liên tục được rà soát định kỳ nhằm đảm bảo tính thích hợp và cập nhật ở từng học phần cụ thể và ở CTĐT tổng thể.
Tiêu chí 3.1. Chương trình dạy học được thiết kế dựa trên chuẩn đầu ra
1. Mô tả
CTĐT ngành Địa lý học thể hiện được sự phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Bộ môn và Khoa Khoa học cơ bản [H3.03.01.01]. Điều này thể hiện trong nội dung của các học phần và trong toàn bộ CTĐT, góp phần xây dựng mục tiêu trường Đại học Quảng Bình theo định hướng ứng dụng, đa ngành, đa lĩnh vực, phục vụ quá trình phát triển thực tiễn của địa phương, chủ động hội nhập với các trường đại học trong và ngoài khu vực [H3.03.01.02].
Sau nhiều lần bổ sung, điều chỉnh, CTĐT cử nhân Địa lý học đã thể hiện tính chất thực tiễn, hiện đại và cập nhật [H3.03.01.03]. Toàn bộ các học phần hiện nay được xây dựng dựa trên thực tế nhu cầu xã hội, nằm trong chủ trương điều chỉnh của nhà trường (được xây dựng căn cứ theo quy chế đào tạo đại học ở ĐHQB) [H3.03.01.04], nhằm đảm bảo triết lý đào tạo theo tín chỉ, thể hiện trong bố cục, nội dung cụ thể của chương trình. Cụ thể:
Tổng số tín chỉ của CTĐT là 128 tín chỉ (chưa tính đến các học phần Ngoại ngữ, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và Ngoại ngữ).Trong đó:
– Kiến thức giáo dục đại cương: 22 Tín chỉ (17,2%)
– Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 106 Tín chỉ (82,8%)
Trong đó, số tín chỉ bắt buộc là 118 tín chỉ, số tín chỉ tự chọn là 10. Nếu tính tỷ lệ bắt buộc và tự chọn thì số tín chỉ tự chọn còn ít, chỉ chiếm 7,8% so với 92,2% bắt buộc. Cơ cấu các khối kiến thức trong CTĐT là hợp lý, đáp ứng nhiệm vụ đào tạo nhân lực phục vụ nhu cầu xã hội ngày càng cao.
Cùng với việc trang bị kiến thức cho SV, cấu trúc của chương trình được xây dựng nhằm đảm bảo cho người học được trang bị các kỹ năng nghề nghiệp: nghiệp vụ hướng dẫn, nghiệp vụ lữ hành, nghiệp vụ lễ tân, nghiệp vụ buồng phòng, tổ chức sự kiện, … Đây chính là nhóm các kỹ năng cần thiết cho cử nhân chuyên ngành Địa lý du lịch, đáp ứng được CĐR của CTĐT.
Về phân bố các học phần: Các học phần bắt buộc/tự chọn, chung/cơ sở/chuyên ngành/tiên quyết được phân bổ hợp lý nhằm tạo điều kiện để SV chủ động trong lựa chọn đăng ký các học phần theo kế hoạch [H3.03.01.03].
Với kết cấu như trên, nội dung chương trình dạy học đảm bảo trang bị cho người học kiến thức, kỹ năng, thái độ theo yêu cầu của CĐR. Điều này thể hiện rõ qua khảo sát của người học về việc phù hợp giữa nội dung đào tạo và công việc hiện tại. [H3.03.01.05].
2. Điểm mạnh
Dựa trên CTĐT, bản mô tả CTĐT và các đề cương học phần được phê duyệt và ban hành, Bộ môn Khoa học xã hội đã thiết kế chương trình dạy học với các học phần có nội dung bao trùm các CĐR của CTĐT.
Bởi các CĐR được xây dựng rõ ràng, chi tiết [H3.03.01.03] nên chương trình dạy học được vận hành một cách nhuần nhuyễn và hiệu quả, có hệ thống và được sự thống nhất giữa các giảng viên trong Bộ môn. Bộ môn đã chú trọng tới tính logic của các học phần trong chương trình dạy học, nhằm đảm bảo cho SV được tiếp cận các kiến thức theo trình tự từ cơ bản đến chuyên sâu, từ khối lĩnh vực rộng đến kiến thức chuyên ngành hẹp. Đây cũng là triết lý sư phạm theo đào tạo tín chỉ mà Bộ môn đã thấm nhuần từ nhiều năm nay.
Từ CTĐT, Bộ môn đã tổ chức xây dựng ĐCHP, trong đó xác định tổ hợp các phương pháp giảng dạy, học tập, phương pháp kiểm tra/đánh giá kết quả học tập của người học của tất cả các môn học/học phần trong CTĐT. Theo đó, các phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá cơ bản là phù hợp, góp phần hỗ trợ hiệu quả việc đạt được CĐR. Các hình thức đánh giá phong phú được đề xuất như Tự luận, thuyết trình, báo cáo, vấn đáp, thực hành… đã làm cho việc đánh giá ngày càng khách quan, đa dạng, đáp ứng được các CĐR của CTĐT.
3. Tồn tại
CĐR được rà soát, bổ sung và điều chỉnh định kỳ theo hướng dẫn của trường Đại học Quảng Bình. Bộ môn và các giảng viên chưa thực sự chủ động đề xuất để tiến hành điều chỉnh một cách thường xuyên, theo từng học kỳ, từng năm học. Bởi việc điều chỉnh CTĐT trên thực tế sẽ điều chỉnh số lượng học phần (rút bớt hoặc mở mới) ảnh hưởng đến số lượng giảng viên phụ trách đảm nhiệm giảng dạy cho các học phần. Đây là lý do tạo ra sự không ổn định của chương trình dạy học, dẫn đến có những khác biệt về chương trình dạy học ở các năm, gây ra những lúng túng cho SV, cán bộ giảng viên và quản lý Bộ môn, khiến cho SV gặp khó khăn trong việc lên kế hoạch học tập cho toàn khóa học. Giảng viên khi đối mặt với sự thay đổi trong CTĐT cũng có tâm lí ngại phải thay đổi ĐCHP, bài giảng; là trở ngại của việc rà soát bổ sung điều chỉnh CTĐT hằng năm.
4. Kế hoạch hành động
Từ năm học 2020-2021, Bộ môn Khoa học xã hội sẽ chủ động đề xuất hội đồng KH-ĐT Khoa Khoa học cơ bản bổ sung, điều chỉnh CTĐT, trên cơ sở đó, điều chỉnh chương trình dạy học một cách hợp lý và thường xuyên hơn. Cụ thể: nội dung chương trình cần tăng cường thời lượng thực hành, thực tế chuyên môn, qua đó rèn luyện cho SV tác phong làm việc chuyên nghiệp, phát huy tích sáng tạo, tích cực chủ động của SV, đảm bảo tạo mọi điều kiện thuận lợi cho SV tốt nghiệp đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động.
5. Tự đánh giá: 5/7
Tiêu chí 3.2. Đóng góp của mỗi học phần trong việc đạt được chuẩn đầu ra là rõ ràng
1. Mô tả
Tất cả các học phần trong CTĐT Địa lý học đều có ĐCHP, trước đây là chương trình chi tiết, do các giảng viên trong Bộ môn Khoa học xã hội biên soạn theo yêu cầu về chuyên môn của từng học phần, phù hợp với chuẩn đầu ra của CTĐT và với phương thức đào tạo theo tín chỉ và các hướng dẫn xây dựng ĐCHP của Nhà trường ban hành.[H3.03.02.01]
Về cơ bản, đề cương các học phần đều được xây dựng dựa vào nội dung chương trình chi tiết học phần đã hoàn thiện trước đây. Theo đó đề cương tất cả các học phần đều đã được bổ sung và điều chỉnh cho phù hợp với CTĐT theo chuẩn đầu ra hiện hành. CTĐT Địa lý học ban hành năm 2014 với thời lượng 130 tín chỉ, đến năm 2015, cùng với việc xây dựng CĐR mới, CTĐT đã được cập nhật, rà soát, điều chỉnh bổ sung cho phù hợp. Bộ môn đã đề xuất xây dựng một số học phần mới đảm bảo hướng đến CĐR, đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động, tổng thời lượng sau điều chỉnh: 131 tín chỉ (ban hành 2016). Đến năm 2017, CTĐT Địa lý học có thay đổi do học phần ngoại ngữ không còn nằm trong tín chỉ tích lũy nên giảm xuống còn 124 TC. Năm 2019, CTĐT được điều chỉnh theo hướng thay đổi các học phần về lý luận Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh theo quy định chung.
Nếu như trước đây, trong chương trình chi tiết không có nội dung về CĐR của từng học phần mà chỉ có CĐR chung của CTĐT thì hiện nay, mỗi ĐCHP đều có CĐR cụ thể của từng học phần, đảm bảo sự phù hợp của mỗi học phần đối với CĐR chung toàn khóa học. Phần mục tiêu và CĐR được thể hiện rõ ràng, cụ thể những nội dung cần đạt được khi kết thúc học phần trên các mặt kiến thức, kỹ năng và thái độ của SV.
2. Điểm mạnh
Các học phần đại cương, các học phần thuộc khối kiến thức nhóm ngành, ngành được thiết kế linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi cho SV trong việc lựa chọn đăng ký học phần do không bị ràng buộc quá nhiều bởi các học phần tiên quyết. Nội dung của các học phần cơ sở và học phần chuyên ngành phù hợp, bổ trợ lẫn nhau. Đặc biệt các học phần đều đảm bảo SV tiếp thu được các kỹ năng cần thiết để có thể nghiên cứu, thực hành và làm việc trong lĩnh vực Địa lý học nói chung.
3. Tồn tại
Các học phần được thiết kế đều hướng đến CĐR CTĐT. Tuy nhiên, có một số học phần, thường thuộc khối kiến thức chung và kiến thức cơ sở cung cấp kiến thức nền tảng, thường bao gồm quá nhiều lý thuyết mà ít mang tính ứng dụng thực tiễn. Mặt khác, những học phần này thường được bố trí ở năm thứ nhất làm nền tảng cho các học phần chuyên sâu về sau nên khả năng thích ứng của sinh viên còn hạn chế. Từ đó điều này dễ nảy sinh tâm lý chán nản, thiếu sự hứng thú trong quá trình học tập.
4. Kế hoạch hành động
Bộ môn sẽ phối hợp với Khoa và Nhà trường tổ chức kiểm tra, rà soát các học phần chung thường được giảng dạy theo kiểu kinh viện, hàn lâm, quá nhiều lí thuyết. Đề xuất giảng viên cập nhật ĐCHP, chọn lọc những kiến thức thật cần thiết, liên hệ với thực tiễn và kiến thức chuyên ngành để tăng tính ứng dụng thực tiễn của học phần. Mặt khác, khuyến khích giảng viên sử dụng các phương pháp dạy học linh hoạt với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, nhằm thay đổi hình thức và phương pháp giảng dạy cũ, kích thích tính chủ động của người học trong việc tiếp cận, chiếm lĩnh kiến thức.
Tăng cường tham khảo CTĐT của các trường đại học tiên tiến và đặc biệt là CTĐT của các nước trong khu vực và quốc tế, nhằm đáp ứng hơn nữa xu hướng chung của thế giới và Việt Nam hiện nay.
5. Tự đánh giá: 5/7
Tiêu chí 3.3. Chương trình dạy học có cấu trúc, trình tự logic, nội dung cập nhật và có tính tích hợp
1. Mô tả
CTĐT cử nhân Địa lý học được thiết kế có 5 khối kiến thức, trong đó khối kiến thức chung cho SV đại học như: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Pháp luật đại cương, Phương pháp nghiên cứu khoa học, Tin học. Trong khối kiến thức chung này, sinh viên sư phạm ngành Địa lý học được học thêm học phần Cơ sở văn hóa Việt Nam nhằm bổ sung kiến thức nền tảng về văn hóa dân tộc, làm cơ sở cho kiến thức về văn hóa, du lịch trong chuyên ngành về sau.
CTĐT cử nhân Địa lý học có mục tiêu chủ yếu nhất là đào tạo nhân sự du lịch nên khối kiến thức chuyên ngành và bổ trợ rất quan trọng trong tổng thể CTĐT. Với thời lượng 51 TC, CTĐT thiết kế những học phần hình thành và phát triển năng lực chuyên môn về địa lý du lịch lẫn những học phần nghiệp vụ chuyên ngành du lịch như: nghiệp vụ hướng dẫn, nghiệp vụ lễ tân, nghiệp vụ lữ hành, nghiệp vụ buồng phòng, …
So với CTĐT cử nhân Địa lý học ban hành năm 2014, CTĐT năm 2015 đã được cải tiến nhiều, đặc biệt là ở khối kiến thức nghiệp vụ bổ trợ. Khảo sát cựu sinh viên, Bộ môn đã nhận được nhiều ý kiến đề xuất cải tiến CTĐT, mà nhiều nhất là việc tăng tính ứng dụng, giảm lý thuyết, tăng các học phần nghiệp vụ… [H3.03.03.01]
Việc thiết kế và rà soát, cải tiến CTĐT hướng đến tăng tính thực hành và ứng dụng, đảm bảo cho SV có thể thích ứng ngay với thị trường lao động ngay khi tốt nghiệp, không cần phải qua đào tạo lại. [H3.03.03.01] [H3.03.03.02]. Trình tự của các học phần được sắp xếp logic, đảm bảo cho SV có thể tiếp thu kiến thức đảm bảo tính khoa học, hệ thống, có hiệu quả từ năm thứ nhất đến năm thứ 4. Cụ thể là: các học phần được thiết kế trong chương trình dạy học theo trình tự hợp lý, logic và khoa học, liên kết chặt chẽ với nhau, đi từ đơn giản đến phức tạp, từ lý thuyết đến thực hành, từ cơ bản đến chuyên sâu. SV có thời gian hợp lý để học tập trên giảng đường và thời gian thực tập thực tế, thực tập tổng hợp, nghiên cứu… [H3.03.03.03]
Việc xác định môn học tiên quyết đóng vai trò hết sức quan trọng đối với các CTĐT, trong đó có ngành Địa lý học. CTĐT Địa lý học lấy những học phần cơ sở ngành làm điều kiện tiên quyết cho các môn chuyên ngành. Môn học tiên quyết vừa đảm bảo cung cấp kiến thức nền tảng chung cho cả CTĐT đồng thời vừa đảm bảo cung cấp kiến thức cho môn học tiếp theo, đảm bảo tính kế thừa giữa các môn học.
CTĐT cử nhân Địa lý học cũng đảm bảo tính cập nhật theo, đáp ứng yêu cầu của xã hội. Mặt khác, nội dung các học phần tích hợp cả lý thuyết và thực hành nhằm giúp người học có điều kiện củng cố lý thuyết và hành thành kỹ năng thực hành, rèn luyện các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Một số học phần tưởng chỉ mang nặng kiến thức lý thuyết như Địa chất và địa mạo học lại được cấu trúc thêm nội dung thực tế ở địa phương. [H3.03.03.04]. CTĐT cử nhân Địa lý học cũng thiết kế học phần Thực địa 1,2 nhằm giúp SV có điều kiện tiếp cận các kiến thức về địa lý tự nhiên và kinh tế – xã hội cho SV ngoài lý thuyết. [H3.03.03.05]. Đặc biệt ở học phần Thực tập nghề nghiệp hay Thực tập tốt nghiệp, SV sẽ có cơ hội được học lý thuyết và tiếp cận cơ sở dịch vụ du lịch, tiếp xúc, làm quen rèn nghề trực tiếp [H3.03.03.06]
Từ khi ban hành CTĐT cử nhân Địa lý học năm 2014 đến nay, cũng như nhiều Bộ môn khác trong trường Đại học Quảng Bình, Bộ môn Khoa học xã hội đã qua qua nhiều lần chỉnh sửa, đổi mới CTĐT.
Năm 2014: ban hành CTĐT cử nhân Địa lý học gồm 130 tín chỉ, đào tạo theo hình thức tín chỉ. [H3.03.03.07]
Năm 2015: chỉnh sửa CTĐT cử nhân Địa lý học, theo hướng giảm kiến thức đại cương, tăng kiến thức nghiệp vụ, ứng dụng. Bộ môn đã thực hiện rà soát, chỉnh sửa CTĐT theo đúng quy định của Thông tư 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16/4/2015 của Bộ Giáo dục Đào tạo, trên cơ sở ý kiến phản hồi của cựu sinh viên, nhà tuyển dụng và mời ý kiến đóng góp của chuyên gia. [H3.03.03.08]
Từ kết quả này, Bộ môn đã đề xuất lên Hội đồng KHĐT Khoa và Nhà trường xem xét để chỉnh sửa CTĐT, ban hành CTĐT gồm 131 TC năm 2016 [H3.03.03.09]
Năm 2017: rà soát, chỉnh sửa CTĐT cử nhân Địa lý học, đưa 7 tín chỉ ngoại ngữ ra khỏi khối tích lũy tín chỉ chung. CTĐT còn 124 tín chỉ. Bổ sung học phần Tin học ứng dụng 2 tín chỉ.
Năm 2019: rà soát, chỉnh sửa CTĐT cử nhân Địa lý học theo hướng thay đổi học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học (2 tín chỉ) thành Phương pháp nghiên cứu khoa học (bổ sung phần sở hữu trí tuệ – khởi nghiệp) (3 tín chỉ). Bổ sung học phần Tin học ứng dụng (3 tín chỉ). CTĐT được ban hành năm 2019 gồm 128 TC.
Như vậy, về cơ bản, CTĐT Địa lý học được cấu trúc đảm bảo sự gắn kết và liền mạch giữa các học phần đại cương, cơ sở ngành và chuyên ngành, đảm bảo chương trình trở thành một khối thống nhất. Các môn học/học phần trong CTĐT được bố trí hợp lý (về điều kiện tiên quyết; thời lượng cho mỗi học phần; thời điểm/học kỳ thực hiện…).
Tính đến thời điểm năm 2020, sau 6 năm triển khai đào tạo (2014-2020), CTĐT cử nhân Địa lý học đã tiến hành rà soát, điều chỉnh liên tục nhằm đáp ứng tính thực tiễn, cập nhật và ứng dụng theo đúng tinh thần và hướng dẫn của Thông tư 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16/4/2015 của Bộ Giáo dục Đào tạo. Khi rà soát, điều chỉnh CTĐT, Bộ môn đã căn cứ vào ý kiến của cựu sinh viên, nhà sử dụng lao động, ý kiến góp ý của chuyên gia và những người có liên quan. Từ đó đề xuất ý kiến lên HĐKH của Khoa để đề nghị điều chỉnh CTĐT. Sự cải tiến CTĐT được thực hiện theo hướng tinh giản một số học phần, hoặc một số tín chỉ trong học phần, thay thế vào bằng những học phần khác, đáp ứng tốt hơn yêu cầu về kiến thức và kỹ năng của chuẩn đầu ra. Nhiều học phần đã được sửa đổi về nội dung cho phù hợp với sự phát triển của thời đại, yêu cầu của xã hội, và cập nhật được kiến thức chuyên ngành theo xu thế chung của đào tạo bậc đại học. [H3.03.03.10]
CTĐT khi được điều chỉnh có tham khảo các CTĐT tiên tiến trong nước hoặc quốc tế đảm bảo tính linh hoạt và tích hợp. Cụ thể, CTĐT Địa lý học của Trường Đại học Quảng Bình đã tham khảo CTĐT Địa lý học Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, ĐHSP Đà Nẵng. [H3.03.03.11]
2. Điểm mạnh
CTĐT được thiết kế logic, theo trình tự hợp lý và có hệ thống, mang tính tích hợp cao và đáp ứng xu hướng phát triển ngành Địa lý học ở Việt Nam hiện nay. Chương trình dạy học đáp ứng được năng lực của SV tốt nghiệp, SV có khả năng đáp ứng được các yêu cầu của công việc. Cấu trúc chương trình dạy học chú trọng cả bề rộng lẫn chiều sâu. Các cán bộ giảng viên của khoa luôn có ý thức cập nhật, điều chỉnh nội dung đào tạo ở mỗi học phần, nhằm trợ giúp tốt hơn cho SV trong việc đạt được kết quả đầu ra. Các học phần được thiết kế mang tính ứng dụng cao, hướng đến CĐR.
3. Tồn tại
Chương trình dạy học được thiết kế chưa hoàn toàn hợp lý: tỷ lệ lý thuyết/thực hành vẫn còn chênh lệch cao, nhiều học phần SV phản ánh là quá hàn lâm, kinh viện, khó hiểu, rời xa chuyên ngành. Tuy nhiên, những học phần này thường rơi vào khung quy định cứng như Nguyên lí Mác Lê nin, Đường lối Đảng Cộng sản, Tư tưởng Hồ Chí Minh… Nhiều học phần chuyên ngành còn thiếu tính cập nhật, đổi mới do sự thiếu năng động của giảng viên. Trong CTĐT, sự đổi mới diễn ra chưa đồng đều. Một số nhóm học phần GV chậm đổi mới, ít cập nhật nên lạc hậu, rời xa thực tiễn.
4. Kế hoạch hành động
Từ năm học 2020 – 2021, Bộ môn Khoa học xã hội tiếp tục rà soát, cân nhắc các khối kiến thức, các học phần… để CTĐT được hoàn thiện hơn, cung cấp kiến thức, kỹ năng cho SV phù hợp với yêu cầu của thực tiễn, đảm bảo người học sau khi tốt nghiệp có thể đáp ứng tốt yêu cầu của công việc. Đặc biệt Bộ môn sẽ tiến hành chỉ đạo giảng viên cải tiến nội dung dạy học theo hướng cập nhật, tinh giản lý thuyết bên trong từng học phần, tăng tính thực hành ứng dụng, gắn với CĐR của từng học phần.
5. Tự đánh giá: 4/7
Kết luận về tiêu chuẩn 3
CTĐT cử nhân Địa lý học được cấu trúc hợp lý và hệ thống, chương trình dạy học được thiết kế dựa trên các yêu cầu của CĐR về kiến thức, kỹ năng, mức tự chủ và trách nhiệm. Việc xác định tổ hợp các phương pháp giảng dạy, học tập, phương pháp kiểm tra/đánh giá kết quả học tập của người học của tất cả các học phần trong CTĐT là phù hợp, góp phần hỗ trợ hiệu quả việc đạt được CĐR. Hầu hết các học phần trong CTDH có sự tương thích về nội dung và thể hiện được sự đóng góp cụ thể của mỗi học phần nhằm đạt được CĐR. 100% các học phần trong CTDH đã xác định rõ tổ hợp các phương pháp dạy và học, phương pháp kiểm tra/đánh giá phù hợp và hỗ trợ nhau tốt nhất để đảm bảo việc đạt được CĐR. Nội dung các học phần trong CTDH thể hiện việc đạt được CĐR và được lấy ý kiến phản hồi của các bên liên quan. Các học phần trong CTDH được cấu trúc đảm bảo sự gắn kết và liền mạch giữa các học phần đại cương, cơ sở ngành và chuyên ngành, đảm bảo chương trình trở thành một khối thống nhất. Các học phần trong CTDH được bố trí hợp lý. CTDH được định kỳ rà soát, điều chỉnh, bổ sung và cập nhật ít nhất 2 năm 1 lần theo đúng quy định. Mỗi khi điều chỉnh, CTDH đều có tham khảo các CTĐT tiên tiến trong nước đảm bảo tính linh hoạt và tích hợp.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện CTDH qua các năm đã bộc lộ những hạn chế. Đó là sự điều chỉnh, cải tiến CTDH nhiều khi còn mang tính thủ tục hành chính, do Nhà trường và các Phòng Ban tham mưu đề xuất. Bản thân Bộ môn, đặc biệt là giảng viên trực tiếp xây dựng ĐCHP và giảng dạy còn bị động, chưa thực sự chủ động đề xuất. Nguyên nhân chủ quan là một bộ phận giảng viên vẫn còn tư tưởng ngại thay đổi, việc giảng dạy theo lối mòn dễ dàng và ít mất thời gian công sức hơn cập nhật, đổi mới. Mặt khác, sự chậm trễ cải tiến CTDH cũng xuất phát từ nguyên nhân khách quan. Cùng đối tượng đào tạo, việc thay đổi chóng vánh các học phần sẽ gây ra khó khăn cho SV các khóa học trong việc lựa chọn học phần, đặc biệt nếu SV đăng kí học lại, học cải thiện sẽ không có cơ hội vì khóa sau đã thay đổi, không còn học các học phần đó nữa.
Tiêu chuẩn 3 có 3 tiêu chí, đạt 3/3, điểm trung bình: 4,67/7
Tiêu chuẩn 4: Phương pháp tiếp cận trong dạy và học
Mở đầu
Trong đào tạo đại học, phương pháp tiếp cận có vai trò quan trọng. Bộ môn Khoa học xã hội, cũng như nhiều bộ môn khác trong trường Đại học Quảng Bình chọn cách tiếp cận lấy người học làm trung tâm, tổ chức các hoạt động dạy học và các hoạt động ngoại khóa nhằm đạt được CĐR đã tuyên bố trong CTĐT, sử dụng các phương pháp dạy học đa dạng, nhằm phát triển tính chủ động sáng tạo trong học tập cho SV. Để làm được điều này, CTĐT xác định rõ mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng, thái độ. Cách tiếp cận này được cụ thể hóa ở việc thiết kế chương trình với các môn học kế tiếp nhau một cách logic, môn cơ sở là môn tiên quyết cho những môn học chuyên sâu, các hoạt động dạy và học đều phải cùng hướng đến CĐR. Thông điệp về cách tiếp cận, các hoạt động dạy học và chuẩn đầu ra của chương trình cần được mỗi giảng viên và SV hiểu rõ để thực hiện tốt vai trò nhiệm vụ của mình.
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, các nguồn lực và định hướng phát triển, Trường Đại học Quảng Bình đã xác định rõ ràng sứ mạng. Sứ mạng được xác định phù hợp với định hướng phát triển của Nhà trường là định hướng ứng dụng, gắn kết chặt chẽ với chiến lược phát triển KT – XH của địa phương và cả nước. Sứ mạng được tuyên bố phù hợp với mục tiêu của Nhà trường là đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao; kết hợp nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, phục vụ sự phát triển bền vững của tỉnh Quảng Bình và cả nước. Nhà trường đã chủ động khai thác tối đa mọi nguồn lực nhằm triển khai thực hiện thành công mục tiêu đã đề ra. Mục tiêu của Nhà trường được định kỳ rà soát, điều chỉnh phù hợp với sứ mạng và thực tiễn trong từng giai đoạn phát triển của Trường, của tỉnh Quảng Bình và cả nước.
Trong tiêu chuẩn này, chúng tôi xin tự đánh giá phương pháp tiếp cận trong dạy và học thông qua 3 tiêu chí sau:
Tiêuchí4.1. Triết lý giáo dục hoặc mục tiêu giáo dục đượctuyênbố rõ ràng và được phổ biến tới các bên liên quan
1. Mô tả
Trường Đại học Quảng Bình có văn bản tuyên bố chính thức về sứ mạng giáo dục. Tháng 4 năm 2012, Trường đã ban hành quyết định về việc công bố sứ mạng: “Trường Đại học Quảng Bình là trường đại học công lập, đa cấp, đa ngành; là trung tâm nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ với nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Quảng Bình và các vùng lân cận” [H4.04.01.01]. Trong quá trình xây dựng và phát triển, Nhà trường đã có sửa đổi, bổ sung sứ mạng phù hợp với nguồn lực và định hướng chiến lược phát triển Trường giai đoạn 2016 – 2020 tầm nhìn đến năm 2030, với sứ mạng mới: “Trường Đại học Quảng Bình là trường đại học công lập, có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; thực hiện nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Quảng Bình và cả nước” [H4.04.01.01] Sứ mạng giáo dục của Trường được phổ biến một cách rộng rãi, dễ tiếp cận như ở Khu Hành chính, các giảng đường dạy học, khu văn phòng khoa và được thông báo ngay trên trang chủ website Trường Đại học Quảng Bình. [H4.04.01.01] Bằng những hình thức công bố này, sứ mạng của Trường Đại học Quảng Bình tiếp cận đến mọi đối tượng có liên quan như GV, cán bộ hành chính, SV, nhà tuyển dụng lao động và những người quan tâm. Sứ mạng giáo dục được tất cả cán bộ, giảng viên, người học của trường Đại học Quảng Bình. [H4.04.01.01]. Sứ mạng giáo dục này được nhà trường xây dựng và tổ chức lấy ý kiến rộng rãi cán bộ, giảng viên, nhân viên; đồng thờiyêu cầu các đơn vị, các tổ chức chính trị – xã hội phổ biến rộng rãi sứ mạng đến CB, GV, NV và SV trong toàn đơn vị [H4.04.01.02]. Nhà trường đã công khai sứ mạng thông qua nhiều hình thức: trên Website Trường, đặt các bảng công bố sứ mạng tại nhiều vị trí trong khuôn viên Trường [H4.04.01.03]. Nhà trường cũng đã phổ biến sứ mạng cho các đối tượng có liên quan ngoài Trường thông qua các buổi truyền thông tuyển sinh, liên kết đào tạo tại các địa phương, các trường Trung học phổ thông trong Tỉnh [H4.04.01.04]
Mục tiêu của Nhà trường được nêu rõ trong Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường là: “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [H4.04.01.05]
Mục tiêu của Nhà trường được xác định phù hợp với sứ mạng đã tuyên bố là: “đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; thực hiện nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Quảng Bình và cả nước”, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Trường nhiệm kỳ 2015 – 2020 đã xác định mục tiêu là: “tạo sự chuyển biến cơ bản về chất lượng dạy và học, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [H4.04.01.06] Mục tiêu này được thể hiện chi tiết thông qua Nghị quyết Hội nghị công chức, viên chức và người lao động hằng năm [H4.04.01.07].
Mục tiêu của Nhà trường được định kỳ rà soát, bổ sung, điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tiễn và sứ mạng trong từng thời điểm. Trong Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường năm 2011 xác định: “thực hiện có chất lượng và hiệu quả việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ thiết thực cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và cả nước”. Đến năm 2015, mục tiêu của Nhà trường được xác định cụ thể hơn: “đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao; kết hợp nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, phục vụ sự phát triển bền vững của tỉnh Quảng Bình và cả nước”. Từ mục tiêu chung, Nhà trường chỉ đạo các khoa, phòng, ban, trung tâm chuyển tải thành mục tiêu cụ thể của đơn vị. Thông qua Hội nghị tổng kết năm học và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm học mới, kế hoạch trung hạn, kế hoạch dài hạn mà mục tiêu được rà soát, bổ sung, điều chỉnh [H4.04.01.07]
Mục tiêu của Nhà trường được triển khai cụ thể thông qua Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ định kỳ hằng tháng, xác định những việc đã làm được, những việc đang làm và những việc phải làm trong thời gian tới. Các chủ trương được triển khai thực hiện thông qua các cuộc họp giao ban trưởng đơn vị hằng tháng, thông báo kết luận giao ban trưởng đơn vị hằng tháng. Vì vậy, CB, GV, NV hiểu rõ mục tiêu, nhiệm vụ trong từng thời điểm. Theo định kỳ, Hội đồng Trường, Hội đồng KH&ĐT tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động, tham mưu cho Nhà trường triển khai thực hiện nhiệm vụ cho phù hợp với mục tiêu và sứ mạng đã được xác định [H4.04.01.08].
Bộ môn Khoa học xã hội trực thuộc Khoa Khoa học cơ bản đã cụ thể hóa sứ mạng và mục tiêu giáo dục của Trường Đại học Quảng Bình nhằm trực tiếp đào tạo cử nhân Địa lý học. Bộ môn xác định mục tiêu của CTĐT Địa lý học là: “Đào tạo Cử nhân Địa lý học trình độ đại học có kiến thức chuyên sâu về Địa lý Du lịch; có kỹ năng thích hợp để vận dụng kiến thức địa lý trong các công việc có liên quan đến du lịch; có thái độ tích cực, năng động, sáng tạo, đáp ứng tốt yêu cầu xã hội trong bối cảnh hội nhập hiện nay”. Mục tiêu này đã được bổ sung, điều chỉnh cùng với điều chỉnh CTĐT qua các lần (2015, 2017, 2019) và được thể hiện rõ trong CTĐT. Mục tiêu giáo dục của CTĐT cũng được phổ biến rộng rãi đến người học và nhà sử dụng lao động qua website của đơn vị và các đợt làm việc giữa Bộ môn với nhà tuyển dụng lao động, các chuyên gia trong ngành. [H4.04.01.09] Đối với SV, ngay từ khi SV năm thứ nhất nhập học, sứ mạng và mục tiêu giáo dục đã được thông báo phổ biến tới SV trong đợt học chính trị đầu năm dành cho tân SV các khóa. Ở Khoa, các em được giới thiệu về ngành đào tạo, và mục tiêu đào tạo của Khoa. Ngoài ra, Đoàn thanh niên và Hội SV của Trường và Khoa cũng tổ chức các buổi tọa đàm, đối thoại giúp SV hiểu rõ hơn về vai trò chủ động tích cực của chính họ trong quá trình học tập. Mỗi giảng viên khi bắt đầu giảng dạy môn học của mình, đều dành thời gian để giới thiệu vị trí của học phần trong CTĐT, giới thiệu mục tiêu, nội dung, phương pháp học tập, chuẩn đầu ra của môn học và tiêu chí đánh giá. Các giảng viên là cố vấn học tập sinh hoạt với SV định kỳ ít nhất 1 tháng 1 lần, giúp SV hiểu rõ lịch trình và mục tiêu đào tạo của Khoa, giúp các em có chiến lược đăng ký môn học phù hợp. [H4.04.01.10] Đối với nhà tuyển dụng, chuyên gia ngành Địa lý học cũng được mời tham gia lấy ý kiến xây dựng chương trình, đánh giá CTĐT của Bộ môn. Qua đó, mục tiêu, chủ trương, chiến lược giáo dục của nhà trường cũng được trao đổi cụ thể [H4.04.01.10].
2. Điểm mạnh
Sứ mạng và mục tiêu giáo dục của Trường Đại học Quảng Bình được tuyên bố rõ ràng trên website của Trường, công bố trên các giảng đường, sâu trường và được phổ biến tới tất cả các bên liên quan, đặc biệt là tới giảng viên và SV. Mục tiêu này đã được cụ thể hóa thành mục tiêu đào tạo của Khoa và Bộ môn, cũng được các chuyên gia tại các cơ quan tuyển dụng (các trường đại học, một số Phòng quản lý chuyên môn và Trường phổ thông) góp ý, tham gia xây dựng.
3. Tồn tại
Mặc dù mục tiêu đào tạo của Khoa được công bố cho các nhà tuyển dụng, nhưng mới chỉ giới hạn ở những chuyên gia có tham gia góp ý và giảng dạy cho Khoa. Mục tiêu này chưa được công bố với đông đảo các nhà tuyển dụng khác. Sinh viên cũng chưa thật sự quan tâm đến sứ mạng, mục tiêu đào tạo của Trường cũng như Khoa và Bộ môn.
4. Kế hoạch hành động
Từ năm học 2020 – 2021, Bộ môn Khoa học xã hội sẽ đề xuất với Khoa Khoa học cơ bản tổ chức các buổi tọa đàm, làm việc thường niên với các nhà tuyển dụng để giới thiệu về mục tiêu, CTĐT và xin ý kiến góp ý điều chỉnh mục tiêu, chương trình, CĐR cho sát với yêu cầu thực tiễn, nhằm trang bị cho SV các kiến thức, kỹ năng, thái độ phù hợp với yêu cầu của các nhà tuyển dụng.
5. Tự đánh giá: 4/7
Tiêu chí 4.2. Các hoạt động dạy và học được thiết kế phù hợp để đạt được chuẩn đầu ra
1. Mô tả
CĐR ngành đào tạo đã được xây dựng trên cơ sở lấy ý kiến các bên liên quan và công bố phổ biến cho các bên liên quan được biết và được chỉnh sửa qua các năm để cập nhật cho phù hợp [H4.04.02.01]. Để đạt được CĐR, Bộ môn đã xây dựng CTĐT bao gồm các học phần phù hợp [H4.04.02.01]. Trong đó, CTĐT được cơ cấu từ các nhóm học phần, đáp ứng từng nhóm CĐR riêng như: Kiến thức chung (22TC), Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp (106TC), bao gồm kiến thức cơ sở ngành, kiến thức chuyên ngành, kiến thức bổ trợ, thực tập tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp hoăc các học phần thay thế khóa luận. Mỗi nhóm kiến thức giúp người học hướng đến một nhóm CĐR tương ứng, từ đó người học đạt được hệ thống CĐR về kiến thức, kỹ năng và thái độ sau khi học xong chương trình.
Trong quá trình biên soạn ĐCHP, Bộ môn đã chỉ đạo giảng viên xây dựng tổ hợp phương pháp giảng dạy đa dạng, hiệu quả, khoa học và phù hợp trong các hoạt động dạy học để đạt được CĐR.
Bên cạnh đó, các giảng viên sử dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy cho phù hợp với diện tích lớp học và đối tượng người học. Nếu lớp ít SV (< 25 SV) giảng viên có thể điều chỉnh phương pháp dạy và học, tăng giờ thảo luận và các buổi seminar, hình thức thi có thể là thực hành, tiểu luận hoặc vấn đáp. Những giờ tự học và thảo luận được thiết kế xen kẽ với các buổi giảng lý thuyết, phù hợp với mục tiêu môn học.
Chương trình được thực hiện khá linh hoạt, SV có thể lựa chọn các học phần tự chọn phù hợp với nguyện vọng và khả năng của bản thân theo theo hai hướng: lữ hành – hướng dẫn du lịch hoặc khách sạn – nhà hàng.
Trong quá trình học tập, người học còn được tham gia các hình thức học tập đa dạng, giúp đạt CĐR về kỹ năng và thái độ như NCKH, thực tế chuyên môn, kiến tập, thực tập và các hoạt động ngoại khóa chuyên môn khác.
Về hoạt động NCKH, CTĐT thiết kế học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giúp SV có kiến thức và kỹ năng nghiên cứu, tự bản thân hoặc hoạt động nhóm để thực hiện đề tài nghiên cứu. Sinh viên được khuyến khích tham gia NCKH từ năm thứ nhất, có nhiều SV có thành tích nghiên cứu khoa học, đã đạt giải cấp Khoa, cấp Trường [H4.04.02.02]. Mỗi đề tài do SV tự đề xuất đều được xét duyệt từ cấp bộ môn tới cấp khoa, trường và được phân công hướng dẫn bởi một nhà khoa học [H4.04.02.02]. Đặc biệt, đã có những sinh viên ngành Địa lý học được giải thưởng của Hội sinh viên về NCKH hoặc giải thưởng sinh viên NCKH cấp trường. Đây là những thành tích thể hiện năng lực NCKH của người học và sự định hướng có hiệu quả của giảng viên hướng dẫn [H4.04.02.02]
Về hoạt động Thực địa, đây là một phần bắt buộc của chương trình đào tạo, nhằm mục đích thông qua hoạt động tham quan, nghiên cứu thực địa tự nhiên và kinh tế – xã hội để gắn lý thuyết với thực tế, thu thập thêm những kiến thức mới cho sinh viên ngành Địa lý học. Sau học phần Thực địa, SV viết báo cáo kết quả tham quan học tập, thể hiện khả năng quan sát, phân tích, cảm nhận của mỗi cá nhân.
Về hoạt động Thực tập tốt nghiệp, là môi trường làm việc tương lai của người học, CTĐT đã thiết kế ở các học phần Thực tập nghề nghiệp và Thực tập tốt nghiệp. Học phần Kiến tâp nghê nghiệp (2 TC) nhằm giới thiệu sinh viên đến một số đơn vị hoạt động du lịch để tìm hiểu, làm quen với các công việc có liên quan đến chuyên ngành đào tạo, thu thập dữ liệu, viết báo cáo về công việc tại các đơn vị nơi mình đến kiến tập, tạo tiền đề sinh viên đi thực tập. Học phần Thực tập tốt nghiệp (6 TC) nhằm giới thiệu sinh viên đến một đơn vị hoạt động du lịch cụ thể để thực tập các công việc có liên quan đến chuyên ngành đào tạo, lựa chọn đề tài, tiến hành thu thập dữ liệu để viết báo cáo về một vấn đề liên quan đến công việc tại nơi mình đến.
Các cơ sở thực tập của Bộ môn khá đa dạng, phong phú. Việc thực tập của SV tuân theo các tiêu chí cụ thể (cả về nội dung, phương pháp và kỹ năng) được nêu rõ trong đề cương môn học và được các giảng viên lập kế hoạch, liên hệ và giám sát. SV được giảng viên phụ trách thực tập thực tế và cán bộ ở cơ sở thực tập cùng hướng dẫn. Kết quả đánh giá khách quan, bao gồm cả đánh giá, nhận xét của cơ sở thực tập và đánh giá của Hội đồng chuyên môn của Bộ môn và Khoa theo quyết định. [H4.04.02.03]
Về các hoạt động ngoại khóa, Bộ môn thường xuyên tổ chức các hoạt động chuyên đề, ngoại khóa, câu lạc bộ với các hình thức phong phú, đa dạng, luôn cập nhật, đổi mới nhằm tạo môi trường cho SV thể hiện. Trong những năm qua, Bộ môn Khoa học xã hội đã tổ chức các câu lạc bộ chuyên môn nhân ngày Nguyên tiêu – Ngày thơ Việt Nam, câu lạc bộ Văn học dân gian… chào mừng những ngày lễ lớn trong năm [H4.04.02.05]. Hằng năm, Bộ môn đều phối hợp với Khoa tổ chức Hội nghị NCKH cấp Khoa để sinh viên báo cáo kết quả nghiên cứu, Hội đồng cấp Khoa đánh giá, trao giải thưởng. Hàng tháng, seminar các chuyên đề của GV về những vấn đề chuyên môn Địa lý học đều có sự tham gia của SV ngành Địa lý học để học tập, trao đổi. [H4.04.02.04], [H4.04.02.06]. Tóm lại, các hoạt động học tập được thiết kế một cách đa dạng, phong phú, phù hợp để đạt được CĐR. Người học tham gia vào quá trình học tập, nghiên cứu một cách chủ động, tích cực. Điều này thể hiện rõ trong kết quả phản hồi của SV về hoạt động giảng dạy của GV ngay trong khi đang học cũng như trước khi tốt nghiệp. [H4.04.02.07]. Đại đa số SV trong khi học đều trả lời hài lòng với thái độ, phương pháp giảng dạy của GV. [H4.04.02.08]. Kết quả phản hồi này cho thấy SV ngành Địa lý học khá hài long đối với CTĐT và phương pháp dạy học được sử dụng trong CTDH ngành Địa lý học.
2. Điểm mạnh
Các hoạt động giảng dạy và học tập đa dạng, linh hoạt. SV được tiếp cận với hoạt động NCKH từ năm thứ nhất. CTĐT có nhiều hoạt động thực tập, thực hành, seminar. Các hoạt động thực tế, thực tập hoặc các hoạt động ngoại khóa chuyên đề được tổ chức đa dạng. Các hoạt động dạy – học thường xuyên được điều chỉnh cho phù hợp với từng lớp, từng khóa, từng năm học nhằm đạt CĐR về kiến thức, kỹ năng, thái độ. Môi trường dạy và học thân thiện, có sự hợp tác, hỗ trợ và cởi mở.
3. Tồn tại
Cơ sở hạ tầng nhiều phòng học chưa thuận lợi cho việc áp dụng các phương pháp giảng dạy phát huy tính chủ động của SV. Ví dụ phương pháp giảng dạy dựa trên giải quyết vấn đề rất khó áp dụng vì lớp đông, cách bố trí chỗ ngồi và đặc biệt là truy cập thông tin qua Internet chưa thực sự thuận lợi, khiến phương pháp dạy học này chưa thực sự phát huy được hiệu quả cao nhất.
Bộ môn vẫn còn một số GV chưa chịu khó cập nhật các phương pháp giảng dạy mới, chưa đáp ứng tốt nhu cầu học tập tích cực của SV. Việc sử dụng phương pháp thuyết trình là chủ đạo dễ tạo ra cảm giác nhàm chán cho người học, dẫn đến việc dạy học một chiều, có tính hàn lâm kinh viện. Từ đó, SV chưa thực sự phát huy được tính chủ động chiếm lĩnh tri thức, tự mình giải quyết vấn đề. Tuy có làm việc với nhà tuyển dụng định kì nhưng Khoa và Bộ môn vẫn chưa thực sự có sự liên kết chặt chẽ với các nhà tuyển dụng, đặc biệt là cấp Bộ môn ở trường phổ thông. Hạn chế này cũng là tình hình chung của nhiều Bộ môn và Khoa trong Nhà trường.
4. Kế hoạch hành động
Năm học 2020-2021, Bộ môn tiếp tục yêu cầu các giảng viên tham gia giảng dạy CTĐT cập nhật kiến thức, cụ thể hóa CĐR của từng nội dung giảng dạy nhằm đảo bảo tính cụ thể, hữu ích và phù hợp của mỗi học phần hướng đến tổng thể chung của CTĐT. Bên cạnh đó phải xác định rõ phương pháp giảng dạy chính, chủ yếu của học phần, các tiêu chí đánh giá, hình thức đánh giá kết quả học tập của người học.
Bộ môn và Khoa sẽ từng bước đề xuất với Nhà trường ký kết những thỏa thuận hợp tác với các cơ sở thực tập, đặc biệt là thỏa thuận về phương thức thực tập, cán bộ hướng dẫn tại cơ sở, kinh phí, nhằm nâng cao chất lượng thực tập thực tế cho SV.
5. Tự đánh giá: 5/7
Tiêu chí 4.3. Các hoạt động dạy và học thúc đẩy việc rèn luyện các kỹ năng, nâng cao khả năng học tập suốt đời của người học
1. Mô tả
Các hoạt động dạy và học, từ các giờ học lý thuyết đến các hoạt động nghiên cứu khoa học SV, các bài tập nhóm, các bài thực hành, các bài thảo luận, thực tập thực tế đều hướng tới mục tiêu hình thành khả năng phân tích và tổng hợp, khả năng nhận diện vấn đề, tư duy phản biện, rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng làm việc nhóm.
CĐR của các học phần đã cụ thể hóa CĐR của CTĐT, trong đó thể hiện rõ phần mô tả các kỹ năng của người học cần đạt được sau khi học các học phần đó. [H4.04.03.01]. Hoạt động học tập đa dạng giúp SV hiểu được các chiến lược học tập khác nhau để có thể lựa chọn chiến lược phù hợp nhất cho từng nhiệm vụ học tập cụ thể. Hoạt động NCKH và thực tập thực tế đòi hỏi SV phải rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức vào việc giải quyết vấn đề cụ thể.
Các bài tập nhóm dưới hình thức thuyết trình rèn cho SV khả năng diễn đạt kiến thức của mình cho người khác. Việc SV thi đua nhau trong NCKH, trong tìm tòi tài liệu, trình bày suy nghĩ của mình và phản biện lẫn nhau đã tạo ra sự say mê học hỏi.
SV được khuyến khích tham gia vào nhiều hoạt động chuyên môn như tọa đàm, hội thảo khoa học, seminar của GV… Nhiều hoạt động ngoại khóa do các đoàn thể trong trường tổ chức cũng góp phần rèn luyện tinh thần học hỏi, kỹ năng tự học, nghiên cứu và giao lưu khoa học.
Ngành Địa lý học đào tạo chuyên sâu về Địa lý Du lịch do đó GV hết sức chú trọng việc vận dụng những kiến thức về địa lý học vào việc thực hiện các yêu cầu trong hoạt động du lịch. Các hình thức giảng dạy luôn hướng đến sử dụng một số phương tiện kỹ thuật hiện đại nhằm hỗ trợ hoạt động nghiệp vụ du lịch. Ngoài ra, các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, cộng tác, xử lý tình huống, tổ chức các hoạt động tập thể… được trau dồi nhờ vào các hình thức đánh giá kết quả học tập như thảo luận, thuyết trình, viết tiểu luận. Chính việc sử dụng linh động những phương pháp giảng dạy và đánh giá trong quá trình dạy học, giúp SV chủ động nghiên cứu, xử lý các vấn đề được giao, hình thành và phát triển kỹ năng thuyết trình trước đám đông, biết triển khai, phân tích vấn đề nghiên cứu như một công trình khoa học có quy mô nhỏ, gọn.
2. Điểm mạnh
Các hoạt động dạy và học tạo điều kiện cho SV rèn luyện các kỹ năng, nâng cao khả năng học tập suốt đời của người học. Khoa và Bộ môn tuy không gian còn hạn chế nhưng đã bố trí được Phòng đọc tài liệu cho SV. Trung tâm Học liệu của trường rộng rãi, yên tĩnh, thoáng mát, bàn ghế được thiết kế hiện đại, phù hợp cho việc nghiên cứu, làm việc nhóm hoặc cá nhân.
3. Tồn tại
Nhiều SV chưa có động cơ học tập phù hợp vì vậy nảy sinh tâm lý học đối phó, học chỉ để có điểm cao hoặc, học cho thi qua môn học mà chưa chú trọng đến việc học để có kiến thức. Giảng viên chưa có những biện pháp hiệu quả để khích lệ các khả năng tư duy phản biện, các kỹ năng mềm: các bài tập đưa ra nhiều khi chưa phong phú, hoặc chưa gắn với thực tiễn cuộc sống, nên gây tâm lý nhàm chán cho SV. Bên cạnh đó, phòng học cơ sở vật chất không tạo sự linh động cho việc áp dụng các bài tập nhóm.
Các học phần Thực địa do điều kiện kinh phí còn hạn hẹp và quy định của Nhà trường nên phần nào hạn chế không gian tìm hiểu của sinh viên. Sinh viên chuyên ngành Địa lý du lịch – Địa lý hoc khá quen thuộc với các chuyến thực địa tại các địa điểm nổi trội ở trong tỉnh và các tỉnh lân cận như Vườn Quốc Gia Phong Nha – Kẻ Bàng, Suối nước nóng Bang, cồn cát ven biển,… mà còn xa lạ với các vùng miền khác.
4. Kế hoạch hành động
Từ năm học 2020 – 2021 trở đi, Bộ môn sẽ rà soát xây dựng mới, bổ sung chỉnh sửa đề cương học phần, trong đó khẳng định hơn nữa tiêu chí “có kỹ năng thích hợp để vận dụng kiến thức địa lý trong các công việc có liên quan đến du lịch; có thái độ tích cực, năng động, sáng tạo, đáp ứng tốt yêu cầu xã hội” vào tiêu chí đánh giá kết quả học tập từng học phần của SV. Tăng cường phương pháp dạy học theo dự án, giao quyền chủ động tìm hiểu nghiên cứu vấn đề cho SV dưới sự đề xuất và hướng dẫn, đánh giá của GV.
Với các học phần có tính thực hành, bài tập nhóm, Bộ môn cũng đề xuất với nhà trường bố trí phòng học bàn ghế có thể di chuyển, có sẵn máy chiếu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tương tác giữa giảng viên và SV.
Đề xuất với Khoa và Nhà trường mở rộng quy mô, không gian thực tế chuyên môn để SV có thể tiếp cận, tìm hiểu nhiều địa điểm văn hóa văn học đa dạng trong cả nước.
5. Tự đánh giá: 4/7
Kết luận về tiêu chuẩn 4
Nhìn chung, phương pháp tiếp cận trong dạy và học của CTĐT đúng đắn, mục tiêu được diễn đạt rõ ràng và được công bố công khai, rộng rãi. Các hoạt động giảng dạy và học tập đa dạng, linh hoạt, giúp người học đạt chuẩn đầu ra. Các hoạt động học tập đa dạng như NCKH, tự học, thảo luận, thuyết trình, thực tập, thực hành, giúp SV có khả năng và tinh thần học suốt đời. Có sự tương tác hỗ trợ giữa người dạy và người học. Môi trường học cởi mở và thân thiện, tôn trọng và giúp đỡ, khuyến khích người học.
Bên cạnh đó, vẫn còn những điểm tồn tại cần khắc phục, đó là hoạt động thực tế chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Nhiều SV chưa xác định được động cơ học tập đúng đắn, còn thụ động, thiếu kỹ năng, kém ngoại ngữ. Việc đánh giá kết quả học tập còn chú trọng nhiều vào khả năng nhớ và hiểu, chưa có sự ưu tiên đánh giá khả năng tư duy phản biện, tư duy sáng tạo, kỹ năng tự học và các kỹ năng mềm khác.
Tiêu chuẩn 4 có 3 tiêu chí, đạt 3/3, điểm trung bình: 4,33/7
Tiêu chuẩn 5: Đánh giá kết quả học tập của người học
Mở đầu
Trên cơ sở các Quy chế đào tạo do Bộ GD&ĐT ban hành cho loại hình đào tạo chính quy và các văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo của Nhà trường, Bộ môn đã thống nhất quy trình thực hiện và phương pháp kiểm tra đánh giá đảm bảo đúng quy định của quy chế đào tạo [H5.05.01.01].
Việc đánh giá kết quả học tập của SV được thực hiện thường xuyên trong suốt quá trình học tập nhằm xác định mức độ kiến thức và năng lực của người học đạt được so với mục tiêu học phần và khóa học. Việc đánh giá này được Bộ môn Khoa học xã hội thực hiện một cách khách quan, công tâm, phù hợp với mức độ đạt CĐR trong mọi thời điểm của toàn bộ quá trình học, chú trọng đánh giá thái độ, kiến thức, năng lực thông qua các phương pháp kiểm tra đa dạng, đảm bảo độ giá trị, tin cậy, sự công bằng. Đánh giá kết quả học tập của người học là một trong những yếu tố quan trọng nhất của giáo dục đại học bởi điều này ảnh hưởng sâu sắc đến việc học tập và hoạch định kế hoạch nghề nghiệp của người học. Do đó, người học được thông tin một cách minh bạch về các quy định đánh giá, được phản hồi kịp thời kết quả học tập, tiếp cận dễ dàng với các quy trình khiếu nại để chủ động lên kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch học tập một cách phù hợp.
Tiêu chí 5.1 Việc đánh giá kết quả học tập của người học được thiết kếphù hợp với mức độ đạt được chuẩn đầu ra
1. Mô tả
Công tác đánh giá kết quả học tập của người học được thể hiện cụ thể ở trong đề cương học phần từ các tiêu chí đánh giá, phương pháp đánh giá đến nội dung đánh giá. Việc đánh giá kết quả học tập được thiết kế dựa trên mục tiêu về CĐR. Các quy định về việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập được thể hiện thông qua các văn bản hướng dẫn, quy định của Trường Đại học Quảng Bình về công tác đánh giá, thi kết thúc học phần, chấm đồ án, khóa luận tốt nghiệp, chấm kết quả thực tế chuyên môn, kiến tập và thực tập sư phạm. Bộ môn đã thực hiện công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học theo các Hướng dẫn này, cho từng nhóm học phần cụ thể.
Việc kiểm tra đánh giá bao gồm: kiểm tra đánh giá liên tục trong quá trình học tập; kiểm tra cuối khóa/ thi tốt nghiệp. Ngay sau khi nhập học, SV được Nhà trường bố trí thi xếp loại trình độ ngoại ngữ theo khung tham chiếu Châu Âu; việc phân loại trình độ ngoại ngữ được thực hiện theo tinh thần tự nguyện của người học [H5.05.01.02]. Việc thi xếp trình độ ngoại ngữ cho SV sẽ giúp cho công tác phân loại, tổ chức đào tạo đáp ứng theo các chuẩn đầu ra đã được tuyên bố.
Đề cương các môn học trong CTĐT đều nêu rất rõ mục tiêu, yêu cầu đạt được về kiến thức, kỹ năng, thái độ. Những yêu cầu này chính là tiêu chuẩn để kiểm tra quá trình thu nhận tri thức và rèn luyện của người học theo các thang bậc (biết, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá). Từ mục tiêu của môn học, giảng viên xác định các nội dung cần kiểm tra, đánh giá, các cách thức kiểm tra đánh giá và những yêu cầu cụ thể việc kiểm tra đánh giá phù hợp với môn học. Phương pháp đánh giá trong toàn bộ quá trình học được sử dụng rất đa dạng: bài tập cá nhân, bài tập nhóm đối với đánh giá giữa kì; tự luận, vấn đáp, thực hành, tiểu luận đối với đánh giá cuối kì.
Ví dụ: Học phần GIS và viễn thám đại cương có CĐR là:
Mã CĐR |
Nội dung chuẩn đầu ra |
|
Về kiến thức |
CĐR1 | Trình bày được khái niệm về viễn thám, liệt kê được các thành phần của viễn thám, liệt kê các cách phân loại ảnh viễn thám |
CĐR2 | Trình bày được quy trình giải đoán – xử lý ảnh viễn thám |
CĐR3 | Trình bày được khái niệm về GIS, liệt kê được các thành phần của hệ thống GIS, mô tả được đặc điểm của các mô hình dữ liệu GIS |
CĐR4 | Trình bày được quy trình xây dựng dữ liệu, phân tích dữ liệu và hiển thị, xuất dữ liệu GIS |
|
Về kỹ năng |
CĐR5 | Giải đoán và xử lý nhằm rút trích thông tin từ một ảnh viễn thám |
CĐR6 | Nhập, xử lý và tổ chức dữ liệu GIS, tích hợp dữ liệu từ kết quả xử lý ảnh viễn thám |
CĐR7 | Phân tích, truy vấn nhằm rút trích thông tin từ dữ liệu GIS |
CĐR8 | Hiển thị và xuất dữ liệu GIS thành bản đồ kết quả |
Về thái độ (mức độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm) |
|
CĐR9 | Tham gia tích cực giờ giảng và các bài tập nhằm tiếp nhận kiến thức và rèn luyện kỹ năng chuyên môn |
Tương ứng với CĐR đó, các phương pháp đánh giá được xác định là: quan sát điểm danh, tự luận, thực hành, bài tập lớn. Quan sát điểm danh sẽ đánh giá được các CĐR về chuyên cần, thái độ. Thực hành đánh giá được kỹ năng vận dụng lý thuyết để xử lý dữ liệu, rút trích thông tin từ dữ liệu GIS. Bài tâp lớn sẽ đánh giá được kỹ năng nhập, xử lý, tổ chức dữ liệu, hiển thị và xuất dữ liệu GIS thành bản đồ hoàn chỉnh.
Các hình thức và phương pháp đánh giá này được thể hiện rõ mối quan hệ với các CĐR của học phần thông qua ma trận quan hệ giữa CĐR và phương pháp đánh giá. Ma trận quan hệ này cũng được thể hiện cụ thể trong đề cương học phần, giúp GV giảng dạy cũng như SV xác định được hình thức dạy học phù hợp, có hiệu quả.
Tất cả đề thi kết thúc học phần của Bộ môn đều được Trưởng hoặc Phó Trưởng bộ môn phê duyệt. Để đánh giá theo mức độ biết, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá của người học như thế nào, đặc biệt ở các môn thuộc khối kiến thức chuyên ngành. Riêng với học phần kiến tập nghề nghiệp và thực tập tốt nghiệp tại cơ sở, Bộ môn và cơ sở thực tập cùng đánh giá SV theo quy định của Nhà trường. Trong đó, cơ sở giáo dục đánh giá điểm chuyên cần thái độ, Bộ môn thành lập Hội đồng đánh giá báo cáo thực tập, Hội đồng phỏng vấn SV, trong đó trưởng bộ môn làm chủ tịch Hội đồng. Kết quả thực tập là tổng điểm giữa ba nội dung này với trọng số 30% do cơ sở đánh giá, 30% Hội đồng phỏng vấn và 40% chấm báo cáo.
Để có đủ điều kiện làm khóa luận tốt nghiệp, ngoài các điều kiện cần và đủ theo yêu cầu của Trường Đại học Quảng Bình [H5.05.01.03), các SV cần đăng kí đề tài và được Hội đồng cấp Bộ môn, cấp Khoa xét duyệt, phân công GV hướng dẫn và đề xuất Nhà trường ra quyết định. [H5.05.01.03] Đề tài khóa luận tốt nghiệp phải phù hợp với định hướng chuyên môn của khung CTĐT và có tính thực tiễn cao. Khóa luận tốt nghiệp đều có quy định cụ thể về quy cách trình bày, tiêu chí đánh giá. Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp được thành lập theo đúng quy định, tiêu chí đánh giá cụ thể, rõ ràng đảm bảo độ tin cậy, công bẳng đối với SV [H5.05.01.03]. Đối với đánh giá tốt nghiệp, các yêu cầu cụ thể về ý thức, thái độ, ý nghĩa lý luận, thực tiễn, hệ thống khái niệm và phương pháp nghiên cứu, cơ sở nghiên cứu, kết quả nghiên cứu được đặt ra đối với khóa luận. Đối với những SV không làm khóa luận tốt nghiệp thì phải học các học phần thay thế (07 TC). Việc đánh giá kết quả các học phần thay thế này cung cấp kết quả xét tốt nghiệp cho SV.
2. Điểm mạnh
– Hoạt động đánh giá kết quả học tập của người học bám sát các yêu cầu của chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng và thái độ. Tất cả các đề thi của các môn học đều được các Bộ môn duyệt nhằm đáp ứng được mục tiêu đánh giá của từng học phần theo mức độ biết, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá của người học.
– Đối với các học phần thực hành tại các cơ sở thực tập có thêm sự phối hợp đánh giá người học từ giáo viên hướng dẫn ở phổ thông đánh giá SV về các tiêu chí như thái độ nghề nghiệp, kỹ năng mềm, kỹ năng sư phạm, sự tuân thủ quy tắc nghề tại cơ sở, kỹ năng nghiên cứu….
– Việc thực hiện khóa luận tốt nghiệp được triển khai đúng quy định, có chất lượng, phát huy được năng lực nghiên cứu khoa học của SV.
3. Tồn tại
– Mặc dù chú trọng thiết kế việc đánh giá kết quả học tập theo các thang bậc cao của chuẩn đầu ra đối với các học phần chuyên ngành, nhưng trong thực tế, việc đánh giá phần nhiều dừng ở nhớ, hiểu, vận dụng, phân tích mà chưa đánh giá được mức độ sáng tạo của người học. Việc đánh giá kỹ năng thực hành còn mờ nhạt, chưa đồng đều giữa các học phần.
– CĐR về thái độ hầu như chỉ được đánh giá thông qua 5% điểm chuyên cần thái độ, trọng số điểm kiểm tra thường xuyên còn thấp, chưa xứng đáng với việc đánh giá quá trình.
4. Kế hoạch hành động
Bộ môn khuyến khích GV xây dựng ngân hàng câu hỏi, ngân hàng đề thi, trước mắt là đối với những môn chung, môn cơ sở ngành: Bản đồ học, GIS và viễn thám đại cương, Thống kê trong khoa học xã hội, …
Mỗi câu hỏi được thiết kế đều chỉ rõ đánh giá yếu tố nào, ở mức độ nào theo chuẩn đầu ra. Trong thời gian ngắn hạn (đến 2023), Bộ môn sẽ bắt đầu với các học phần cơ sở này, sau đó mở rộng ra với các môn chuyên ngành.
Việc đánh giá cần coi trọng quá trình học tập, nâng cao tỉ trọng điểm kiểm tra thường xuyên để đánh giá quá trình, sẽ cho kết quả chuẩn xác hơn đánh giá kết thúc. Tăng cường hình thức đánh giá Vấn đáp, Thực hành nhằm đánh giá thái độ chủ động, tích cực của người học.
5. Tự đánh giá:5/7
Tiêu chí 5.2. Các quy định về đánh giá kết quả họctậpcủa người học (bao gồm thời gian, phương pháp, tiêu chí, trọng số, cơ chế phản hồi các các nội dung liên quan) rõ ràng và được thông báo công khai tới người học
1. Mô tả
Phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá được đa dạng hóa, thể hiện rõ trong hướng dẫn xây dựng đề cương của tất cả các học phần [H5.05.02.01]. Tất cả học phần đều có ĐCHP thể hiện đầy đủ tỷ trọng điểm đánh giá đảm bảo tính thống nhất và theo quy định hiện hành, theo đó kết quả học tập của SV được đánh giá theo quá trình bao gồm: điểm kiểm tra thường xuyên, điểm chuyên cần thái độ, điểm thi giữa kỳ (áp dụng cho các học phần có từ 4 tín chỉ trở lên), thi kết thúc học phần, thực hành/thí nghiệm hoặc đồ án/khóa luận tốt nghiệp [H5.05.02.02]. Để GV chủ động tối đa trong việc đánh giá, Nhà trường đã cho phép bộ môn thống nhất và đưa ra tỷ trọng điểm đánh giá quá trình học tập và thi kết thúc học phần tuỳ thuộc vào mục tiêu học phần trên cơ sở đảm bảo quy định của Bộ GD&ĐT. Đối với Bộ môn Khoa học xã hội, tỉ trọng này thường là 5% điểm chuyên cần thái độ, 25-35% điểm kiểm tra thường xuyên và 60-70% điểm kết thúc học phần. Điểm kiểm tra thường xuyên là tổng hợp điểm các tín chỉ trong học phần. Tỉ trọng này đảm bảo quy định cứng của Quy chế đào tạo là điểm thi kết thúc học phần không được nhỏ hơn 50%, đồng thời thể hiện tính linh hoạt, hợp lí giữa các nội dung đánh giá. Việc đánh giá điểm thành phần rất đa dạng với nhiều cách thức đánh giá như điểm bài tập, thực hành, bài tập cá nhân/nhóm, thuyết trình; điểm thi kết thúc học phần cũng được đánh giá bằng nhiều hình thức như tự luận, vấn đáp, thực hành, tiểu luận, bài tập lớn.
Nội dung đề thi, kiểm tra đánh giá chú trọng đến khả năng tư duy, sáng tạo, thể hiện năng lực tự học, tự nghiên cứu của người học và đảm bảo mặt bằng chất lượng giữa các hình thức đào tạo [H5.05.02.02]. Bên cạnh đó, bộ môn đã và đang thực hiện xây dựng ngân hàng đề thi vấn đáp cho một số học phần cơ sở như Cơ sở văn hóa, Dẫn luận ngôn ngữ học… Công tác coi thi, chấm thi và xử lý kết quả được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, thống nhất, chính xác, khách quan, đúng quy định và được thông báo công khai.
Qua báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến cho thấy rằng trên 80% sinh viên hài lòng với các tiêu chí kiểm tra đánh giá [H5.05.02.03]. Bộ môn cũng đã tham gia hội thảo đổi mới phương pháp đánh giá kết quả học tập của người học do Nhà trường tổ chức để đề xuất giải pháp phục vụ điều chỉnh phương pháp và quy trình kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học tập của người học [H5.05.02.04]. Trong năm học 2017-2018, GV của bộ môn đã đăng kí đề tài khoa học công nghệ cấp cơ sở “Đổi mới đánh giá kết quả học tập của sinh viên ngành Ngữ văn” nhằm nghiên cứu thực trạng và đề xuất những hình thức đánh giá mới, phù hợp với thực tiễn. Trong quá trình tổ chức đào tạo, Khoa và Bộ môn hầu như chưa nhận được ý kiến phản hồi tiêu cực hoặc đơn thư khiếu nại từ phía sinh viên liên quan đến kết quả học tập, tính công bằng trong đánh giá kết quả.
Thời gian, phương pháp, tiêu chí, trọng số, cơ chế phản hồi các nội dung liên quan đến kì thi cuối kì được thực hiện theo đúng hướng dẫn của Nhà trường [H5.05.02.05] Sau khi kết thúc môn học, GV đánh giá điểm chuyên cần thái độ và điểm kiểm tra thường xuyên, nhập điểm vào hệ thống quản lý điểm của SV, SV có thể trực tiếp xem được điểm của mình trên hệ thống. Đây chính là điều kiện dự thi của SV học phần đó, được thông báo đến SV. Điểm học phần sau khi GV chấm xong thì được cập nhật trên cổng thông tin SV. Nhà trường cũng công khai rõ quy định phúc khảo dành cho SV [H5.05.02.05]. Tiêu chí cụ thể để đánh giá học phần được quy định cụ thể trong đề cương học phần. Đánh giá Thực địa, Thực tập nghề nghiệp, Thực tập tốt nghiệp, Khóa luận tốt nghiệp đều được thực hiện bởi Hội đồng chuyên môn do Khoa hoặc Nhà trường ra quyết định thành lập.
Đối với khóa luận tốt nghiệp, Bộ môn thông qua GV cố vấn học tập và Giáo vụ công khai thông tin đến SV năm cuối về quy định về điều kiện, thủ tục, quy trình đăng kí cho SV ngay từ đầu học kì 7 để SV chủ động nghiên cứu. Sau khi có kết quả học tập 7 học kì, SV mới chính thức đăng kí nguyện vọng, đề tài và GV hướng dẫn khóa luận. Sau khi Nhà trường ban hành Quyết định danh sách SV thực hiện, đề tài khóa luận, GV hướng dẫn, Hội đồng chấm khóa luận Bộ môn đã thông tin kịp thời cho SV được biết. Bộ môn cũng đã thực hiện quy trình chấm, biểu mẫu đánh giá khóa luận tốt nghiệp theo quy định của Nhà trường. Điểm khóa luận được công khai ngay sau khi Hội đồng thống nhất ý kiến, trong ngày SV bảo vệ khóa luận tốt nghiệp. [H5.05.02.06]
2. Điểm mạnh
Kế hoạch và những quy định về kiểm tra đánh giá được thông báo công khai với người học ngay từ khi bắt đầu học phần đề cương các học phần (phát cho SV hoặc đăng tải trên cổng thông tin đào tạo của Khoa và Bộ môn), Sổ tay SV và Quy chế đào tạo đại học. Toàn bộ giảng viên của Bộ môn đều thực hiện việc thông báo quy định về đánh giá đến SV ngay từ đầu tuần 1của quá trình giảng dạy. Những yêu cầu cụ thể về kì thi cuối kì được nhấn mạnh lại ít nhất một lần nữa ngay trước khi kết thúc quá trình giảng dạy. Bộ phận trợ lý giáo vụ của Khoa phối hợp với Phòng Đào tạo của Trường, các đội ngũ cố vấn học tập trong việc thông báo công khai, rõ ràng các thông tin liên quan đến quy định đánh giá kết quả học tập nên kết quả học tập được chuyển đến SV trong thời gian nhanh nhất có thể.
3. Tồn tại
Mặc dù các quy định về đánh giá kết quả học tập của người học đã được trình bày chi tiết, rõ ràng trong đề cương môn học, được giảng viên phổ biến trực tiếp vào đầu kì học, được đăng tải trên trang web của Khoa, tuy nhiên lượng truy cập vào website của người học còn hạn chế. Nhiều sinh viên hiện nay chưa quan tâm đúng mức đến các hình thức đánh giá kết quả học tập ngay từ đầu học phần mà vẫn giữ nguyên tâm lí học vẹt, học tủ vào cuối kì, tâm lí ứng thí đối phó.
4. Kế hoạch hành động
Từ năm học 2020-2021, Bộ môn sẽ tăng cường sử dụng website của Khoa để thông báo các nội dung liên quan đến môn học, trong đó có nội dung đánh giá kết quả học tập. GV cố vấn học tập tăng cường vai trò của mình trong việc thông báo đến SV những vấn đề về đánh giá kết quả học tập. Bộ môn lắng nghe ý kiến phản hồi của SV qua các kênh thông tin để điều chỉnh phương pháp, nội dung đánh giá kết quả cho phù hợp.
5. Tự đánh giá:5/7
Tiêu chí 5.3 Phương pháp đánh giá kết quả học tập đa dạng, đảm bảo độ giá trị, độ tin cậy và sự công bằng
1. Mô tả
Bộ môn Khoa học xã hội trong quá trình dạy học đã thực hiện các phương pháp đánh giá kết quả học tập đa dạng. Thông qua đề cương học phần và các kì thi học kì, có thể nhận thấy hình thức đánh giá kiểm tra rất đa dạng: bài kiểm tra viết tại lớp, tiểu luận, bài tập cá nhân, bài tập nhóm, thuyết trình, vấn đáp, bài tập lớn,… [H5.05.03.01]. Đề thi tự luận tùy theo tính chất môn học có thể ở dạng câu hỏi tự luận không sử dụng tài liệu, câu hỏi tự luận được sử dụng tài liệu, đã được bộ môn duyệt để đảm bảo tính khách quan, phù hợp trước khi đưa vào sử dụng. Mỗi học phần GV phải nộp 2 đề và đáp án, trưởng hoặc phó trưởng bộ môn duyệt và nộp cho Phòng Đảm bảo chất lượng giáo dục lựa chọn đề thi lần thứ nhất, in sao đề thi, đảm bảo tính bí mật. Trong cấu trúc đề thi tự luận lẫn vấn đáp, bao giờ các tiêu chí đánh giá cũng được thể hiện theo tính tăng tiến về độ khó, đảm bảo SV trung bình có thể hoàn thành, nhưng có phân hóa SV khá, giỏi.
Phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá được đa dạng hóa, thể hiện rõ trong hướng dẫn xây dựng ĐCHP của tất cả các học phần [H5.05.03.02]. Tất cả học phần đều có CTCT thể hiện đầy đủ tỷ trọng điểm đánh giá đảm bảo tính thống nhất và theo quy định hiện hành, theo đó kết quả học tập của SV được đánh giá theo quá trình bao gồm: điểm kiểm tra thường xuyên, điểm chuyên cần thái độ, điểm thi giữa kỳ (áp dụng cho các học phần có từ 4 tín chỉ trở lên), thi kết thúc học phần, thực hành/thí nghiệm hoặc đồ án/khóa luận tốt nghiệp. Để GV chủ động tối đa trong việc đánh giá, Nhà trường đã cho phép bộ môn thống nhất và đưa ra tỷ trọng điểm đánh giá quá trình học tập và thi kết thúc học phần tuỳ thuộc vào mục tiêu học phần trên cơ sở đảm bảo quy định của Bộ GD&ĐT. Việc đánh giá điểm thành phần rất đa dạng với nhiều cách thức đánh giá như điểm bài tập, thực hành, bài tập cá nhân/nhóm, thuyết trình; điểm thi kết thúc học phần cũng được đánh giá bằng nhiều hình thức như tự luận, trắc nghiệm, kết hợp tự luận và trắc nghiệm, vấn đáp, thực hành, tiểu luận, bài tập lớn.
Nhà trường đã ban hành các quy định và quy trình trong việc tổ chức thi kết thúc học phần theo các hình thức khác nhau nhằm đảm bảo việc tổ chức thi thống nhất, đúng quy trình, nghiêm túc, khách quan và chính xác [H5.05.03.03].
Nội dung đề thi, kiểm tra đánh giá chú trọng đến khả năng tư duy, sáng tạo, thể hiện năng lực tự học, tự nghiên cứu của người học và đảm bảo mặt bằng chất lượng giữa các hình thức đào tạo. Công tác coi thi, chấm thi và xử lý kết quả được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, thống nhất, chính xác, khách quan, đúng quy định và được thông báo công khai.
Phương pháp đánh giá kết quả học tập đảm bảo độ giá trị, tin cậy và công bằng. Về độ giá trị, mỗi đề thi phải bao gồm những nội dung cốt lõi, cơ bản nhất của học phần. Các yêu cầu của đề đảm bảo khả năng đo lường được đúng yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ được phản ánh trong cương môn học từ nhớ, hiểu, phân tích đến vận dụng. Về tính tin cậy, mỗi đề thi đều có đáp án tương ứng với số điểm chi tiết, hướng dẫn chấm thi cụ thể [H5.05.03.03]. Đề thi và đáp án thi cuối kì được bộ môn phê duyệt để đảm bảo hiệu lực đánh giá trước khi triển khai thi. Tính đảm bảo của đề thi đã được Nhà trường thông qua phòng Đảm bảo chất lượng giáo dục và Hội đồng đánh giá phản biện đề thi cuối mỗi học kì. Từ đó thông báo đến từng bộ môn, GV, học phần để rút kinh nghiệm.
Bài kiểm tra của SV được chấm chi tiết theo đáp án này dưới quy trình chấm hai giám khảo cùng chấm tại văn phòng, vào điểm, nhập điểm, kiểm dò…) để đảm bảo độ tin cậy và sự công bằng đối với người học.
Với khóa luận tốt nghiệp, Bộ môn trên cơ sở quy định của Nhà trường có yêu cầu cụ thể về quy cách làm khóa luận. Việc chấm khóa luận có tiêu chí rõ ràng về thái độ làm việc, khung lý thuyết, công cụ sử dụng, kết quả thực tiễn,… Các tiêu chí này đảm bảo độ giá trị trong đánh giá khóa luận tốt nghiệp. Điểm của khóa luận được tổng hợp từ điểm của các thành viên hội đồng đánh giá (gồm tối thiểu ba thành viên hội đồng, được thành lập theo quyết định của Nhà trường).
Vào buổi cuối trước khi kết thúc môn học, Nhà trường thực hiện lấy ý kiến phản hồi về học phần của người học trong đó có tiêu chí đánh giá về hoạt động kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của giảng viên. Đa số SV ngành Địa lý học hài lòng với các hình thức kiểm tra đánh giá của giảng viên
2. Điểm mạnh
Phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV đa dạng: kiểm tra viết, tiểu luận, bài tập nhóm, cá nhân, thực hành, thuyết trình, phỏng vấn… đánh giá qua các hoạt động thuyết trình các chủ đề của các học phần…. Đề thi đảm bảo độ tin cậy được Bộ môn duyệt trước khi đưa vào sử dụng. Đề thi và đáp án cũng được Hội đồng thẩm định vào cuối mỗi học kì, nhằm tăng tính phản biện, nâng cao chất lượng đề thi.
Quy trình chấm KLTN, Thực địa, Thực tập nghề nghiệp và Thực tập tốt nghiệp bài bản, khoa học, đảm bảo đúng quy trình, khách quan và công bằng.
3. Tồn tại
Các hình thức đánh giá như thực hành, vấn đáp chưa có tỷ lệ cao trong phương pháp và hình thức đánh giá của bộ môn. Một số học phần mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá kiểm tra về lý thuyết, chỉ thiên về đánh giá dưới hình thức tái hiện kiến thức kiểu “học thuộc lòng”. Chưa có ngân hàng đề thi nên việc ra đề nhiều khi vẫn còn có tính chủ quan của GV, dạy thế nào thi thế ấy, dạy nội dung gì thi nội dung ấy mà chưa thực sự đảm bảo đánh giá toàn diện kiến thức, kỹ năng của SV sau khi học xong học phần.
4. Kế hoạch hành động
– Nâng cao chất lượng đề thi, tăng tính vận dụng, hạn chế học thuộc lòng, kiểm tra lý thuyết suông.
– Đa dạng hóa hơn nữa các hình thức và phương pháp đánh giá. Tăng bài tập lớn, thực hành, giảm tự luận.
– Có định hướng xây dựng ngân hàng đề, bắt đầu từ các môn cơ sở ngành, đảm bảo tính khách quan, toàn diện, hạn chế yếu tố cá nhân chủ quan của GV trong dạy học lẫn đánh giá kết quả của SV.
– Đề xuất Nhà trường tổ chức cắt phách bài thi, đảm bảo tính khách quan hơn nữa cho quá trình đánh giá bài thi tự luận.
5. Tự đánh giá: 4/7
Tiêu chí 5.4 Kết quả đánh giá được phản hồi kịp thời để người học cải thiện việc học tập
1. Mô tả
Trường Đại học Quảng Bình có quy định về việc phản hồi kết quả đánh giá của người học. Quy định Tổ chức thi và kiểm tra học phần hệ đại học, cao đẳng chính quy đào tạo theo học chế tín chỉ quy định nội dung khiếu nại điểm, xem lại bài thi. Đối với điểm thành phần, GV công bố điểm thành phần cho SV trước khi thi học phần. Nếu có thắc mắc, khiếu nại thì sinh viên trực tiếp liên hệ với GV để được giải quyết. Điểm thành phần sau khi đã nộp cho phòng Đào tạo thì không được phép sửa chữa hoặc thay đổi. Đối với điểm thi học phần việc khiếu nại điểm thi được quy định theo từng hình thức thi. Với các học phần thi tự luận, SV được phép xem lại bài thi sau khi biết điểm học phần theo tài khoản truy cập của cá nhân. Nội dung xem là kiểm tra các sai sót về mặt kỹ thuật trong quá trình cộng điểm, nhập điểm. Thời gian nhận đơn khiếu nại điểm thi trong vòng 7 ngày kể từ khi công bố điểm thi. Phòng Đào tạo tập hợp và chuyển cho các khoa liên quan xử lý. Nếu có sai sót về điểm cần phải điều chỉnh thì khoa phải lập biên bản có chữ ký của giáo vụ khoa, Lãnh đạo khoa và Trưởng bộ môn. Điểm điều chỉnh sau đó được chuyển lên phòng Đào tạo để điều chỉnh điểm học phần cho SV. Với các học phần thi theo hình thức vấn đáp hoặc thực hành, SV chỉ được có ý kiến về điểm của mình ngay sau buổi thi. Nhà trường không xử lý các trường hợp khiếu nại về điểm thi khi giảng viên đã nộp bảng điểm về phòng Đào tạo. [H5.05.04.01] Quy định về phản hồi kết quả đánh giá được công bố công khai trên trang web của Phòng Đào tạo, được phổ biến đến SV, GV để thực hiện và kiểm tra giám sát.
2. Điểm mạnh
Kết quả kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học được công bố đúng quy định. Thời gian nhập điểm vào phần mềm quản lý đào tạo chậm nhất là 10 ngày kể từ khi thi học phần đó. Còn đối với điểm thành phần, sau khi kết thúc giảng dạy trên lớp, GV nhập điểm thành phần vào phần mềm quản lý đào tạo theo tài khoản truy cập của mỗi GV và in bảng điểm thành phần nộp cho giáo vụ khoa. Giáo vụ khoa tập hợp và nộp về phòng Đào tạo chậm nhất một tuần trước khi thi để làm cơ sở điều kiện dự thi học phần của SV. Việc nhập điểm thành phần trên phần mềm đảm bảo SV được biết điểm của mình trên portal cá nhân sớm để người học có thể cải thiện được kết quả học tập của mình.
Trong quá trình học tập và ngay sau khi có kết quả kiểm tra đánh giá, người học được chủ động trao đổi, hỗ trợ trực tiếp từ cố vấn học tập hoặc Phòng Đào tạo, từ GV, từ các bộ phận chuyên môn thông qua thư điện tử hoặc gặp gỡ trực tiếp.
3. Tồn tại
Mặc dù quy định công bố kết quả học tập cụ thể như vậy nhưng trong thực tế triển khai, Bộ môn vẫn có một số GV thường xuyên chấm trả kết quả chậm, dẫn đến nhập điểm, công bố điểm cho SV còn chậm so với quy định chung.
4. Kế hoạch hành động
– Bộ môn tăng cường công tác quản lý chuyên môn, nhắc nhở, đôn đốc GV chấm điểm, nhập điểm đúng thời hạn. Đối với những GV chậm trễ kéo dài, đề nghị không phân công giảng dạy quá nhiều học phần, tránh ảnh hưởng đến tiến độ, kế hoạch chung của Khoa và Nhà trường và SV.
– Công bố đáp án, đặc biệt là những học phần thi vấn đáp, thực hành để SV có cơ sở đối chiếu, tự đánh giá kết quả của mình, hạn chế tiêu cực hoặc tâm lí thiếu tin tưởng trong SV.
5. Tự đánh giá:5/7
Tiêu chí 5.5 Người học tiếp cận dễ dàng với quy trình khiếu nại về kết quả học tập
1. Mô tả
Quy trình khiếu nại về kết quả học tập đã được Trường Đại học Quảng Bình hướng dẫn rất rõ ràng. [H5.05.05.01]. SV có quyền đề nghị xem lại kết quả thi kết thúc môn học. Đơn khiếu nại kết quả thi phải được gửi đến Phòng Đào tạo trong vòng 7 ngày kể từ ngày công bố kết quả. Sau đó Phòng Đào tạo sẽ tập hợp và chuyển cho các khoa liên quan xử lý. Nếu có sai sót về điểm cần phải điều chỉnh thì khoa phải lập biên bản có chữ ký của giáo vụ khoa, Lãnh đạo khoa và Trưởng bộ môn. Điểm điều chỉnh được chuyển lên phòng Đào tạo để điều chỉnh điểm học phần cho sinh viên.
Công tác coi thi, chấm thi và xử lý kết quả được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, thống nhất, chính xác, khách quan, đúng quy định và được thông báo công khai.
Hàng năm, Nhà trường tổ chức đánh giá, rà soát phương pháp và quy trình kiểm tra đánh giá trên tiêu chí đa dạng hóa, đảm bảo tính nghiêm thúc, khách qua, chính xác, công bằng, phù hợp đối tượng thông qua lấy ý kiến phản hồi của sinh viên, báo cáo công tác thanh tra [H5.05.05.02]. Các tiêu chí đưa ra lấy ý kiến đều liên quan đến việc GV sử dụng đa dạng các hình thức kiểm tra đánh giá, nội dung và phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp, đáp ứng mục tiêu của học phần, việc đánh giá được thực hiện một cách chính xác, công bằng và khách quan [H5.05.05.02]. Qua báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến cho thấy rằng đa số sinh viên hài lòng với các tiêu chí kiểm tra đánh giá. Ngoài ra, Nhà trường đã tổ chức hội thảo đổi mới phương pháp đánh giá kết quả học tập của người học để lấy ý kiến và đề xuất giải pháp phục vụ điều chỉnh phương pháp và quy trình kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học tập của người học [H5.05.05.05]. Nhà trường tổ chức tổng kết công tác đào tạo hằng năm, trong đó việc đánh giá công tác ra đề, tổ chức kiểm tra đánh giá của các loại hình đào tạo trong trường là một trong những nội dung quan trọng, từ đó đề xuất biện pháp để đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp và quy trình đánh giá kết quả người học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo [H5.05.05.03], [H5.05.05.04]. Kết quả rà soát, đánh giá hằng năm được sử dụng để cải tiến phương pháp và quy trình kiểm tra đánh giá được thể hiện trong chương trình chi tiết học phần, biên bản họp khoa và khi có những điều chỉnh lớn Nhà trường quy định và ban hành lại các quy định chức năng nhiệm vụ các khoa, bộ môn, giảng viên trong đó bao gồm công tác đánh giá kết quả người học và ban hành lại quy định kiểm tra, thi, đánh giá kết quả người học [H5.05.05.06]. Trong quá trình tổ chức đào tạo, các ý kiến phản hồi hoặc đơn thư khiếu nại từ phía sinh viên liên quan đến kết quả học tập, tính công bằng trong đánh giá kết quả được Nhà trường giải quyết thông qua các đơn vị chức năng một cách kịp thời, chính xác, công bằng [H5.05.05.06], [H5.05.05.07]
2. Điểm mạnh
Người học được dễ dàng tiếp cận với quy trình khiếu nại kết quả học tập của mình qua phần mềm quản lý điểm dành cho SV. Công cụ trực tuyến giúp SV có được thông tin nhanh chóng, chính xác về kết quả học tập, từ đó các yêu cầu về khiếu nại học tập (nếu có), tiết kiệm thời gian và rút ngắn các công đoạn hành chính.
3. Tồn tại
Việc công bố điểm cuối kỳ cho SV đôi khi còn chậm. Phần mềm quản lý điểm cho SV hoạt động nhiều khi chưa thật trôi chảy và hiệu quả. Điều này ảnh hưởng đến theo dõi và khiếu nại điểm cũng như tiến độ học tập của SV.
4. Kế hoạch hành động
Bộ môn thúc đẩy việc chấm thi và công bố điểm cuối kỳ đúng thời hạn.
Đề xuất Nhà trường cải tiến, cập nhật công cụ phần mềm quản lý điểm của SV đảm bảo tính thuận tiện, nhanh chóng, an toàn.
5. Tự đánh giá: 5/7
Kết luận về tiêu chuẩn 5
Mặc dù còn một số tồn tại, nhưng việc đánh giá kết quả học tập của người học ở Bộ môn Khoa học xã hội, Khoa Khoa học cơ bản dưới sự hướng dẫn của Trường Đại học Quảng Bình đã thực hiện một cách chuyên nghiệp, bám sát các quy định; để đảm bảo tính rõ ràng, công khai. Bộ môn trong quá trình cải tiến chất lượng dạy học, luôn tập trung vào đánh giá kiến thức, kĩ năng của người học thông qua các đợt thi cử, kiểm tra lẫn trong suốt quá trình dạy học, nhằm ngày càng đo lường được mức độ đạt được chuẩn đầu ra, đa dạng hóa các phương thức đánh giá, phản hồi đến người học để người học xác định và điều chỉnh kế hoạch học tập.
Tiêu chuẩn 5 có 5 tiêu chí, đạt 5/5 tiêu chí, điểm trung bình: 4.80/7.
Tiêu chuẩn 6. Đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên
Mở đầu
Đội ngũ giảng viên ngành Địa lý học được quy hoạch, tuyển dụng đúng quy trình, rõ ràng, công khai, đúng chuyên môn đáp ứng yêu cầu đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động phục vụ cộng đồng. Việc phân công trách nhiệm được thực hiện rõ ràng, phù hợp với chuyên môn của giảng viên. Việc quản lý kết quả công việc của Khoa và ghi nhận thành tích của giảng viên được thực hiện nghiêm túc theo đúng quy định của Nhà trường.
Tiêu chí 6.1. Việc quy hoạch đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên (bao gồm việc thu hút, tiếp nhận, bổ nhiệm, bố trí, chấm dứt hợp đồng và cho nghỉ hưu) được thực hiện đáp ứng nhu cầu về đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động phục vụ cộng đồng
1. Mô tả
Công tác quy hoạch đội ngũ giảng viên ngành Địa lý học được Nhà trường luôn coi trọng và thực hiện theo quy trình chặt chẽ, khoa học, phù hợp với kế hoạch chiến lược phát triển của Trường [H6.06.01.01]. Công tác quy hoạch đội ngũ giảng viên đáp ứng nhu cầu đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động phục vụ cộng đồng. Hàng năm, căn cứ Đề án vị trí việc làm, nhu cầu thực tế và đăng ký của các đơn vị, Nhà trường ban hành kế hoạch tuyển dụng (bao gồm cả thu hút) trình Sở Nội vụ thẩm định, phê duyệt [H6.06.01.02]. Tổng số giảng viên ngành Địa lý học hiện nay có 07 giảng viên cơ hữu, trong đó 01 giảng viên đạt trình độ Tiến sĩ (14,3%), 06 giảng viên đạt trình độ Thạc sĩ (85,7%) [H6.06.01.02]. Để đảm bảo về mặt số lượng và chất lượng đội ngũ, Khoa xây dựng lộ trình phát triển theo từng năm. Hàng năm, vào đầu năm học tổ chức Hội nghị viên chức Khoa xây dựng kế hoạch và đăng ký danh sách đi đào tạo bồi dưỡng gửi Phòng TC-HC [H6.06.01.02].
Để tạo điều kiện, khuyến khích đội ngũ giảng viên tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ ở trong và ngoài nước, Nhà trường đã quy định cụ thể, rõ ràng về chế độ thời gian, kinh phí tại Quy chế chi tiêu nội bộ và Quy định quản lý, đào tạo bồi dưỡng của Trường [H6.06.01.07], [H6.06.01.08]. Quy chế chi tiêu nội bộ của Trường đã quy định về hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng như thanh toán tiền mua tài liệu; thanh toán tiền tàu xe; hỗ trợ công tác phí cho CBGV tham gia các đợt tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; CBQL, GV, NV đi đào tạo SĐH trong nước được hỗ trợ một khoản tiền theo quy định [H6.06.01.08].
Việc tuyển dụng, tiếp nhận, bổ nhiệm được Nhà trường thực hiện có quy trình, tiêu chí rõ ràng, công khai, minh bạch theo quy hoạch, kế hoạch đã được xác định cụ thể tại các văn bản quy định của Trường [H6.06.01.04], [H6.06.01.09]. Sau khi trúng tuyển, Nhà trường bố trí việc làm cho viên chức trúng tuyển theo đúng vị trí đăng ký [H6.06.01.10].
Việc chấm dứt hợp đồng lao động và nghỉ hưu theo chế độ của viên chức được Nhà trường thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước [H6.06.01.11], [H6.06.01.12].
Công tác tuyển dụng, tiếp nhận, bổ nhiệm, chấm dứt hợp đồng và nghỉ hưu theo chế độ được Nhà trường công bố công khai rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng như: gửi văn bản cho các đơn vị liên quan, trang quản lý văn bản đi của Trường [H6.06.01.13] [H6.06.01.14].
2. Điểm mạnh
– Nhà trường thực hiện công tác tuyển dụng, tiếp nhận, bổ nhiệm, chấm dứt hợp đồng và nghỉ hưu theo chế độ cho giảng viên đúng quy trình, rõ ràng, công khai và minh bạch.
– Đội ngũ giảng viên ngành Ngữ văn đạt chuẩn trình độ từ Thạc sĩ trở lên đáp ứng yêu cầu về đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác.
3. Điểm tồn tại
Công tác quy hoạch đội ngũ giảng viên của Khoa chưa xây dựng được lộ trình đào tạo, bồi dưỡng theo từng giai đoạn.
4. Kế hoạch hành động
Trong năm học 2020-2021 trở đi, Nhà trường có kế hoạch xây dựng lộ trình đào tạo, bồi dưỡng theo từng giai đoạn nhằm đáp ứng nhu cầu về đào tạo, nghiên cứu khoa học.
5. Tự đánh giá: 4/7
Tiêu chí 6.2. Tỉ lệ giảng viên/người học và khối lượng công việc của đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên được đo lường, giám sát làm căn cứ cải tiến chất lượng hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động phục vụ cộng đồng
1. Mô tả
Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của một trường đại học, bởi vậy, trong những năm qua, Nhà trường luôn có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng [H6.06.02.01]. Hiện nay, tổng số đội ngũ giảng viên ngành Địa lý học có 07 giảng viên cơ hữu, trong đó số giảng viên đạt trình độ Tiến sĩ là 01 (14,3%), Thạc sĩ là 06 (85,7%); tuy nhiên, số lượng giảng viên có học hàm PGS chưa có [H6.06.02.02]. Hàng năm, căn cứ vào Thông tư hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà trường xây dựng quy định chế độ làm việc của giảng viên, trong đó quy định rõ về thời gian làm việc và quy đổi các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học và công tác chuyên môn ra giờ chuẩn của giảng viên. Bên cạnh đó, để đảm bảo nhu cầu đào tạo, Nhà trường còn mời một số GV, nhà khoa học có trình độ chuyên môn cao, có uy tín ở các cơ sở giáo dục ĐH khác về thỉnh giảng tại Trường [H6.06.02.05].
Để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của giảng viên, hàng năm, vào cuối năm học căn cứ kế hoạch tổng kết năm học của Nhà trường, khoa tổ chức hội nghị tổng kết năm học [H6.06.02.06]. Việc đánh giá được thực hiện theo quy trình và có sự đánh giá của lãnh đạo bộ môn, lãnh đạo khoa. Căn cứ chức năng nhiệm vụ theo chức danh, căn cứ nhiệm vụ được phân công vào đầu năm học, giảng viên làm bản tự nhận xét đánh giá khối lượng, chất lượng công việc và mức độ hoàn thành, bộ môn đánh giá, lãnh đạo khoa đánh giá, cuối cùng Hội đồng Thi đua – Khen thưởng cấp trường đánh giá, bình xét xếp loại thi đua [H6.06.02.07]. Việc làm thường niên này không chỉ giúp từng giảng viên đánh giá năng lực thực hiện nhiệm vụ của mình, từ đó đề xuất các giải pháp tự học tập nâng cao trình độ; mà còn giúp các cấp quản lý có được cái nhìn tổng quan về tình hình thực hiện nhiệm vụ giảng dạy trong Khoa, từ đó có định hướng chiến lược thích hợp [H6.06.02.08] [H6.06.02.09].
2. Điểm mạnh
Đội ngũ giảng viên cơ hữu của Khoa đạt trình độ chuyên môn, có nhiều năm trong nghề đáp ứng nhu cầu đào tạo của Nhà trường.
3. Điểm tồn tại
Đội ngũ giảng viên ngành Địa lý học chưa có học hàm PGS.
4. Kế hoạch hành động
Nhà trường đặt ra chỉ tiêu cụ thể cho từng năm và có chính sách hỗ trợ, khuyến khích GV có trình độ tiến sĩ phấn đấu đạt tiêu chuẩn để được công nhận PGS.
5. Tự đánh giá: 4/7
Tiêu chí 6.3. Các tiêu chí tuyển dụng và lựa chọn giảng viên, nghiên cứu viên (bao gồm cả đạo đức và năng lực học thuật) để bổ nhiệm, điều chuyển được xác định và phổ biến công khai
1. Mô tả
Công tác tuyển dụng giảng viên của Nhà trường được tiến hành theo đúng quy trình, rõ ràng, cụ thể theo đúng kế hoạch đã được phê duyệt của Sở Nội vụ trong đó nêu rõ đối tượng, điều kiện, tiêu chuẩn đăng ký tuyển dụng [H6.06.03.01]. Trong quá trình tuyển dụng, Nhà trường tiến hành tuyển dụng theo đúng quy trình gồm các bước: thành lập hội đồng tuyển dụng, bộ phận giúp việc cho hội đồng tuyển dụng; ban hành lịch làm việc của hội đồng; thành lập các tiểu ban khảo sát liên quan [H6.06.03.02] [H6.06.03.03] [H6.06.03.04]. Đội ngũ giảng viên của Trường đã được sàng lọc và tuyển chọn ngay từ khâu tuyển dụng, đáp ứng đầy đủ các điều kiện, tiêu chí tuyển dụng như trình độ chuyên môn phù hợp với chuyên ngành giảng dạy, có trình độ thạc sĩ trở lên, đáp ứng tiêu chuẩn về đạo đức nhà giáo và trải qua kỳ thi tuyển dụng nghiêm túc theo đúng quy trình, quy định nên giảng viên được tuyển chọn đều là những người ưu tú nhất trong danh sách dự tuyển [H6.06.03.05]. Đối với giảng viên mới được tuyển dụng, Nhà trường cử giảng viên có nhiều kinh nghiệm trong công tác chuyên môn hướng dẫn tập sự, giúp đỡ các giảng viên trẻ nhằm trao đổi kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu khoa học [H6.06.03.06]. Giảng viên mới tuyển dụng phải hoàn thành thời gian tập sự và đảm bảo các điều kiện khác theo quy định như: tự nhận xét tập sự, nhận xét đánh giá của người hướng dẫn tập sự và ý kiến của Lãnh đạo khoa về quá trình tập sự của giảng viên để được xem xét bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp [H6.06.03.07] [H6.06.03.08]. Trên cơ sở đó, Phòng TC-HC tham mưu cho Hiệu trưởngquyết định bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giảng viên theo quy định hiện hành của Nhà nước và Nhà trường [H6.06.03.09] [H6.06.03.10] [H6.06.03.11]. Trải qua quy trình tuyển dụng chặt chẽ, Nhà trường đã tuyển dụng được đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và tiêu chuẩn đạo đức nhà giáo phục vụ nhu cầu đào tạo và nghiên cứu khoa học của Nhà trường [H6.06.03.13].
Việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp của giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp cũng như tiêu chuẩn bổ nhiệm Trưởng, Phó khoa; Trưởng, Phó bộ môn và điều chuyển được thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước [H6.06.03.14].
Các tiêu chí tuyển dụng giảng viên, bổ nhiệm, điều chuyển được phổ biến công khai rộng rãi trên các phương tiện thông tin như: gửi văn bản thông báo cho các đơn vị, trang quản lý văn bản đi của Trường, trang web của Trường [H6.06.03.16], [H6.06.03.17].
2. Điểm mạnh
– Các tiêu chí tuyển dụng giảng viên, bổ nhiệm, điều chuyển được thực hiện theo đúng quy trình, rõ ràng và công bố công khai rộng rãi.
– Đội ngũ giảng viên được tuyển dụng đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về đạo đức, trình độ chuyên môn.
3. Điểm tồn tại:
Đội ngũ giảng viên cơ hữu ngành Địa lý học chưa có chức danh Phó Giáo sư, Giáo sư.
4. Kế hoạch hành động:
Trong năm học 2020 – 2021, Nhà trường xây dựng kế hoạch và có chính sách hỗ trợ cho giảng viên có trình độ Tiến sĩ đang làm học hàm Phó Giáo sư.
5. Tự đánh giá: 5/7
Tiêu chí 6.4. Năng lực của đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên được xác định và được đánh giá.
1. Mô tả
Nhận thức rõ năng lực của đội ngũ giảng viên là nguồn lực quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường. Vì vậy, trong định hướng phát triển, việc đầu tư phát triển đội ngũ giảng viên nói chung, giảng viên Bộ môn Khoa học xã hội nói riêng cả về số lượng và chất lượng luôn được Nhà trường ưu tiên hàng đầu.
Hằng năm, căn cứ Đề án vị trí việc làm, nhu cầu đào tạo của các Khoa/Bộ môn, Nhà trường ban hành kế hoạch tuyển dụng và quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV, NV trình Sở Nội vụ thẩm định, phê duyệt [H6.06.04.01]. Dựa trên kế hoạch tuyển dụng đã được thẩm định, Bộ môn tham mưu cho Nhà trường về mặt chuyên môn nhằm tổ chức tuyển dụng theo kế hoạch; đồng thời, trên cơ sở quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đã được phê duyệt, Nhà trường ban hành kế hoạch bồi dưỡng, phát triển đội ngũ GV, NV theo từng năm [H6.06.04.02].
Việc tuyển dụng giảng viên được Nhà trường thực hiện một cách rõ ràng, công khai, minh bạch theo quy trình, tiêu chuẩn và quy hoạch, kế hoạch đã được xác định cụ thể tại các văn bản quy định của Trường [H6.06.04.03]. Theo đó, Nhà trường tiến hành tuyển dụng theo đúng quy trình gồm các bước: Thành lập hội đồng tuyển dụng, bộ phận giúp việc cho hội đồng tuyển dụng; ban hành lịch làm việc của hội đồng; thành lập các tiểu ban liên quan; nhận đơn phúc khảo; phê duyệt kết quả thi tuyển, xét tuyển; công nhận thí sinh trúng tuyển; ký kết hợp đồng làm việc và cử người hướng dẫn tập sự [H6.06.04.03]. Để thu hút được nhiều ứng viên tham gia dự tuyển, từ đó có thể lựa chọn được những người ưu tú nhất trở thành GV, NV của Trường, Nhà trường đã công bố công khai quy trình cũng như chỉ tiêu kế hoạch và tiêu chí tuyển dụng viên chức rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng như: trang thông tin điện tử tổng hợp của Trường, báo Quảng Bình [H6.06.04.04].
Hiện nay đội ngũ giảng viên của Bộ môn gồm có 07 người, trong đó 01 TS, 06 ThS. Trình độ, năng lực của đội ngũ giảng viên về NCKH, thiết kế và xây dựng CTDH, năng lực lựa chọn và áp dụng các phương pháp kiểm tra, đánh giá, năng lực ngoại ngữ (5/7 GV có trình độ Đại học Ngôn ngữ Anh), tin học đều đáp ứng chuẩn và trên chuẩn [H6.06.04.05], [H6.06.04.06]. Tuy vậy, đội ngũ giảng viên của Bộ môn còn mỏng về số lượng, đây cũng là khó khăn chung của các trường đại học địa phương đa ngành, đào tạo không liên tục.
Hằng năm, sau mỗi học kỳ Nhà trường đều tiến hành lấy ý kiến đánh giá của SV về hoạt động giảng dạy của giảng viên; lấy ý kiến của GV về CBQL Trưởng/ Phó Khoa, Trưởng phó Bộ môn và đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên. Kết quả lấy ý kiến này là cơ sở giúp Nhà trường đánh giá đúng năng lực của giảng viên đồng thời có kế hoạch yêu cầu cải tiến, điều chỉnh [H6.06.04.07].
Bộ môn cũng tiến hành dự giờ, đánh giá rút kinh nghiệm giảng dạy cho các GV trong bộ môn trong mỗi học kỳ [H6.06.04.08]. Ngoài ra, năng lực của GV trong Bộ môn còn được đánh giá thông qua các kế hoạch thanh tra, kiểm tra hồ sơ chuyên môn của Phòng Thanh tra – Pháp chế [H6.06.04.09].
Nhà trường cũng ban hành các văn bản quy định rõ ràng về chức năng nhiệm vụ của giảng viên, định mức giờ chuẩn cho từng đối tượng giảng viên [H6.06.04.10]. Trên cơ sở đó, vào cuối mỗi năm học, các giảng viên đều thực hiện việc tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học. Việc tự đánh giá căn cứ theo chức năng nhiệm vụ được giao. Sau đó Bộ môn, Khoa đánh giá và cuối cùng là Hội dồng thi đua khen thưởng của Trường đánh giá, bình xét danh hiệu thi đua [H6.06.04.11], [H6.06.04.12]. Công tác thi đua khen thưởng hằng năm giúp các cá nhân tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của mình, giúp cho các cấp quản lý ghi nhận thành tích đóng góp của CBGV, có cái nhìn tổng quan về giảng dạy, NCKH của Bộ môn, từ đó có định hướng phát triển phù hợp [H6.06.04.13]. Như vậy, năng lực của đội ngũ cán bộ giảng dạy được xác định rõ ràng nhất quán. Nhà trường và Khoa/ Bộ môn thực hiện việc đánh giá năng lực của giảng viên một cách đa dạng với nhiều hình thức và cấp độ khác nhau. Trên cơ sở đó giảng viên không ngừng điều chỉnh, cải tiến năng lực giảng dạy và NCKH, các cấp quản lý cơ cơ sở xây dựng kế hoạch và chiến lược phát triển đội ngũ một cách phù hợp.
2. Điểm mạnh
Đội ngũ GV ngành Địa lý học có trình độ, năng lực cơ bản đáp ứng chuẩn. Năng lực của GV được đánh giá với nhiều hình thức đa dạng và nhiều cấp độ khác nhau. Sinh viên đánh giá cao năng lực giảng dạy của giảng viên ngành Địa lý học.
3. Tồn tại
Bộ môn chưa có giảng viên có học hàm Phó giáo sư. Năng lực ngoại ngữ của một số giảng viên còn hạn chế.
4. Kế hoạch hành động
Từ năm học 2020 – 2021, Bộ môn có biện pháp để khích lệ, động viên các GV tích lũy các điều kiện tham gia xét học hàm Phó giáo sư. Bộ môn cũng tạo điều kiện để các GV trẻ đi học NCS nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Hằng năm, Bộ môn đề xuất Nhà trường cho GV tham gia các khóa học tiếng Anh để nâng cao năng lực ngoại ngữ cho giảng viên.
5. Tự đánh giá:4/7
Tiêu chí 6.5. Nhu cầu về đào tạo và phát triển chuyên môn của giảng viên được xác định và có các hoạt động triển khai để đáp ứng nhu cầu đó.
1. Mô tả
Chiến lược phát triển đội ngũ được xác định rõ trong Chiến lược phát triển của Nhà trường, phương hướng nhiệm vụ của Đảng bộ, Chi bộ trong các nhiệm kỳ [H6.06.05.01]. Căn cứ vào chiến lược lược phát triển của Nhà trường và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của CBGV thông qua qua báo cáo đánhg giá hàng năm, Khoa/Bộ môn đã xây dựng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng theo từng năm học và từng giai đoạn. [H6.06.05.02].
Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ giảng viên của Bộ môn luôn bám sát Quy định về điều kiện tiêu chuẩn các chức danh GV theo quy định của Bộ GDDT và của Nhà trường (MC Quy định về tiêu chuẩn chức danh giảng viên của Bộ của Trường). Đến nay, đội ngũ giảng viên ngành Địa lý học đã có 01 GV có trình độ TS, 07 giảng viên có trình độ Thạc sỹ, trong đó có 02 giảng viên chính. Các giảng viên trẻ có trình độ thạc sỹ, đang có kế hoạch đi NCS trong thời gian tới. [H6.06.05.03]
Đội ngũ giảng viên ngành Địa lý học luôn có nhu cầu đào tạo và phát triển về chuyên môn nghiệp vụ. Để đáp ứng các nguyện vọng đó của giảng viên, hàng năm Nhà trường luôn có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng giảng viên, đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên [H6.06.05.04]. Trong những năm qua, giảng viên của Bộ môn đã tham gia các lớp bồi dưỡng chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, chứng chỉ bồi dưỡng chức danh giảng viên chính, tập huấn ngắn hạn về ArcGiS pro do Esri việt nam tổ chức, khóa học mùa hè về Khoa học xã hội, các lớp tập huấn về tự đánh giá, KĐCLGD, tự đánh giá CTĐT, xây dựng và phát triển chương trình, các lớp học ngoại ngữ [H6.06.05.05].
Nhà trường, Khoa và Bộ môn luôn tạo điều kiện cho giảng viên tham dự các hội thảo chuyên môn trong và ngoài nước [H6.06.05.01]. Để đẩy nhanh tiến độ giảng viên đạt chuẩn học vị, Nhà trường có nhiều chính sách như thu hút nhân tài, giảm trừ giờ chuẩn, hỗ trợ kinh phí cho GV đi học Thạc sỹ, NCS. Sau khi GV bảo vệ thành công, đúng hạn, Nhà trường có chính sách khen thưởng, động viên kịp thời [H6.06.05.06]. Nhà trường, Khoa và Bộ môn cũng thông báo công khai các chương trình học bổng nước ngoài, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho giảng viên tham gia dự tuyển [H6.06.05.07].
Nhà trường cũng tạo mọi điều kiện thuận lợi để các GV Bộ môn thực hiện các đề tài NCKH các cấp, nhằm gắn giảng dạy với NCKH [H6.06.05.08]. Giảng viên trong Bộ môn cũng liên kết nghiên cứu với giảng viên của các Trường khác như ĐHKH TN Hà Nội, ĐHSP Huế,… tham gia đề tài nhánh [H6.06.05.09], tham gia viết đề xuất các sáng kiến do các tổ chức trong và ngoài nước chủ trì đã đoạt giải cao và được đầu tư vốn để triển khai chương trình [H6.06.05.10].
Ngoài các lớp đào tạo bồi dưỡng do Nhà trường tổ chức, về cơ bản hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của giảng viên Bộ môn chủ yếu là tự đào tạo, bồi dưỡng thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, CLB, tự học ngoại ngữ , tin học…[H6.06.05.11]
2. Điểm mạnh
Nhu cầu đào tạo và phát triển chuyên môn của đội ngũ giảng viên thiết thực và phong phú. Nhà trường và Khoa có cơ chế hỗ trợ, khuyến khích giảng viên tham gia các khóa học nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Các hoạt động triển khai các khóa đào tạo, tập huấn cho giảng viên phù hợp và hiệu quả.
3. Tồn tại
Nhu cầu được tập huấn bồi dưỡng các vấn đề liên quan đến ứng dụng công nghệ mớitrong nghiên cứu và giảng dạy địa lí học chưa được đáp ứng thường xuyên.
4. Kế hoạch hành động
Trong năm học 2020 – 2021 và các năm tiếp theo, Bộ môn sẽ tham mưu cho Khoa/Nhà trường phối hợp chặt chẽ với Sở Du lịch để tham gia các Chương trình tập huấn, bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu thay đổi theo Luật Du lịch.
5. Tự đánh giá: 5/7
Tiêu chí 6.6. Việc quản trị theo kết quả công việc của giảng viên, nghiên cứu viên (gồm cả khen thưởng và công nhận) được triển khai để tạo động lực và hỗ trợ cho đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động phục vụ cộng đồng
1. Mô tả
Trường Đại học Quảng Bình có quy định cụ thể về khối lượng công việc cho từng chức danh công việc và cho từng loại đối tượng cán bộ giảng dạy [H6.06.06.01] cũng như kế hoạch phát triển đội ngũ [H6.06.06.02]. Hằng năm, Khoa tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng giảng viên theo Hướng dẫn của Nhà trường với những quy định cụ thể về khối lượng công việc cũng như các quy chế về khen thưởng, kỷ luật để làm cơ sở bình xét các hình thức khen thưởng khác nhau [H6.06.06.03].
Nhà trường căn cứ vào kết quả đánh giá cuối năm để xếp loại,những giảng viên hoàn thành tốt công việc giảng dạy, nghiên cứu khoa học và các công việc được giao khác luôn nhận được những danh hiệu xứng đáng: Lao động tiên tiến, Chiến sỹ thi đua các cấp, Giấy khen của Hiệu trưởng [H6.06.06.04].
Mức độ hoàn thành công việc sẽ làm căn cứ bình xét thi đua – khen thưởng cấp Trường. Việc xem xét khen thưởng cho cán bộ chính là việc ghi nhận thành tích trong quá trình công tác của cá nhân. Những cá nhân có thành tích cao, đột xuất xuất sắc sẽ được tăng lương trước hạn hoặc bổ nhiệm vào vị trí quản lý chuyên môn hoặc hành chính. Việc ghi nhận đúng thành tích và khen thưởng kịp thời cho cán bộ sẽ tạo động lực cho cán bộ phát huy hết khả năng trong giảng dạy và nghiên cứu. Đối với những giảng viên là đảng viên đều có nhận xét của nơi cư trú/cộng đồng để Chi Bộ có căn cứ đánh giá Đảng viên cuối năm. Trong 1 năm học, ngoài việc giảng viên phải giảng dạy đủ giờ chuẩn theo định mức, giảng viên còn phải hoàn thành nghiên cứu khoa học [H6.06.06.05].Trong các năm học nhiều cán bộ được khen thưởng về thành tích khoa học.
2. Điểm mạnh:
Phần lớn giảng viên trong trường đều đảm bảo định mức qui định cụ thể về khối lượng công việc (nghiên cứu, giảng dạy). Nhiều giảng viên đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, giấy khen của Hiệu trưởng, được khen thưởng về thành tích NCKH, được nâng lương trước hạn.
3. Tồn tại:
Nhiều giảng viên, nghiên cứa viên còn thực hiện kế hoạch cá nhân như đi học… nên chưa đảm bảo đủ giờ nghiên cứu khoa học.
4. Kế hoạch hành động:
Nhà trường sẽ tạo mọi điều kiện để động viên, khuyến khích giảng viên, nghiên cứu viên tham gia các hoạt động nghiên cứu.
5. Tự đánh giá: 5/7
Tiêu chí 6.7: Các loại hình và số lượng các hoạt động nghiên cứu của giảng viên được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến chất lượng
- Mô tả
NCKH là một hoạt động quan trọng đối với đội ngũ CBGV, vì vậy khoa và Nhà trường đã có những quy định cụ thể về loại hình và số lượng hoạt động nghiên cứu đối với CBGV với định mức rõ ràng theo vị trí chức danh [H6.06.07.01]. Hàng năm, trong báo cáo triển khai kế hoạch nhiệm vụ, CBGV khoa luôn đề ra những mục tiêu NCKH cụ thể (thực hiện đề tài, dự án, viết bài báo khoa học, hướng dẫn người học NCKH, tham dự hội thảo…) nhằm đảm bảo đủ số giờ chuẩn NCKH theo quy định [H6.06.07.02]. Để tạo điều kiện cho CBGV tham gia các hội nghị, hội thảo trong nước và nước ngoài, Trường đã ban hành văn bản cụ thể về tham dự hội nghị hội thảo [H6.06.07.03].
Tổng kết năm học, Nhà trường và khoa luôn tổ chức các hoạt động đánh giá để đảm bảo số lượng và chất lượng các hoạt động NCKH [H6.06.07.04]. Đây là nội dung quan trọng, là cơ sở để đánh giá, xếp loại viên chức và kết quả được Nhà trường được thông báo, công bố rộng rãi bằng văn bản đến CBGV và đăng trên Website Trường [H6.06.07.05].
Trường đã có quy định về khen thưởng trong NCKH nhằm tạo động lực cho CBGV đam mê nghiên cứu [H6.06.07.06]. Trong 5 năm qua, CBGV khoa đã tham gia tích cực nhiều hoạt động KHCN và một số CBGV của khoa được Nhà trường khen thưởng vì có thành tích xuất sắc trong NCKH [H6.06.07.07].
Các công trình nghiên cứu của CBGV luôn được hội đồng Khoa học – Đào tạo của khoa, Trường và các tổ chức uy tín khác giám sát, đánh giá chất lượng theo quy trình chặt chẽ [H6.06.07.08].
Bảng 2. Hình thức và số lượng các đề tài nghiên cứu các cấp
do GV ngành Địa lý học làm chủ nhiệm hoặc tham gia thực hiện
Năm học |
Số lượng đề tài NCKH |
|||
Cấp nhà nước |
Cấp Bộ/Ngành |
Cấp tỉnh |
Cấp trường |
|
2015-2016 |
0 |
0 |
0 |
0 |
2016-2017 |
0 |
0 |
0 |
1 |
2017-2018 |
0 |
0 |
0 |
0 |
2018-2019 |
0 |
0 |
0 |
0 |
2019-2020 |
0 |
0 |
1 |
0 |
Tổng |
0 |
0 |
1 |
1 |
Hàng năm, khoa tổ chức đánh giá kết quả hoạt động KHCN của CBGV, đề ra kế hoạch, định hướng, giải pháp để cải tiến chất lượng đào tạo, NCKH [H6.06.07.09].
- Điểm mạnh
Tất cả CBGV của khoa luôn đủ và vượt chuẩn định mức giờ NCKH do Nhà trường quy định.
Đội ngũ CBGV tham gia nhiều loại hình nghiên cứu: thực hiện đề tài khoa học cấp cơ sở, viết bài đăng trong tạp chí chuyên ngành, kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học, xuất bản sách chuyên khảo, tham khảo.
- Tồn tại
Số lượng đề tài NCKH của GV còn ít, chưa có GV thực hiện đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, cấp Bộ.
Số lượng công bố các ấn phẩm khoa học còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng.
Số bài báo công bố trong các hội thảo, hội nghị quốc tế còn hạn chế.
- Kế hoạch hành động
Năm học 2020-2021, khoa đề xuất Nhà trường thực hiện các nghiên cứu có tính liên ngành và ứng dụng đê tạo điều kiện cho GV bộ môn có thể tham gia nghiên cứu.
Trường và khoa tạo điều kiện CBGV tham gia tích cực vào các hội thảo, hội nghị khoa học trong nước và quốc tế nhằm giúp CBGV công bố các công trình nghiên cứu.
- Tự đánh giá: Đạt 5/7
Kết luận Tiêu chuẩn 6
Đội ngũ giảng viên ngành Địa lý học có trình độ chuyên môn cao, có năng lực ngoại ngữ, vì vậy công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học đã đạt được kết quả tốt.
Trong giảng dạy, đội ngũ giảng viên ngành Địa lý học đã hoàn thành định mức giờ chuẩn theo quy định và cuối năm đạt kết quả hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên. Trong nghiên cứu khoa học, đội ngũ giảng viên ngành Địa lý học đa số hoàn thành định mức giờ nghiên cứu khoa học theo quy định và nhiều giảng viên được khen thưởng về thành tích NCKH.
Công tác đánh giá, quy hoạch, đào tạo, phát triển đội ngũ giảng viên của Khoa và Nhà trường được thực hiện đúng quy định, rõ ràng, công khai, phù hợp với chiến lược phát triển của Nhà trường.
Tiêu chuẩn 6 có 7 tiêu chí, đạt 7/7 tiêu chí, điểm trung bình: 4.57/7
Tiêu chuẩn 7: Đội ngũ nhân viên
Mở đầu
Chất lượng đào tạo ở trường đại học phụ thuộc rất lớn vào người dạy (giảng viên) và người học (sinh viên), tuy nhiên đội ngũ giảng viên không thể thực hiện tốt nhiệm vụ nếu như không có sự hỗ trợ của đội ngũ nhân viên. Đội ngũ cán bộ nhân viên làm việc tại thư viện, phòng thí nghiệm, phòng máy tính và hỗ trợ người học của Nhà trường nói chung và của Khoa Khoa học cơ bản nói riêng có tinh thần phục vụ cao, có năng lực chuyên môn và luôn sẵn sàng học tập để nâng cao trình độ.
Tiêu chí 7.1. Việc quy hoạch đội ngũ nhân viên (làm việc tại thư viện, phòng thí nghiệm, hệ thống công nghệ thông tin và các dịch vụ hỗ trợ) được thực hiện, đáp ứng nhu cầu đào tạo, nghiên cứu khoa học, phục vụ cộng đồng.
1. Mô tả
Việc quy hoạch đội ngũ viên chức làm việc tại Trung tâm học liệu, viên chức làm việc tại phòng thí nghiệm, viên chức phụ trách các phòng thực hành máy tính và các dịch vụ hỗ trợ khác được Nhà trường thực hiện bài bản, khoa học theo đúng quy định tại Đề án vị trí việc làm [H7.07.01.01].
Hằng năm, để bổ sung đội ngũ viên chức làm việc tại Trung tâm học liệu, phòng thí nghiệm, phòng thực hành máy tính; căn cứ nhu cầu đề xuất của các đơn vị, Nhà trường xây dựng kế hoạch tuyển dụng trình Sở Nội vụ phê duyệt [H7.07.01.02]. Sau khi có kế hoạch phê duyệt của Sở Nội vụ, Nhà trường tiến hành tuyển dụng đúng quy trình theo trình tự các bước: thông báo tuyển dụng, thành lập hội đồng tuyển dụng, thu nhận hồ sơ, thành lập các ban chấm…[ H7.07.01.03].
Hiện tại, Trung tâm học liệu có tổng số 14 CBVC được bố trí làm việc ở tất cả các bộ phận như phòng thí nghiệm, phòng đọc, phòng máy…tất cả đều có chuyên môn tốt, có kinh nghiệm và kỹ năng sử dụng CNTT đáp ứng với yêu cầu công việc [H7.07.01.04]. Trung tâm học liệu có 02 phòng Lab dùng để dạy, học ngoại ngữ và thực hành các học phần khác; có 28 máy phục vụ việc tự học và tra cứu thông tin phục vụ cho hoạt động dạy học, NCKH và các dịch vụ hỗ trợ khác [H7.07.01.05]. Trung tâm học liệu được trang bị hệ thống máy vi tính nối mạng internet, wifi miễn phí để phục vụ bạn đọc tra cứu, tìm kiếm tài liệu, tự học và tự nghiên cứu [H7.07.01.06]. Công tác quản trị thư viện, lưu thông tài liệu được thực hiện bằng phần mềm mã nguồn mở KOHA [H7.07.01.07]. Trung tâm được trang bị máy đọc mã vạch nên tiết kiệm được công sức và thời gian làm việc của thủ thư, công tác mượn, trả tài liệu tiến hành nhanh chóng và chính xác [H7.07.01.08]. Trung tâm cũng đã khai thác hệ thống tài nguyên số và quản lý tài liệu điện tử bằng phần mềm DSPACE, liên kết với TTHL, thư viện điện tử của các trường ĐH khác để chia sẻ cơ sở dữ liệu.
Để đánh giá chất lượng phục vụ của đội ngũ viên chức làm việc tại trung tâm học liệu, phòng thí nghiệm, phòng máy, hằng năm, Nhà trường khảo sát GV, SV mức độ đáp ứng của thư viện về nguồn tài liệu có 85% bạn đọc đánh giá đáp ứng yêu cầu; về sự phục vụ của CB thư viện có 88.6% SV hài lòng, khảo sát nhu cầu bạn đọc, lấy ý kiến về mức độ hài lòng đối với TTHL, kết quả cho thấy đa số GV, SV đánh giá tốt về CSVC, chất lượng phục vụ và cho rằng sách, giáo trình, tài liệu tham khảo, thư viện điện tử cơ bản đáp ứng yêu cầu sử dụng của CB, GV và người học [H7.07.01.09].
2. Điểm mạnh
– Đội ngũ nhân viên làm việc tại Trung tâm học liệu có trình độ, chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu đào tạo và nghiên cứu khoa học.
– Số lượng tài liệu để nghiên cứu, máy tính, phòng đọc, phòng tự nghiên cứu đầy đủ, khoa học đáp ứng nhu cầu tự học, tự nghiên cứu của giảng viên ngành Địa lý học.
3. Tồn tại
– Đội ngũ nhân viên làm việc tại thư viện, phòng thí nghiệm, hệ thống công nghệ trình độ ngoại ngữ còn hạn chế.
4. Kế hoạch hành động
– Năm 2019, Nhà trường xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để cử đội ngũ nhân viên làm việc tại thư viện học thêm ngoại ngữ để phục vụ nhu cầu đào tạo, nghiên cứu tài liệu.
5. Tự đánh giá: 4/7
Tiêu chí72.Cctu hí tndụg vàa họn nhn vn ểbổ nhm, đu hn đưc c ịnhvà phổ bin ôgkhi
1. Mô tả
Đội ngũ nhân viên phục vụ có liên quan đến đào tạo ngành đại học Địa lý học bao gồm nhân viên ở các phòng, trung tâm phục vụ chung cho toàn trường và nhân viên làm việc tại Khoa Khoa học cơ bản được quy hoạch, tuyển dụng đáp ứng yêu cầu đào tạo, nghiên cứu khoa học và phối hợp phục vụ tốt các hoạt động trong toàn Trường. Nhà trường có quy định các tiêu chí, tuyển dụng và sử dụng đội ngũ nhân viên rõ ràng, đúng quy định [H7.07.02.01], [H7.07.02.02] [H7.07.02.03] [H7.07.02.04]. Đề án vị trí việc làm và các kế hoạch tuyển dụng, bổ nhiệm, điều chuyển viên chức, nhân viên được được xác định trên cơ sở phân tích và đề nghị về nhu cầu và ý kiến góp ý của các đơn vị. Quy trình tuyển dụng được thực hiện đúng quy định. Hội đồng tuyển dụng thực hiện chức năng, nhiệm vụ và làm việc theo kế hoạch đảm bảo chính xác, khách quan [H7.07.02.05] [H7.07.02.06] [H7.07.02.07] [H7.07.02.08]. Điều kiện, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của đội ngũ nhân viên đảm bảo cả về trình độ chuyên môn từ đại học trở lên, đáp ứng yêu cầu năng lực về tin học, ngoại ngữ và phẩm chất chính trị, đạo đức.
Nhà trường thực hiện công tác tuyển dụng, điều chuyển nhân viên theo yêu cầu của đơn vị để đáp ứng nhiệm vụ. Việc tuyển dụng, điều chuyển nhân viên thực hiện công khai, được thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và phổ biến đến từng đơn vị có nhu cầu tuyển dụng [H7.07.02.09] [H7.07.02.10]. Trên cơ sở đề nghị, yêu cầu của đơn vị trực thuộc và kết luận của lãnh đạo trường, các chỉ tiêu, tiêu chí tuyển dụng, bổ nhiệm, điều chuyển nhân viên được phổ biến tới toàn thể cán bộ giảng viên, nhân viên và lao động, dân chủ [H7.07.02.11].
Công tác phục vụ về công nghệ thông tin, thư viện và phục vụ trực tiếp giảng dạy ở giảng đường của Bộ môn Khoa học xã hội, Khoa Khoa học cơ bản được sử dụng lực lượng nhân viên phục vụ chung ở Phòng Quản tri, Trung tâm Học liệu và các đơn vị liên quan. Khoa Khoa học cơ bản được biên chế viên chức văn phòng khoa, giảng viên làm công tác giáo vụ khoa và đội ngũ giảng viên làm công tác chủ nhiệm. Nhà trường ban hành văn bản quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của văn thư khoa, giáo vụ khoa, giáo viên chủ nhiệm, VC phụ trách phòng thực hành và NV bảo vệ [H7.07.02.12] [H7.07.02.13]. Đầu năm học, Trưởng đơn vị xây dựng phương hướng, nhiệm vụ của đơn vị và phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho VC, NV trong đơn vị [H7.07.02.14]. Trung tâm học liệu có đầy đủ phòng phục vụ bạn đọc và chú trọng tạo các nguồn tài liệu, dữ liệu số hóa đáp ứng cho học tập và nghiên cứu của sinh viên ngành ĐH Địa lý học. Nhân viên Trung tâm học liệu, công nghệ thông tin và cung cấp các thiết bị dạy và học thuộc phòng quản trị và phục vụ nhiệt tình, theo yêu cầu chung của nhà trường và yêu cầu của khoa, bộ môn và giảng viên. Từ năm 2018, thực hiện chủ trương của Nhà trường, các Phòng, Trung tâm có kế hoạch phân nhân viên hỗ trợ tư vấn cho sinh viên về đào tạo, khởi nghiệp và các hoạt động phục vụ cho học tập và nghiên cứu [H7.07.02.15].
2. Điểm mạnh
Nhà trường có quy định các tiêu chí, tuyển dụng và sử dụng đội ngũ nhân viên rõ ràng, đúng quy định, chỉ tiêu, tiêu chí tuyển dụng, bổ nhiệm, điều chuyển nhân viên được phổ biến tới toàn thể cán bộ giảng viên, nhân viên trong toàn trường.
Quy trình tuyển dụng, điều chuyển nhân viên được thực hiện phù hợp yêu cầu nhiệm vụ. Công tác tuyển dụng, điều chuyển nhân viên thực hiện công khai, được thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên, có kinh nghiệm, trách nhiệm cao, có năng lực về tin học, ngoại ngữ và phẩm chất chính trị, đạo đức.
Chức năng, trách nhiệm và quyền hạn của các đơn vị, bộ phận, của nhân viên phục vụ được quy định rõ ràng, phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ, đúng quy định của Bộ GD&ĐT và Điều lệ trường ĐH.
3. Điểm tồn tại
Đội ngũ nhân viên phục vụ về công nghệ thông tin ít. Chỉ có nhân viên công nghệ thông tin phục vụ chung trong toàn trường. Các Khoa đào tạo chưa được biên chế nhân viên phục công nghệ thông tin.
Công tác bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ nhân viên phục vụ chưa thường xuyên. Đội ngũ nhân viên hỗ trợ sinh viên chủ yếu là kiêm nhiệm, nên việc giải quyết một số công việc hỗ trợ sinh viên còn chậm.
4. Kế hoạch hành động
Hàng năm Phòng Tổ chức-Hành chính tham mưu cho nhà trường rà soát vị trí việc làm của cán bộ, giảng viên, nhân viên trong toàn trường để có căn cứ xây dựng kế hoạch tuyển dụng, điều chuyển nhân viên ở các vị trí còn thiếu cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.
Xây dựng kế hoạch phối hợp với các cơ giáo dục đại học để cử nhân viên tham gia các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ về văn phòng, công tác giáo vụ và công tác tư vấn để nâng cao chất lượng, hiệu quả hỗ trợ sinh viên.
5. Tự đánh giá: 5/7
Tiêu chí 7.3. Năng lực của đội ngũ nhân viên được xác định và được đánh giá.
1. Mô tả
Bên cạnh đôi ngũ giảng viên, Khoa và Bộ môn Khoa học xã hội luôn đề cao vai trò của đội ngũ nhân viên hỗ trợ. Ngoài đội ngũ nhân viên hỗ trợ đông đảo từ Nhà trường ở các phòng, ban, trung tâm, Khoa và Bộ môn Khoa học xã hội còn có đội ngũ nhân viên và giảng viên kiêm nhiệm, gồm: 01 Giáo vụ khoa, 01 văn thư khoa; 01 GV trợ lý công tác NCKH; 01 giảng viên là Bí thư LCĐ phụ trách công tác QLSV; 01 cán bộ phụ trách phòng Tư liệu của Khoa/ Bộ môn [H7.07.03.01].
Để đảm bảo chất lượng, các cán bộ hỗ trợ và giảng viên kiêm nhiệm đều được tham gia các khóa đào tạo tập huấn nhằm nâng cao nghiệp vụ chuyên môn như: kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng tin học, công tác văn thư, lưu trữ [H7.07.03.02].
Đội ngũ nhân viên hỗ trợ của Khoa làm việc theo giờ hành chính theo quy định của Nhà nước. Các giảng viên kiêm nhiệm công việc trợ lý có lịch trực cụ thể theo buổi/ tuần [H7.07.03.03]
Hằng năm, Nhà trường tổ chức lấy ý kiến của GV về hoạt dộng hỗ trợ của đội ngũ nhân viên, kỹ thuật viên. Đa số các ý kiến hài lòng về sự phục vụ của đội ngũ này trong việc hỗ trợ các hoạt động đào tạo. [H7.07.03.04].
Nhà trường cũng có những quy định, chính sách khen thưởng phù hợp nhằm ghi nhận sự đóng góp của đội ngũ nhân viên trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của mình [H7.07.03.05].
2. Điểm mạnh
Đội ngũ nhân viên và giảng viên kiêm nhiệm là cán bộ trẻ, có trình độ, nhiệt tình, tâm huyết với công việc.
Nhà trường có các chế độ chính sách hỗ trợ thiết thực cho đội ngũ nhân viên, giảng viên kiêm nhiệm.
3. Tồn tại
Do tính chất tổng hợp của một Khoa đa ngành, nên đội ngũ nhân viên của Bộ môn chủ yếu là giảng viên kiêm nhiệm. Lịch làm việc chưa ổn định vì phụ thuộc vào lịch giảng dạy của cá nhân.
4. Kế hoạch hành động
Năm học 2020 -2021 và các năm tiếp theo, Bộ môn tiếp tục đề xuất để các nhân viên và giảng viên kiêm nhiệm tiếp tục được tham gia các khóa tập huấn nhằm không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Phối hợp với Phòng Đào tạo để bố trí lịch dạy và lịch làm việc cho giảng viên kiêm nhiệm hợp lý hơn.
5. Tự đánh giá: 4/7
Tiêu chí 7.4. Nhu cầu về đào tạo và phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của nhân viên được xác định và có các hoạt động triển khai để đáp ứng nhu cầu đó.
1. Mô tả
Song song với việc tuyển chọn và phát triển đội ngũ giảng viên, Nhà trường đã chú trọng tuyển dụng đội ngũ kỹ thuật viên nhân viên, đảm bảo cơ cấu phù hợp theo số lượng ngành đào tạo và nhu cầu thực tế của Trường [H7.07.04.01], [H7.07.04.02], [H7.07.04.03]. Vì vậy, Khoa và Bộ môn Khoa học xã hội có đội ngũ nhân viên hỗ trợ có năng lực và trình độ chuyên môn để hoàn thành công vụ. Mặc dù vậy, để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người học, căn cứ nhu cầu đào tạo bồi dưỡng của nhân viên, Khoa/Nhà trướng đã xây dựng kế hoạchđào tạo bồi dưỡng tới từng vị trí chuyên môn, nghiệp vụ của nhân [H7.07.04.04].
Sau khi xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, Nhà trường tạo điều kiện và hỗ trợ về thời gian, kinh phí để nhân viên tham gia các khóa đào tạo về bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ như:đào tạo sau đại học, tập huấn chuyên môn định kỳ, bồi dưỡng về kỹ năng giao tiếp, đạo đức công vụ, quản lý hành chính, văn thư lưu trữ, phòng cháy chữa cháy, kỹ năng tin học, ngoại ngữ… nhằm từng bước đưa đội ngũ này trở thành đội ngũ chuyên nghiệp, phụ vụ hiệu quả hoạt động đào tạo và NCKH [H7.07.04.05]. Sau khi hoàn thành các khóa đào tạo bồi dưỡng, nhân viên hoặc giảng viên kiêm nhiệm nộp văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận cho Nhà trường để lưu trữ vào hồ sơ viên chức [H7.07.04.06]. Những nhân viên, giảng viên kiêm nhiệm này cũng có thể triển khai tập huấn lại cho những nhân viên, giảng viên kiêm nhiệm khác chưa có điều kiện tham gia [H7.07.04.07]. Như vậy, về cơ bản các nhu cầu đào tạo bồi dưỡng của nhân viên, giảng viên kiêm nhiệm đều được đáp ứng nhằm giúp họ nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng tốt hơn nhu cầu công việc.
Điều này thể hiện qua kết quả lấy ý kiến khảo sát của GV và SV về hoạt động phục vụ của đội ngũ nhân viên kỹ thuật viên. Đa số các ý kiến trả lời hài lòng về tính chuyên nghiệp và thái độ phục vụ nhiệt tình của đội ngũ nhân viên, KTV [H7.07.04.08]. Kết quả xếp loại thi đua cuối năm của đội ngũ nhân viên, kỹ thuật viên đều được đánh giá phân loại ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ và đạt danh hiệu lao động tiên tiến trở lên [H7.07.04.09].
2. Điểm mạnh
Nhà trường và Khoa, Bộ môn luôn xác định rõ ràng nhu cầu về đào tạovà phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ hỗ trợ.
Mặc dù số lượng cán bộ hỗ trợ còn hạn chế, nhưng Khoa/Bộ môn đã có thêm đội ngũ giảng viên kiêm nhiệm nên đảm bảo sự trợ giúp tối đa cho người học.
3. Tồn tại
Các khóa học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ hỗ trợ chưa phong phú.
4. Kế hoạch hành động
Năm học 2020 – 2021, Bộ môn tiến hành khảo sát nhằm xác định chính xác nhu cầu đào tạovà nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ hỗ trợ.
5. Tự đánh giá: 4/7
Tiêu chí 7.5. Việc quản trị theo kết quả công việc của nhân viên (gồm cả khen thưởng và công nhận) được triển khai để tạo động lực và hỗ trợ cho đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động phục vụ cộng đồng
1. Mô tả
Quản trị theo kết quả công việc của CBNV được Nhà trường luôn chú trọng và đã ban hành một số quy định với các tiêu chí rõ ràng, cụ thể nhằm giúp CBVC đạt được hiệu quả và năng suất cao hơn [H7.07.05.01].
Hàng tháng, Trường và khoa thực hiện chấm công để theo dõi, giám sát hiệu quả công việc của đội ngũ cán bộ viên chức dựa trên quy định khối lượng công việc được phân công [H7.07.05.02]. Việc theo dõi, giám sát hiệu quả công việc của CBVC được Trường và khoa thực hiện nghiêm túc, đúng quy định và kết quả đánh giá hiệu quả công việc, kết quả thi đua khen thưởng được Trường công bố công khai bằng văn bản đến các đơn vị và đăng trên Website Trường và đã nhận được các ý kiến phản hồi bằng biên bản về xếp loại thi đua [H7.07.05.03].
Để thuận tiện cho việc quản lý, giám sát, tạo động lực hỗ trợ cho đào tạo, NCKH và phục vụ cộng đồng hiệu quả, Trường/khoa đã tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ người học đối với giảng viên, ý kiến của nhân viên đối với cán bộ quản lý cấp trưởng, phó, tổ bộ môn trở lên [H7.07.05.04].
2. Điểm mạnh
Nhà trường đã có quy định cụ thể, rõ ràng trong đánh giá hiệu quả công việc cũng như chính sách thi đua khen thưởng kịp thời.
Trường và khoa đã có sự phân công cụ thể đối với đội ngũ CBVC và đã có cơ chế giám sát, theo dõi chặt chẽ, tạo động lực, ý thức trách nhiệm cho CBVC làm việc hiệu quả.
3. Tồn tại
Việc lấy ý kiến phản hồi, đánh giá các bên liên quan (người học, giảng viên, cán bộ quản lý) cần tiến hành thường xuyên.
4. Kế hoạch hành động
Tăng cường tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ người học, giảng viên, nhân viên, cán bộ quản lý về hiệu quả công việc để từ đó điều chỉnh, bổ sung các chính sách, cơ chế giám sát hiệu quả công việc của đội ngũ cán bộ viên chức.
5. Tự đánh giá: 5/7
Kết luận Tiêu chuẩn 7
Đội ngũ cán bộ hỗ trợ đảm bảo về số lượng, có năng lực chuyên môn và luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ. Việc đánh giá hiệu quả thực hiện công việc của đội ngũ nhân viên được thực hiện công bằng, khích lệ đội ngũ nhân viên luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được phân công.
Tiêu chuẩn 7 có 5 tiêu chí, đạt 5/5, điểm trung bình 4.40.
Tiêu chuẩn 8: Người học và hoạt động hỗ trợ người học
Mở đầu
Trong 3 năm qua, Ngành Địa lý học thuộc Khoa Khoa học cơ bản đã xây dựng một chính sách tuyển sinh rõ ràng, cụ thể; phương pháp xét tuyển công khai, hệ thống giám sát sự tiến bộ trong học tập và rèn luyện của người học một cách minh bạch; các hoạt động tư vấn và hỗ trợ người học được thực hiện một cách kịp thời, thường xuyên; môi trường tâm lý xã hội tích cực, cảnh quan xung quanh đẹp, tiện ích, từ đó nâng cao chất lượng người học và hoạt động hỗ trợ người học, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nói chung.
Tiêu chí 8.1. Chính sách tuyển sinh được xác định rõ ràng, được công bố công khai và được cập nhật
1.Mô tả
Ngành Địa lý học tuyển sinh theo quy chế tuyển sinh và kế hoạch của Trường Đại học Quảng Bình [H8.08.01.01], [H8.08.01.02], [H8.08.01.03]. Hàng năm, Nhà trường công khai chính sách tuyển sinh gồm đối tượng, quy trình thi, xét tuyển, đánh giá đầu vào; đối tượng thi tuyển, xét tuyển; đối tượng ưu tiên [H8.08.01.04]; công bố trên website của nhà trường; giới thiệu cho sinh viên trong các buổi tư vấn tuyển sinh tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Quảng Bình do Nhà trường tổ chức [H8.08.01.04], [H8.08.01.05]. Chính sách tuyển sinh của ngành Địa lý học còn được thay đổi từ hình thức thi tuyển sang hình thức xét tuyển học bạ [H8.08.01.02], sự thay đổi này được cập nhật thường xuyên và công bố rộng rãi trên cổng thông tin tuyển sinh của Nhà trường [H8.08.01.05]. Với chính sách tuyển sinh như trên, trong 5 năm qua, ngành Địa lý học đã có số lượng thí sinh được tuyển và số lượng SV theo học như sau:
Bảng 3. Tình hình tuyển sinh của ngành Địa lý học trong 5 năm qua
Năm học |
Ứng viên |
||
Số lượng nộp đơn dự tuyển |
Số lượng được chấp nhận thi tuyển |
Số lượng được tuyển |
|
2015-2016 |
17 |
17 |
17 |
2016-2017 |
5 |
0 |
0 |
2017-2018 |
0 |
0 |
0 |
2018-2019 |
13 |
13 |
13 |
2019-2020 |
5 |
5 |
3 |
2. Điểm mạnh
Chính sách tuyển sinh của khoa mang tính lượng hóa (quy định về số điểm trúng tuyển, chỉ tiêu tuyển sinh) giúp cho khoa có thể tuyển được thí sính có kết quả thi tuyển, đánh giá năng lực từ cao xuống thấp; chính sách tuyển sinh còn được công khai và cập nhật thường xuyên từ đó người học có thông tin về ngành học, chương trình học tập, tạo ra tâm thế học tập tích cực ở SV ngay từ năm thứ nhất.
3. Tồn tại
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong công tác tuyển sinh nhưng chính sách tuyển sinh của khoa vẫn còn một số tồn tại hình ảnh và thông tin về ngành học, về đơn vị đào tạo chưa được hấp dẫn và chi tiết; các hình thức công bố về chính sách tuyển sinh của khoa còn bó hẹp ở công thông tin tuyển sinh trên website của Nhà trường và thông báo tuyển sinh dán trên bảng tin; tuyển sinh theo hình thức đánh giá năng lực còn nhiều hạn chế dẫn đến kết quả tuyển sinh gặp nhiều khó khăn và không đạt chỉ tiêu đề ra; chưa có các hình thức quảng bá để thu hút được những thí sinh giỏi, có năng lực và sự đam mê về ngành Địa lý học vào học.
4. Kế hoạch hành động
Để giải quyết những tồn tại nêu trên, từ năm học 2020 -2021, Lãnh đạo Khoa sẽ chỉ đạo bộ phận đào tạo và toàn thể cán bộ, giảng viên của khoa thực hiện một số công việc như sau: thay đổi, bổ sung hình ảnh và thông tin chi tiết về ngành học, chính sách tuyển sinh, tạo ra sự hấp dẫn và cuốn hút đối với thí sinh; trong các giờ giảng, các buổi nói chuyện, sinh hoạt chuyên đề, khóa tập huấn…, mỗi giảng viên trong khoa phải có trách nhiệm giới thiệu đầy đủ, chi tiết và tích cực về khoa, ngành Địa lý học và các chuyên ngành hẹp của khoa từ đó người học, người tham gia có sự hiểu biết sâu sắc và ấn tượng tốt về khoa, chuyên ngành đào tạo của khoa họ sẽ truyền thông cho khoa; Lãnh đạo Khoa phối hợp chặt chẽ với ban tuyển sinh của Nhà trường để có chiến lược, cách thức tuyển sinh phù hợp, tuyển đủ chỉ tiêu đề ra trong những năm học tiếp theo.
Tự đánh giá: 4/7
Tiêu chí 8.2. Tiêu chí và phương pháp tuyển chọn người học được xác định rõ ràng và được đánh giá
1. Mô tả
Tiêu chí và phương pháp tuyển chọn người học được Khoa và Nhà trường xác định và ghi rõ trong chương trình đạo tạo, chính sách tuyển sinh, có tổ chức thi và xét tuyển. Cụ thể là từ năm học 2015-2016 về trước, tiêu chí và phương pháp tuyển sinh theo hình thức cũ, ngành Địa lý học tuyển thí sinh dự thi khối C và D; thí sinh được tuyển dựa vào kết quả kỳ thi chung do Bộ GD&ĐT tổ chức [H8.08.02.01], [H8.08.02.02], từ năm học 2015-2016, công tác tuyển sinh của khoa thực hiện theo chính sách tuyển sinh mới của Nhà trường [H8.08.02.03], từ tuyển sinh theo hình thức ba chung của Bộ GD&ĐT sang hình thức đánh giá năng lực [H8.08.02.04]. Tiêu chí và phương thức tuyển chọn được Hội đồng tuyển sinh đại học hệ chính qui của Trường Đại học Quảng Bình, Hội đồng tuyển sinh của Trường đánh giá, rút kinh nghiệm và điều chỉnh, bổ sung kịp thời theo từng năm.
2. Điểm mạnh
Áp dụng được một số tiện ích công nghệ trong việc ra đề thi, làm bài thi, chấm thi; tuyển chọn được người học có năng lực toàn diện: có kiến thức về khoa học xã hội; kết quả thi tuyển khách quan, chính xác.
3. Tồn tại
Số thí sinh nộp hồ sơ và tỷ lệ thí sinh đăng ký nhập học thấp, dẫn đến công tác tuyển sinh gặp nhiều khó khăn, không đạt chỉ tiêu được phê duyệt.
4. Kế hoạch hành động
Để giải quyết những tồn tại trong công tác tuyển chọn người học, trong kỳ tuyển sinh của năm học 2020 – 2021, Lãnh đạo Khoa đã phối hợp chặt chẽ với Ban tuyển sinh của Nhà trường, trao đổi thảo luận và đưa ra các giải pháp như sau: đưa ra điểm trần được công nhận trúng tuyển vào Khoa một cách phù hợp, sát với với số lượng thí sinh tham gia thi đánh giá năng lực; theo dõi sát sao tỷ lệ thi sinh trúng tuyển nhập học/trên số lượng thí sinh được công nhận trúng tuyển để có sự điều chỉnh, can thiệp kịp thời; có các hình thức PR phù hợp và hấp dẫn đối với những thí sinh đã được công nhận trúng tuyển vào khoa.
5. Tự đánh giá: 5/7
Tiêu chí 8.3. Có hệ thống giám sát phù hợp về sự tiến bộ trong học tập và rèn luyện, kết quả học tập và khối lượng học tập của người học
1. Mô tả
Hệ thống giám sát cấp Trường và Khoa về sự tiến bộ trong học tập và rèn luyện, kết quả học tập được ghi cụ thể, chi tiết trong từng môn học, trong CTĐT của khoa và quy chế đào tạo đại học, quy chế sinh viên do Nhà trường ban hành [H8.08.03.02], [H8.08.03.01]. Cơ chế báo cáo và phản hồi về sự tiến bộ của người học được thực hiện định kỳ 1 tháng/1 lần thông qua các buổi hợp giao ban công tác SV giữa Ban Lãnh đạo Khoa Khoa học cơ bản, Cố vấn học tập, Đào tạo và công tác SV. Qua buổi giao ban công tác SV, Ban lãnh đạo Khoa và các thầy/cô kịp thời nắm bắt được tiến độ học tập và rèn luyện, kết quả học tập, khối lượng học tập của người học để kịp thời điều chỉnh, bổ sung thời khóa biểu và các hoạt động khác cho SV. Ngoài ra, Văn phòng Khoa cũng nắm bắt tiến độ của người học thông qua hệ thống phần mềm quản lý đào tạo của nhà trường và các groups từng khóa học được lập thông qua trang mạng xã hội (Facebook).
Hệ thống giám sát này được bổ sung, cập nhật thường xuyên và được công bố rộng rãi để người học, cán bộ, giảng viên thực thi [H8.08.03.09], [H8.08.03.04], [H8.08.03.05], [H8.08.03.06], [H8.08.03.07]. Khối lượng học tập ngành Địa lý học gồm …. tín chỉ, chia thành …..khối kiến thức [H8.08.03.02] và có bảng tiến trình học tập được phổ biến cho toàn thể SV của Khoa [H8.08.03.08]. Khối lượng học tập được phân bổ cân đối trong mỗi năm học đảm bảo người học trung bình có thể hoàn tất CTĐT ngành Địa lý học đúng thời hạn [H8.08.03.03].
2. Điểm mạnh
Khối lượng học tập được xếp thành các khối kiến thức chuyên ngành hẹp trong khối kiến thức ngành và bổ trợ, giúp người học có nhiều cơ hội lựa chọn các môn học phù hợp với nhu cầu và định hướng nghề nghiệp của bản thân;
Hệ thống giám sát, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của người học được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau giúp giảng viên, cố vấn học tập nắm bắt kịp thời sự tiến bộ trong học tập và rèn luyện của người học
Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của người học được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, được thực hiện nhiều lần, giúp giảng viên, cố vấn học tập nắm bắt kịp thời sự tiến bộ trong học tập và rèn luyện của người học. Điều này được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 4. Tỷ lệ SV tốt nghiệp trong 3 năm gần đây
Năm học |
Số lượng SV toàn khóa |
Số lượng SV hoàn thành CTĐT |
Tỷ lệ % |
2017-2018 |
8 |
7 |
87.5 |
2018-2019 |
10 |
10 |
100 |
2019-2020 |
– |
– |
– |
Qua bảng số liệu cho thấy, tỷ lệ cao phần trăm SV của Ngành Địa lý học hoàn thành CTĐT qua từng năm học. . Năm học 2017-2018, tỷ lệ hoàn thành CTĐT đúng tiến độ là 87,5%, năm học 2018-2019, tỷ lệ hoàn thành CTĐT là 100%. Điều này được lý giải do có một tỷ lệ nhỏ (khoảng từ 12-13%) SV chưa tốt nghiệp đúng tiến độ l do chưa hoàn thành các yêu cầu chuẩn đầu ra chủ yếu là chứng chỉ ngoại ngữ. Nhà trường đã gửi email đến từng SV chưa tốt nghiệp để nhắc nhở, Khoa cũng nắm được thông tin này thông qua các đợt công văn dự kiến xét tốt nghiệp của nhà trường.
3. Tồn tại
Sự phân bổ quá nhiều các môn học thuộc khối kiến thức chung, khối kiến thức chung theo lĩnh vực, khối kiến thức chung của khối ngành trong năm học thứ nhất khiến cho SV giảm, mất hứng thú học tập. Tâm lý của SV là muốn được học ngay từ năm thứ nhất các môn học chuyên ngành. Sự phân bổ các môn học thuộc khối kiến thức chuyên ngành và bổ trợ tập trung hết vào năm thứ tư khiến cho SV gặp nhiều khó khăn trong việc rút ngắn thời gian học tập.
4. Kế hoạch hành động
Để giải quyết những tồn tại nêu trên, trong năm học 2020 – 2021, Lãnh đạo Khoa, hội đồng khoa học của khoa kiến nghị phòng Đào tạo điều chỉnh lại kế hoạch phân bổ các môn học, giúp SV năm thứ nhất có thể học được một số môn học thuộc khối kiến thức chuyên ngành và bổ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc SV sớm tiếp cận với kiến thức và kỹ năng chuyên ngành, duy trì hứng thú học tập và có thể rút ngắn thời gian học tập.
5. Tự đánh giá: 5/7
Tiêu chí 8.4. Có các hoạt động tư vấn học tập, hoạt động ngoại hóa, hoạt động thi đua và các dịch vụ hỗ trợ khác để giúp cải thiện việc học tập và khả năng có việc làm của người học
1. Mô tả
Người học được tư vấn, hỗ trợ kịp thời và có hiệu quả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu khoa học, sinh hoạt ngoại khóa. Trong ngày đón tiếp SV khóa mới nhập học, Khoa chuẩn bị những văn bản như kế hoạch đón tiếp [H8.08.04.01] và tờ giới thiệu tổng quan về Khoa để người học biết được địa chỉ khoa, các trợ lý, dự kiến các giảng viên chủ nhiệm, CTĐT của khoa [H8.08.04.02]. Các cố vấn học tập của Khoa là những giảng viên có kinh nghiệm chủ nhiệm lớp trong nhiều khóa. Đối với những SV khóa mới, sau một tháng học tập, Lãnh đạo Khoa chỉ đạo giảng viên chủ nhiệm, ban cán sự lớp tổ chức cuộc gặp mặt SV khóa mới để giới thiệu về lịch sử phát triển, cơ cấu tổ chức, đội ngũ giảng viên, chương trình đạo tạo, phương thức đào tạo, phương pháp học tập trong trường đại học và một số lưu ý trong quá trình học [H8.08.04.03]. Trong buổi gặp mặt SV khóa mới, luôn có mặt đại diện Lãnh đạo Khoa, giảng viên chủ nhiệm, văn phòng khoa để giải đáp và tư vấn cho SV [H8.08.04.04].
Hàng năm, vào đầu năm học, Nhà trường tổ chức tuần sinh hoạt chính trị cho 100% SV năm thứ nhất, trong đó giới thiệu với SV về lịch sử hình thành và phát triển Nhà trường, thăm phòng truyền thống của nhà trường [H8.08.04.01]. Đến giữa năm học, Nhà trường có tổ chức đối thoại giữa SV và lãnh đạo nhà trường nhằm thu thập thông tin phản hồi của SV về tất cả hệ thống quản lý của nhà trường để có thể làm hài lòng người học [H8.08.04.05].
Trong các buổi sinh hoạt lớp hàng tháng, giảng viên chủ nhiệm tư vấn và hướng dẫn cho những SV gặp khó khăn trong việc lựa chọn và đăng ký học phần, đổi học phần, tạm dừng học tập, bảo lưu kết quả học tập hoặc thôi học, quá hạn thời gian đào tạo [H8.08.03.03]. Đối với SV năm thứ nhất, sau một học kỳ, giảng viên chủ nhiệm nhận từ văn phòng của khoa danh sách những SV có kết quả chưa đạt yêu cầu để tư vấn và hỗ trợ riêng cho những SV này trong các buổi sinh hoạt lớp [H8.08.04.06].
Trong quá trình học tập, SV được Khoa cung cấp thông tin đầy đủ về các mẫu báo cáo thực tập thực tế, khóa luận tốt nghiệp [H8.08.04.07]. Khi SV đi thực tập, thực tế, Lãnh đạo Khoa và Trưởng bộ môn phân công cán bộ giảng viên của bộ môn liên lạc và đưa SV đi thực tập tại các cơ sở [H8.08.04.08],[H8.08.04.09]. Giảng viên hướng dẫn SV đi thực tập, thực tế là những cán bộ có kinh nghiệm thực hành, quản lý SV và mối quan hệ thân tình với các cơ sở tiếp nhận SV đến thực tập.
Trong hoạt động nghiên cứu khoa học, làm khóa luận tốt nghiệp, sau khi SV đăng ký đề tài, Lãnh đạo Khoa phân công giảng viên tư vấn, hướng dẫn SV thực hiện đề tài nghiên cứu, khóa luận tốt nghiệp [H8.08.04.10],[H8.08.04.11]. Ngoài ra, Khoa còn tổ chức các buổi sinh hoạt khoa học hướng dẫn SV viết đề cương nghiên cứu, cách thu thập dữ liệu từ thực tế, cách phân tích dữ liệu trên phần mền SPSS, cách viết báo cáo [H8.08.04.12].
Hàng năm, Nhà trường tổ chức ngày hội việc làm, mời các tổ chức kinh tế, chính trị xã hội tham gia, giới thiệu với SV những vị trí, cơ hội việc làm [H8.08.04.13]. Bên cạnh đó, trong đợt thực tập, thực tế tập trung và thực tập theo hướng chuyên ngành, SV luôn được đại diện của các cơ sở tiếp nhận SV đến thực tập giới thiệu về cơ cấu tổ chức, hoạt động và vị trí việc làm mà SV chuyên ngành Địa lý học có thể tham gia thi tuyển [H8.08.04.14].
Ngoài các hoạt động tư vấn, hỗ trợ SV học tập, nghiên cứu khoa học, thực tập thực tế, tìm kiếm việc làm, Khoa Khoa học cơ bản đã chỉ đạo Ban chấp hành liên chi đoàn khoa, Hội SV, cố vấn học tập của các lớp tổ chức các hoạt động ngoại khóa như tham gia cuộc thi do Đoàn, Hội tổ chức. Các hoạt động ngoại khóa đã tập hợp được đông đảo SV tham gia, tạo ra những sân chơi bổ ích cho SV [H8.08.04.15], [H8.08.04.16].
2. Điểm mạnh
Có đầy đủ thông tin về lịch sử phát triển của Nhà trường,Khoa;
Kịp thời tháo gỡ những khó khăn liên quan đến lựa chọn học phần trong CTĐT, phương pháp học tập, rèn luyện, thực tập, thực tế;
Tiếp cận và sử dụng một cách hiệu quả sự trợ giúp của giảng viên chủ nhiệm, nghiên cứu khoa học, ban chấp hành liên chi đoàn, Hội SV, giảng viên.
3. Tồn tại
Sự tư vấn, hướng dẫn những SV có năng lực vượt trội chưa được quan tâm và thực hiện một cách liên tục, dẫn đến thực trạng là tỷ lệ SV tốt nghiệp đúng hạn thấp; sự tham gia của các SV giỏi vào các hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên là không nhiều hoặc chỉ dừng lại ở mức độ thuê mướn SV thực hiện những công việc cụ thể trong một công trình nghiên cứu không mang tính hỗ trợ giúp cho SV giỏi phát huy hết khả năng trong quá trình học tập và nghiên cứu. Nguyên nhân khiến người học bị quá hạn thời gian đào tạo chưa được tìm hiểu và đánh giá một cách khách quan. Các biện pháp tháo gỡ vấn đề này không mang tính đồng bộ dẫn đến tỷ lệ SV tốt nghiệp muộn có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Việc lấy ý kiến phản hồi, đánh giá của người học về hoạt động tư vấn, hỗ trợ học tập của cố vấn học tập, trợ lý đào tạo, nghiên cứu khoa học, giảng viên phụ trách thực tập thực tế chưa được triển khai.
4. Kế hoạch hành động
Để cải tiến được những tồn tại nêu trên, trong năm học 2020-2021, Lãnh đạo Khoa sẽ yêu cầu giảng viên chủ nhiệm và các trợ lý của khoa thực hiện các giải pháp sau: lập danh sách những SV có khả năng học vượt, tìm hiểu nhu cầu, nguyện vọng của những SV này; điều chỉnh việc phân bổ các môn học, tạo điều kiện thuận lợi cho SV học vượt, sớm hoàn thành CTĐT; điều tra, đánh giá nguyên nhân khiến cho SV quá hạn thời gian học tập; lấy ý kiến phản hồi của SV về hoạt động của cố vấn học tập. Với những giải pháp như vậy, các tồn tại nêu trên sớm được giải quyết và công tác hỗ trợ SV học tập, nghiên cứu, rèn luyện, tìm kiếm việc làm ngày càng hiệu quả.
5. Tự đánh giá: 6/7
Tiêu chí 8.5. Môi trường tâm lý, xã hội và cảnh quan thuận lợi cho hoạt động đào tạo, nghiên cứu và sự thoải mái cho cá nhân người học.
1. Mô tả
Nhà trường có quy định văn hóa công sở trong đó nhấn mạnh đến sự ứng xử thầy trò, quy định đối với trang phục và đeo thẻ SV và cán bộ nhằm tạo ra trật tự, kỷ cương học đường [H8.08.05.01], [H8.08.05.02], [H8.08.05.03], tạo động lực mới và sự thoải mái trong tư tưởng của toàn thể cán bộ, giảng viên và SV.
Khoa và Nhà trường tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, cuộc thi bổ ích để tạo sân chơi lành mạnh, rèn luyện thể lực cho SV, tăng cường tinh thần giao lưu, đoàn kết trong cộng đồng SV trong trường. Các cuộc thi này được tổ chức Nhà Đa chức năng [H8.08.04.16]. Khoa Khoa học cơ bản nằm ở tầng 2 nhà Khối văn phòng các khoa, khuôn viên xung quanh Khoa rất đẹp, có cây xanh và nghế đá, SV thuận lợi cho việc đến và đợi làm việc với các trợ lý, cũng như giảng viên. [H8.08.05.04]. Ban chấp hành liên chi đoàn, Hội SV có thể họp tại phòng họp của khoa, giảng viên có thể hẹn gặp một nhóm SV trong đó để làm việc.
2. Điểm mạnh
Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường phát động góp phần thúc đẩy sự đổi mới, sáng tạo trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học và học tập của thầy và trò Khoa Khoa học cơ bản trong những năm học tới. Khi học tập, nghiên cứu và giảng dạy về ngành Địa lý học, cán bộ và SV của Khoa luôn thấu hiểu tầm quan trọng của sự tôn trọng tính chủ thể, chấp nhận sự khác biệt, quyền tự quyết của mỗi cá nhân, không phân biệt đối xử, từ đó mối quan hệ, ứng xử giữa thầy trò Khoa Khoa học cơ bản có sự mền mại và linh hoạt, tạo ra môi trường tâm lý xã hội tích cực trong học tập và giảng dạy.
3. Tồn tại
Mặc dù, toàn thể cán bộ, giảng viên của Khoa đã cố gắng, xây dựng một môi trường cảnh quan xung quanh đẹp, thân thiện giúp người học cảm thấy thoải mái khi đến khoa. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại như các bảng tin xung quanh các phòng làm việc của Khoa chưa được trang trí, trình bày một cách sinh động, thể hiện những nét đặc trưng, riêng biệt của những người học tập, nghiên cứu và giảng dạy Địa lý học. Không gian làm việc còn chật hẹp, dẫn đến những khó khăn và bất tiện trong việc gặp gỡ SV.
4. Kế hoạch hành động
Trong năm học 2020-2021, Lãnh đạo Khoa sẽ có những điều chỉnh phòng và vị trí làm việc của từng bộ môn, tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho mỗi cán bộ, giảng viên của khoa, Lãnh đạo Khoa cũng sẽ phát động và khuyến khích Liên chi đoàn Khoa, Hội SV trang trí và duy trì các bảng tin của khoa được sinh động và hấp dẫn hơn, mang đến một bầu không khí mới trong năm học mới.
5. Tự đánh giá: 6/7
Kết luận Tiêu chuẩn 8
Trong những năm qua, chất lượng người học và hoạt động hỗ trợ người học được Khoa Khoa học cơ bản xác định là một trong những khâu then chốt trong hoạt động đào tạo của Khoa. Chính sách tuyển sinh, phương pháp tuyển chọn người học được công bố công khai, cập nhật thường xuyên và thực hiện đúng theo quy chế tuyển sinh. Từ khi nhập học đến khi kết thúc quá trình học tập, người học luôn được tư vấn, hỗ trợ kịp thời để giải quyết những khó khăn gặp phải, một hệ thống giám sát sự tiến bộ trong học tập và rèn luyện đã đươc xây dựng và công bố công khai, khối lượng học tập được phân bổ đồng đều giữa các năm giúp người học không bị quá tải ở một một kỳ. Môi trường, cảnh quan phù hợp để phát huy sự sáng tạo và sự thoải mái trong tâm trí của người học.
Tuy nhiên, đứng trước sự thay đổi và hoài nghi về vai trò của khoa học xã hội trong đời sống khiến cho số lượng thí sinh thi và đăng ký xét tuyển vào học ở Trường và Khoa giảm. Khoa chưa có những chiến lược hành động làm sao thu hút được học sinh giỏi vào học tại khoa. Trước sự gia tăng số lượng SV kéo dài thời gian học tập, Khoa cũng chưa có những giải pháp mang tính đồng bộ để giải quyết vấn đề này.
Trong những năm học tới, Khoa cần có những chiến lược phát huy hơn nữa thành tích đã đạt được trong tiêu chuẩn 8 và các giải pháp mang tính đồng bộ giải quyết những vấn đề còn tồn đọng, chất lượng người học và hoạt động hỗ trợ người học được nâng cao, góp phần vào sự lớn mạnh của Khoa Khoa học cơ bản.
Tiêu chuẩn 8 có 5 tiêu chí, đạt 5/5, điểm trung bình : 5.20/7
Tiêu chuẩn 9. Cơ sở vật chất và trang thiết bị
Mở đầu
Trường Đại học Quảng Bình là một trường đại học địa phương, trực thuộc UBND tỉnh Quảng Bình, được thành lập trên cơ sở Trường CĐSP Quảng Bình. Đây là trường đại học duy nhất của tỉnh Quảng Bình, đào tạo đa ngành, đa cấp, đa lĩnh vực. Hệ thống trang thiết bị thí nghiệm, cơ sở vật chất (CSVC) đã được Nhà trường từng bước đầu tư, nâng cấp đảm bảo đủ năng lực đáp ứng công tác đào tạo, NCKH, và CGCN.
Bên cạnh công tác đầu tư, cải tạo, Nhà trường đã từng bước tăng cường công tác quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả CSVC hiện có, xây dựng cảnh quan xanh – sạch – đẹp, môi trường văn hóa trong nhà trường. Nhà trường luôn chủ động trong việc tìm các nguồn vốn để xây dựng CSVC, tranh thủ sự đầu tư từ ngân sách của tỉnh, liên kết với các doanh nghiệp và nguồn lực xã hội hóa để bổ sung, hiện đại hóa CSVC phục vụ đào tạo, NCKH và CGCN.
Trường có CSVC khá khang trang, hiện đại cơ bản đáp ứng yêu cầu công tác đào tạo, NCKH và hỗ trợ một số hoạt động khác của Trường. Nhà trường có đầy đủ phòng làm việc cho CBGV, NV, và đều đạt chuẩn theo quy định, phòng học, giảng đường lớn, phòng thực hành, thí nghiệm chuyên ngành phù hợp phục vụ cho dạy, học và nghiên cứu khoa học đáp ứng yêu cầu của từng ngành đào tạo. Có TTHL độc lập, khuôn viên rộng rãi, đa dạng về đầu sách, giáo trình, tài liệu tham khảo tiếng Việt và tiếng nước ngoài đáp ứng yêu cầu sử dụng của cán bộ, giảng viên và người học. Có thư viện điện tử được nối mạng, phục vụ dạy, học và nghiên cứu khoa học có hiệu quả.
Hệ thống phòng thí nghiệm thực hành và trang thiết bị thí nghiệm đã được Nhà trường từng bước đầu tư, nâng cấp đảm bảo đủ năng lực đáp ứng công tác đào tạo, NCKH, và CGCN. Hệ thống phòng chức năng, sân bãi chuyên dùng cho các hoạt động thể dục thể thao được xây dựng đầy đủ đáp ứng tốt nhu cầu giảng dạy, học tập, rèn luyện của SV và CBGV. Cơ sở hạ tầng về CNTT của Nhà trường được đầu tư khá đồng bộ, hệ thống máy tính làm việc và các phòng thực hành được kết nối internet và được quản lý thông qua máy chủ.
Được sự quan tâm của Nhà trường, Khoa Khoa học cơ bản được cung cấp đầy đủ CSVC và trang thiết bị phục vụ cho việc đào tạo, và nghiên cứu bao gồm hệ thống các phòng học tại GĐ A1, GĐ C (bàn, ghế, bảng, máy chiếu, thiết bị thu, phát âm thanh…) các phòng tự nghiên cứu tại Trung tâm Học liệu…
Tiêu chí 9.1: Có hệ thống phòng làm việc, phòng học và các phòng chức năng với các trang thiết bị phù hợp để hỗ trợ hoạt động đào tạo và nghiên cứu.
1. Mô tả
Khoa Khoa học cơ bản được bố trí văn phòng làm việc tại nhà D gồm 4 phòng làm việc, trong đó: 01 phòng làm việc riêng cho Trưởng khoa, 01 phòng làm việc riêng cho Phó Trưởng khoa, 01 phòng làm việc chung cho giảng viên và bộ phận chức năng, 01 phòng sinh hoạt chuyên môn, các phòng này có diện tích 94 m2 (bình quân 5m2/l giảng viên) [H9.09.01.01]. Các phòng làm việc được trang bị đầy đủ thiết bị: điều hòa không khí, hệ thống ánh sáng, quạt thông gió, bàn làm việc, tủ đựng tài liệu, máy vi tính có kết nối internet, máy in, máy photocopy… [H9.09.01.02]. Với diện tích sử dụng và trang thiết bị tại phòng làm việc này phù hợp với định mức theo quy định của nhà nước và của nhà trường phù hợp để hổ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu [H9.09.01.03].
Phòng học lý thuyết cho SV ngành Địa lý học được bố trí hợp lý theo thời khóa biểu trong tổng số 75 phòng học, 03 giảng đường lớn, 05 phòng thực hành máy vi tính gồm 162 máy với tổng diện tích 280m2, ngoài ra diện tích phòng học trong toàn tnrờng là 12.642m2, diện tích này đã đáp ứng đủ số lượng phòng học và các yêu cầu khác trong công tác đào tạo của Nhà tnrờng [H9.09.01.04], [H9.09.01.05].
Tại các phòng học, giảng đường, phòng thực hành, thí nghiệm đều có sơ đồ bố trí, các bảng nội quy, số điện thoại hỗ trợ kỹ thuật thuận lợi cho người sử dụng [H9.09.01.06].
Hằng năm, Nhà trường luôn chú trọng cải tạo, nâng cấp, sửa chữa cơ sở vật chất và đầu tư mua sắm mới từ nguồn kinh phí NSNN và thu từ học phí cùa người học. Điển hình, Năm 2016 Nhà trường đã chi 66.660.000 đồng sửa chữa máy móc thiết bị, 1.147.426.800 đồng sửa chữa nhà cửa, phòng học, giảng đường và 1.756.746.000 đồng mua sắm mới máy móc thiết bị. Năm 2017: 13.853.000 đồng sửa chữa máy móc thiết bị, 31.722.600 đồng sửa chữa nhà cửa, phòng học, giảng đường và 390.841.000 đồng mua sắm mới máy móc thiết bị. Năm 2018 đã chi 445.188.098 đồng sửa chữa máy móc thiết bị, 227.824.831 đồng sửa chữa nhà cửa, phòng học và 1.165.933.000 đồng mua sắm mới tài sản máy móc thiết bị [H9.09.01.07], [H9.09.01.08].
Hiện nay, 100% các phòng máy tính được kết nối mạng internet và Wifi; các giảng đường lớn (200 chỗ trở lên) đã được lắp thiết bị âm thanh, điều hòa không khí đáp ứng tốt hơn trong công tác đào tạo. [H9.09.01.09]. Tuy nhiên có một số phòng học cũ tại GĐ A1 chưa được cải tạo, tại phòng thực hành máy tính số 3 có một số máy cũ, cấu hình thấp chưa được thay thế.
Bộ phận chức năng của Nhà trường ĐHQB thường xuyên tiến hành khảo sát ý kiến phản hồi của cán bộ, giảng viên, người học về mức độ đáp ứng của hệ thống phòng làm việc, phòng học, giảng đường và các trang thiết bị phù hợp hổ trợ các hoạt động từ đó có kế hoạch cải tiến. Theo kết quả khảo sát năm 2017 mức độ đáp ứng của hệ thống phòng học, giảng đường, phòng thực hành thí nghiệm về số lượng, chất lượng đối với công tác dạy học và NCKH có 64% trở lên ý kiến đánh giá hài lòng và rất hài lòng, hơn 24% ý kiến phân vân và 5,5% ý kiến đánh giá không hài lòng [H9.09.01.10]. Qua đó cho thấy hệ thống phòng làm việc, phòng học và các phòng chức năng với các trang thiết bị của Nhà trường cơ bản phù hợp để hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu. Các trang thiết bị trong các phòng trên được lắp đặt, sử dụng, quản lý theo quy định của Nhà trường (Quyết định số 3467/QĐ-ĐHQB ngày 26/12/2016) [H9.09.01.10].
2. Điểm mạnh
Nhà trường, Khoa có hệ thống phòng làm việc, phòng học và các phòng chức năng được trang bị các thiết bị, công cụ phù hợp với yêu cầu của việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập.
Việc bố trí phòng học đã đáp ứng tốt yêu cầu sử dụng phòng học cũng như các hoạt động hỗ trợ đào tạo như phụ đạo, ngoại khóa, semina, học nhóm, tự học,…
3. Tồn tại
Một số phòng học cũ chưa được sửa chữa kịp thời, máy tính cũ tại phòng thực hành cấu hình thấp chưa được thay thế.
4. Kế hoạch hành động
Năm học 2020-2021 Nhà trường tiếp tục thực hiện cải tạo GĐ A1, thay thế các máy tính cũ tại phòng thực hành.
Thường xuyên kiếm tra CSVC, trang thiết bị và lên kế hoạch sữa chừa kịp thời khi xày ra hư hỏng.
5. Tự đánh giá: 6/7.
Tiêu chí 9.2. Thư viện và nguồn học liệu phù hợp và được cập nhật đế hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu
1. Mô tả
Thư viện và nguồn học liệu cung với các thiết bị cơ sở hạ tầng trong một trường ĐH có vai trò rất quan trọng trong việc quyết định chất lượng đào tạo của Nhà trường, vì vậy, đầu tư nguồn vốn tài liệu cũng như trang thiết bị học tập để phát triển thư viện luôn là điểm mấu chốt trong chiến lược phát triển của Trường Đại học Quảng Bình. Hiện nay Thư viện của trường đại học có đầy đủ các nguồn học liệu phù hợp như sách, giáo trình, tài liệu tham khảo tiếng Việt và tiếng nước ngoài đáp ứng yêu cầu sử dụng của cán bộ, giảng viên và người học. Trung tâm có thư viện điện tử được kết nối mạng, để phục vụ dạy, học và nghiên cứu khoa học có hiệu quả tốt hơn. Hàng năm Thư viện và các nguồn học liệu được cập nhật để hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu một cách tốt hơn.
Cho đến thời điểm hiện tại nguồn vốn tài liệu ở Trung tâm có 14415 đầu sách, báo, tạp chí với số lượng bản là 100784 [H9.09.02.01]. Trong đó: sách tiếng Việt 92732 bản, sách ngoại văn 4875 bản; báo, tạp chí có 41 loại; tổng số luận văn, luận án, khóa luận là 833 cuốn; tài liệu số nội sinh được cập nhật thường xuyên, hiện tại có 2493 file; các tài liệu khác như Đĩa CD/CD – ROM; Bản đồ, tranh ảnh, mô hình,… đáp ứng theo yêu cầu danh mục tài liệu trong chương trình đào tạo hiện nay của Nhà trường [H9.09.02.02]. Trung tâm Học liệu thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các khoa để cập nhật bài giảng, giáo trình môn học của giảng viên đáp ứng theo yêu cầu của các chương trình đào tạo [H9.09.02.03].
Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của trung tâm được trang bị đầy đủ, các phòng đọc có hệ thống máy vi tính nối mạng internet, wifi miễn phí để phục vụ bạn đọc tra cứu, tìm kiếm tài liệu, tự học và tự nghiên cứu [H9.09.02.04]. Trung tâm đã ứng dụng phần mềm chuyên môn vào công tác quản trị thư viện, lưu thông tài liệu [H9.09.02.05]. Việc ứng dụng phần mềm trong quản lý đã giúp cho cán bộ có thể tạo lập và xác định nội dung báo cáo, thống kê tất cả những vấn đề liên quan đến ngân sách, bổ sung, bạn đọc, tài liệu như: tự động thống kê số lượt độc giả truy cập và sử dụng các tài liệu; quản lý tự động việc mượn và trả sách, tài liệu của bạn đọc; có thể truy cập nhanh chóng để biết được số lượng sách, tài liệu sinh viên và cán bộ, giảng viên mượn hằng năm, loại tài liệu nào được mượn nhiều nhất, bạn đọc tích cực của trung tâm,… [H9.09.02.06], [H9.09.02.07]. Ngoài ra Trung tâm còn được trang bị máy đọc mã vạch để thực hiện việc tự động hóa trong quản lý của thủ thư, công tác mượn, trả tài liệu tiến hành nhanh chóng và chính xác [H9.09.02.08]. Việc khai thác hệ thống tài nguyên số đã được trung tâm chú trọng và đã đưa vào sử dụng thông qua phần mềm DSPACE, qua đó hệ thống tài liệu số được khai thác và sử dụng hiệu quả. Trung tâm cũng đã thực hiện liên kết với các kho dữ liệu số khác để chia sẻ cơ sở dữ liệu và kết nối tài nguyên số [H9.09.02.09]. Nhà trường có các văn bản quy định về sử dụng tài liệu, CSVC, thời gian phục vụ của TTHL, trong đó quy định rõ số lượng sách được mượn, thời hạn phải trả cho từng đối tượng CBGV, SV và chế độ xử phạt, khen thưởng; có tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm trong việc trả, mượn sách và tra cứu thông tin [H9.09.02.10], [H9.09.02.11].
Hàng năm để đáp ứng nhu cầu phục vụ hoạt động đào tạo và nghiên cứu hiệu quả hơn, Nhà trường tiếp tục đầu tư bổ sung các nguồn vốn tài liệu để đáp ứng với yêu cầu của việc mở rộng quy mô và ngành nghề đào tạo. Căn cứ nhu cầu cập nhật tài liệu của các CTĐT và các mã ngành đào tạo mới, hằng năm các bộ môn phối hợp với Trung tâm tiến hành rà soát nguồn vốn tài liệu, tham mưu cho Nhà trường danh mục bổ sung sách, tài liệu tham khảo [H9.09.02.12]. Căn cứ khả năng tài chính, Nhà trường phê duyệt kế hoạch và kinh phí bổ sung thêm giáo trình, sách tham khảo, cập nhật tài liệu, ưu tiên cho các mã ngành đào tạo mới [H9.09.02.13]. Năm 2018, Nhà trường tiếp tục mua bản quyền cơ sở dữ liệu số để cung cấp thêm giáo trình, tài liệu tham khảo, các bài báo, tạp chí khoa học, các luận văn, luận án phục vụ dạy, học, NCKH [H9.09.02.14]. Số lượng bạn đọc khai thác tài nguyên của thư viện ngày càng tăng, số lượng trung bình trong những năm gần đây là hơn 60.000.000 lượt. Năm 2018, khi khảo sát nhu cầu bạn đọc, lấy ý kiến về mức độ hài lòng đối với TTHL, kết quả cho thấy đa số GV, SV đánh giá tốt về CSVC, chất lượng phục vụ và cho rằng sách, giáo trình, tài liệu tham khảo, thư viện điện tử cơ bản đáp ứng yêu cầu sử dụng của CB, GV và người học [H9.09.02.15].
2. Điểm mạnh
– Nguồn học liệu và cơ cở hạ tầng tại trung tâm được đầu tư trang thiết bị khá hiện đại, có hệ thống phòng Lễ tân, phòng đọc, phòng mượn, kho, phòng tự nghiên cứu yên tĩnh, rộng rãi.
– Hệ thống máy tính sử dụng để tra cứu, khai thác thư viện số được kết nối internet tốc độ cao, quản lý thư viện bằng phần mềm chuyên nghiệp giúp tự động hóa được quy trình nghiệp vụ, quản lý tài nguyên và lưu thông tài liệu, nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ.
– Trung tâm có đội ngũ CBVC giàu kinh nghiệm, chuyên môn tốt, trình độ CNTT vững vàng, sử dụng tốt các công cụ, thiết bị phục vụ.
3. Tồn tại
Hệ thống thư viện điện tử của Trung tâm được liên kết với các thư viện nước ngoài nhưng đang ở hình thức khai thác một chiều theo hướng tài nguyên giáo dục mở.
4. Kế hoạch hành động
Năm học 2020 – 2021, Trung tâm tiếp tục bổ sung và triển khai mở rộng các hình thức liên kết thư viện trong và ngoài nước.
5. Tự đánh giá: 5/7
Tiêu chí 9.3: Phòng thí nghiệm, thực hành và trang thiết bị phù hợp và được cập nhật để hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu.
1. Mô tả
Trường ĐHQB luôn quan tâm đến công tác đầu tư thiết bị thí nghiệm (TN), thực hành hiện đại phục vụ cho việc học tập và giang dạy, gắn liền với thực tế nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu của giảng viên trong công tác đào tạo và NCKH, rèn luyện kỹ năng thực hành, kỹ năng sử dụng cho SV khi ra trường đáp ứng yêu cầu của các đơn vị sử dụng. Trường ĐHQB đã ban hành quy định về quản lý và sử dụng tài sản công và quy định về quản lý, khai thác, sử dụng trang thiết bị thí nghiệm, thực hành phục vụ đào tạo và NCKH [H9.09.03.01].
Phục vụ CTĐT Địa lý học, Khoa có phòng tư liệu và thực hành lưu trữ các đồ dùng phục vụ dạy học Địa lý: gồm 30 mẫu vật địa chất – khoáng sản (kèm bản đồ vị trí) trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, các quả Địa cầu tự nhiên và Địa cầu kinh tế – xã hội, hệ thống các bản đồ tự nhiên và kinh tế – xã hội thế giới và Việt Nam, atlas tự nhiên và kinh tế – xã hội tỉnh Quảng Bình, một số bản đồ nghiên cứu về du lịch của địa phương do các giảng viên và sinh viên trong ngành Địa lý học trực tiếp thực hiện: hệ thống các bản đồ về văn hóa vùng Phong Nha – Kẻ Bàng, bản đồ du lịch khu vực ven biển Quảng Bình, các bản đồ chuyên đề giáo khoa tỉnh Quảng Bình. Ngoài ra, phòng tư liệu còn có nhiều dữ liệu GIS và viễn thám tại địa phương có khả năng sử dụng trong học tập và nghiên cứu của sinh viên. Ngoài ra, còn có 05 phòng phòng thực hành máy tính và hệ thống máy tính tại các phòng đọc, phòng tự nghiên cứu ở TTHL với số lượng 180 máy cho sinh viên của khoa nghiên cứu và tra cứu tài liệu [H9.09.03.02].
Trường luôn quan tâm đến công năng sử dụng của các phòng TN, phòng thực hành và có những chuyền đổi thích hợp nhằm phục vụ công tác đào tạo và NCKH cho cán bộ, giảng viên và SV được tốt hơn, hiệu quả hơn. Để làm được điều này, tại các phòng TN, phòng thực hành luôn có các sổ theo dõi tần suất sử dụng [H9.09.03.03], và hàng năm Nhà trường, các bộ môn luôn khảo sát ý kiến phản hồi của cán bộ, giảng viên, người học về mức độ đáp ứng của hệ thống phòng thí nghiệm, thực hành và các trang thiết bị. Tỷ lệ giảng viên và sinh viên trên 70% đều đánh giá đáp ứng tốt và rất tốt cho các phòng thí nghiệm đáp ứng yêu câu giảng dạy và NCKH [H9.09.03.04].
Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng cũng như công tác quản lý trang thiết bị TN, Nhà trường thường xuyên sửa chữa, mua bổ sung máy vi tính, lắp đặt hệ thống camera tại phòng thực hành [H9.09.03.05]. Tại các phòng thực hành đều có sơ đồ hướng dẫn sử dụng, nội quy phòng máy, sổ theo dõi tần suất sử dụng, và số điện thoại hỗ trợ kỹ thuật hợp lý tạo điều kiện tốt nhất cho người sử dụng [H9.09.03.06]. Các trang thiết bị luôn được thống kê, báo cáo về số lượng và chất lượng trong chu kỳ kiểm kê hằng năm và vào đầu năm học [H9.09.03.07] Các danh mục trang thiết bị tại phòng TN, phòng thực hành dựa trên biên bản kiểm kê hàng năm cụ thể để có kế hoạch sửa chữa kịp thời phục vụ công tác đào tạo, NCKH [H9.09.03.08]. Từ năm học 2016-2017, Nhà trưởng khởi công xây dựng mới trung tâm TNTH nhưng do ngân sách cấp còn chậm nên tiến độ xây dựng bị kéo dài.
Hàng năm Nhà trường tổ chức lấy ý kiến phản hồi của cán bộ, giảng viên, SV về trang thiết bị của phòng thực hành, thí nghiệm. Theo kết quả khảo sát năm 2018 mức độ đáp ứng về số lượng, chất lượng của CSVC, trang thiết bị phục vụ công tác dạy học và NCKH có 70,3% trở lên ý kiến đánh giá hài lòng và rất hài lòng, hơn 26,4% ý kiến phân vân và 3,3% ý kiến đánh giá không hài lòng [H9.09.03.09]. Qua đó cho thấy phòng thí nghiệm, thực hành và trang thiết bị của Nhà trường cơ bản phù hợp và được cập nhật để hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu.
2. Điếm mạnh
Phòng thí nghiệm, thực hành và trang thiết bị được trang bị tương đối phù hợp và được cập nhật để hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu.
3. Tồn tại
Tiến độ XD trung tâm TNTH mới còn chậm, một số phòng thực hành còn có các thiết bị cũ, chưa được thay thế.
Công tác bảo trì, bảo dưỡng trang thiết bị thí nghiệm tại các phòng thực hành , thí nghiệm chưa dược thực hiện tốt.
4. Kế hoạch hành động
Năm 2019 Nhà trường đẩy nhanh tiến độ dự án XD trung tâm TNTH, đầu tư các phòng thực hành thí nghiệm với đầy đủ trang thiết bị hiện đại.
5. Tự đánh giá: 5/7.
Tiêu chí 9.4. Hệ thống công nghệ thông tin (bao gồm cả hạ tầng cho học tập trực tuyến) phù hợp và được cập nhật để hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu.
1. Mô tả
CSVC của Nhà trường về hạ tầng CNTT đã được đầu tư mạnh mẽ, có khả năng đáp ứng khá tốt cho nhu cầu giảng dạy và các hoạt động đào tạo nói chung, về hạ tầng mạng, trường hiện sử dụng 01 đường Lead line và 02 đường FTTH cáp quang tốc độ cao của VNPT Quảng Bình để cung cấp dịch vụ internet cho tất cả các phòng máy, phòng lab, nhà làm việc, hội trường và phủ sóng Wifí toàn trường; 01 đường truyền kênh riêng cho các máy chủ để cung cấp các dịch vụ như website, thư viện điện tử hay các dịch vụ tiện ích khác phục vụ cho mọi mặt trong hoạt động đào tạo và NCKH [H9.09.04.01]. Ngoài ra công ty viễn thông quân đội Viettel cũng hỗ trợ 04 đường cáp quang cho CBGV và SV sử dụng [H9.09.04.02]. Tất cả đề được quản lý qua hệ thống máy chủ [H9.09.04.03]. Có đội ngũ kỹ thuật viên thường xuyên kiểm tra sửa chữa, cập nhật và tham mưu cho nhà trường trong việc nâng cấp trang thiết bị phù hợp với sự phát tiển của khoa học công nghệ đáp ứng nhu cầu người sử dụng [H9.09.04.04]. Trường bố trí 05 phòng máy tính với 160 máy tại nhà D để phục vụ việc thực hành tin học đại cương và các chuyên ngành khác; 02 phòng Lab với 100 máy tại trung tâm học liệu với tổng số máy tính thực hành là 260 máy. Ngoài ra một số phòng học tại giảng đường A1 được lắp đặt máy chiếu cố định để phục vụ công tác giảng dạy. Trường đã trang bị 136 máy tính dành cho CBGV, 308 máy tính tại các phòng ban chức năng. Như vậy, tỷ lệ máy tính/ cán bộ chuyên viên phòng ban là 95%; tỉ lệ máy tính trên sv là đảm báo 100% SV có máy tính đề thực hành trong các phòng máy tính. [H9.09.04.05].
Tại trung tâm Học liệu có các máy các phòng thực hành đều có sơ đồ thiết kế, danh mục tài sản trang thiết bị, nội quy phòng thực hành, nội quy PCCC, tài liệu hướng dẫn sử dụng, sổ theo dõi tần suất sử dụng máy móc thiết bị và số điện thoại hỗ trợ kỹ thuật đảm bảo thuận tiện CBGV và SV học tập và nghiên cứu [H9.09.04.06].
Hàng năm Nhà trường tổ chức lấy ý kiến phản hồi của cán bộ, giảng viên, SV về hệ thống công nghệ thông tin bao gồm: máy tính, thiết bị mạng, điểm kết nối wifi màn chiếu, projector, máy in và các thiết bị khác… Theo kết quả khảo sát năm 2018 mức độ đáp ứng về số lượng, chất lượng của hệ thống công nghệ thông tin phục vụ công tác dạy học, NCKH và quản lý của Nhà trường có 64,8% ý kiến đánh giá hài lòng và rất hài lòng, hơn 24,2% ý kiến phân vân và 11% ý kiến đánh giá không hài lòng [H9.09.04.07]. Qua đó cho thấy hệ thống công nghệ thông tin của Nhà trường cơ bản phù hợp và được cập nhật để hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu.
2. Điếm mạnh
Trường, Khoa có CSVC, hạ tầng về CNTT; phòng máy chủ, hệ thống mạng, máy tính cho các phòng TH đảm bảo, hoạt động liên tục; phòng ốc và diện tích mặt bằng phù hợp.
3. Tồn tại
Máy tính tại một vài phòng làm việc đã sử dụng nhiều năm, cấu hình không cao. Giảng viên tự đầu tư máy tính xách tay trong khi đời sống còn khó khăn.
4. Kế hoạch hành động
– Từ năm học 2020-2021 tiến hành thay thế trang thiết bị CNTT cũ, cấu hình thấp tại các phòng TH máy tính.
– Đầu tư hệ thống công nghệ thông tin và phòng TH máy máy tính hiện đại tại trung tâm TNTH mới đang xây dựng.
5. Tự đánh giá: 6/7
Tiêu chí 9.5. Các tiêu chuẩn về môi trường, sức khỏe, an toàn được xác định và triền khai có lưu ý đến nhu cầu đặc thù cùa người khuyết tật
1. Mô tả
Trường luôn quan tâm xây dựng chính sách bảo vệ an toàn, sức khỏe và vệ sinh môi trường tại khu làm việc, giảng đường cũng như tại KTX SV, nhà trường đã ban hành các nội quy, quy định về công tác trật tự trị an, nội quy quy định khi sử dụng phòng thí nghiệm, thực tập, thực hành, vệ sinh môi trường,… Các công trình xây dựng đều có phương án PCCC, và bản cam kết bảo vệ môi trường [H9.09.05.01]-[H9.09.05.02]. Tuy nhiên các giảng đường chưa có cầu thang hoặc lối đi dành riêng cho người khuyết tật.
Bên cạnh đó Nhà trường có phòng chức năng chịu trách nhiệm về công tác bảo đảm ANTT, vệ sinh môi trường trong khuôn viên trường và KTX, hàng năm nhà trường đều xây dựng và thực hiện kế hoạch phòng chống bão, lụt nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do bão, lụt gây ra [H9.09.05.03]. Công tác PCCC đã xây dựng phương án theo yêu cầu của cơ quan PCCC và định kỳ 2 năm một lần CBGV,NV và SV của nhà trường được tập huấn PCCC và CHCN [H9.09.05.04]. Công tác vệ sinh môi trường luôn được đảm bảo, Nhà trường đã hợp đồng với đơn vị bên ngoài quét dọn vệ sịnh tại giảng đường và thu gom rác thải đúng quy định [H9.09.05.05].
Lực lượng bảo vệ của Nhà trường đã có liên kết, phối hợp tốt với công an Phường trong công tác bảo đảm an ninh vì vậy khi có sự việc xảy ra đều có sự tham gia khẩn trương của các lực lượng chức năng của Phường, góp phần giữ gìn trật tự an toàn tại khu vực trường. Trong các dịp Lễ, Tết và trong các đợt có các hoạt động lớn, trường đều có kế hoạch canh gác, bảo vệ, trực chỉ huy, trực lãnh đạo, nhiều năm học liên tục Nhà trường đạt trường học đảm bảo anh toàn, ANTT [H9.09.05.06]. Hàng năm, trong tuần sinh hoạt chính trị đầu khóa, Phòng CTSV luôn được bố trí thời gian để truyền đạt đến SV về các vấn đề trật tự, trị an, các nội quy, quy định của Nhà trường [H9.09.05.07].
Bộ phận Y tế trực thuộc phòng TC-HC với 02 y sỹ trực thường xuyên, hàng năm đều xây dựng kế hoạch mua bổ sung trang thiết bị, dụng cụ y tế, kế hoạch khám sức khỏe cho CBGV, NV và SV [H9.09.05.08].
Tuy nhiên công tác khảo sát, thu thập thông tin phản hồi từ người học và các bên liên quan về môi trường, sức khỏe, an toàn đối với người khuyết tật của đơn vị chức năng chưa được thực hiện.
2. Điếm mạnh
Nhà trường có phòng chức năng thực hiện các nhiệm vụ về ANTT, VSMT đội ngũ bảo vệ, có ban quản lý KTX được tập huấn nghiệp vụ chuyên môn cũng như PCCC, có sự phối, kết hợp chặt chẽ với công an Phường Bắc Lý nhằm đảm bảo ANTT cho CBGV và người học.
Công tác chăm sóc sức khỏe cho CBGV và người học được quan tâm.
3. Tồn tại
Các công trình xây dựng khi lập hồ sơ xây dựng chưa lưu ý đến nhu cầu của người khuyết tật.
Nhà trường chưa thực hiện lấy ý kiến phản hồi của người học và các bên liên quan về môi trường, sức khỏe và an toàn.
4. Kế hoạch hành động
Nhà trường chỉ đạo Phòng Quản lý đầu tư khi lập hồ sơ thiết kế XD công trình phải có các tiêu chuẩn về môi trường, sức khỏe, an toàn được xác định phải lưu ý đến nhu cầu của người khuyết tật.
Từ năm học 2020-2021 sẽ thực hiện lấy ý kiến phản hồi của người học và các bên liên quan về môi trường, sức khỏe và an toàn.
5. Tự đánh giá: 3/7.
Kết luận Tiêu chuẩn 9
CSVC và trang thiết bị của Nhà trường đủ đáp ứng cho nhu cầu đào tạo ngành CNTT hiện nay. Phòng thí nghiệm, thực hành luôn được coi trọng đầu tư trang thiết bị hiện đại đáp ứng tốt cho công tác đào tạo và NCKH, phát huy thế mạnh của đơn vị có các chuyên gia đầu ngành về CNTT. Thư viện trường có đủ diện tích, được trang bị và đầu tư thường xuyên. Cơ sở hạ tầng và hệ thống CNTT hiện đại đáp ứng tốt nhu cầu học tập, giảng dạy, NCKH. KTX đủ chổ ở để phục vụ cho SV. Trường có sân bãi, hội trường, nhà thi đấu phục vụ nhu cầu thể dục thể thao, văn nghệ của cán bộ, giảng viên và SV. Các chính sách và quy định về bảo vệ an toàn, sức khỏe và môi trường được xây dựng, triển khai và quan tâm thích đáng, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của cán bộ, giảng viên và sinh viên.
Hầu hết các tiêu chí trong tiêu chuẩn này đều đạt được, tuy nhiên tiêu chí 9.5 mục quan tâm đến nhu cầu đặc thù của người khuyết tật còn hạn chế. Nhà trường đã thấy rõ điều đó, nên đã có đề cập đến các chính sách lưu ý đến nhu cầu người khuyết tật trong chính sách bảo vệ an toàn, sức khỏe và môi trường của Nhà trường.
Tiêu chuẩn 9 có 5 tiêu chí, có 4/5 tiêu chí đạt, điểm trung bình là 5.00/7.
Tiêu chuẩn 10: Nâng cao chất lượng đào tạo
Mở đầu
Chất lượng đào tạo thể hiện uy tín đồng thời quyết định sự tồn tại, phát triển của một cơ sở đào tạo. Để trường đại học Quảng Bình có thể trở thành trung tâm hàng đầu về đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao và chuyển giao các ứng dụng khoa học công nghệ của vùng Bắc Trung Bộ, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu được xác định là không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo.
Công tác nâng cao chất lượng được thực hiện chặt chẽ và có hệ thống, từ việc thu nhận thông tin phản hồi và nhu cầu của các bên liên quan (giảng viên, người học, cựu SV, nhà tuyển dụng) để thiết kế và phát triển chương trình dạy học, đến việc đảm bảo chất lượng trong kiểm tra, đánh giá, áp dụng các kết quả nghiên cứu khoa học để cải tiến việc dạy và học cũng như đáp ứng các dịch vụ hỗ trợ và tiện ích, tạo cơ chế phản hồi cho các bên liên quan.
Tiêu chí 10.1. Thông tin phản hồi và nhu cầu của các bên liên quan được sử dụng làm căn cứ để thiết kế và phát triển chương trình dạy học.
1. Mô tả
Thông tin phản hồi và nhu cầu của các bên liên quan (bao gồm nhà sử dụng lao động, SV đang học, cựu SV, giảng viên, chuyên gia cùng chuyên ngành và cán bộ quản lý) được sử dụng làm căn cứ để thiết kế và điều chỉnh CTĐT ngành Địa lý học.
Việc thiết kế CTĐT có sự tham gia của đội ngũ giảng viên, chuyên gia giáo dục và cán bộ quản lý. CTĐT ngành Địa lý học được cập nhật điều chỉnh vào các năm 2015, 2017, 2019. Trong các lần cập nhật điều chỉnh, khoa, Bộ môn Khoa học xã hội đều tham khảo ý kiến của các chuyên gia cùng chuyên ngành có uy tín từ các trường đại học, các nhà sử dụng lao động, giảng viên và cán bộ quản lý các cấp tham gia góp ý sửa đổi, điều chỉnh. Quá trình điều chỉnh CTĐT đều dựa trên các văn bản quy định, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT và của Nhà trường [H10.10.01.01], [H10.10.01.02] và có sự tham gia đóng góp ý kiến của các bên liên quan để sử dụng làm căn cứ.
Thông tin phản hồi và nhu cầu của các bên liên quan được Phòng đảm bảo chất lượng của Nhà trường thực hiện định kỳ và thường xuyên [H10.10.01.03] qua nhiều kênh thông tin: trực tuyến, phiếu khảo sát…đến các đơn vị đã, đang và có tiềm năng sử dụng SV tốt nghiệp; SV sắp tốt nghiệp; cựu SV ngành Địa lý học; giảng viên để thu thập thông tin.
Trong hội nghị này, đại diện cơ sở thực tập – cũng đồng thời là các cơ sở đã, đang sử dụng SV tốt nghiệp của các chuyên ngành nói chung, ngành Địa lý học nói riêng đã nêu các ý kiến và trao đổi trực tiếp với ban giám hiệu Nhà trường, ban chỉ đạo công tác thực hành thực tập về nhu cầu thực tế đối với CTĐT theo chuẩn đầu ra về kiến thức, kĩ năng, thái độ. Các Nhà quản lý, nhà sử dụng lao động đặc biệt quan tâm đến vấn đề tăng cường rèn kỹ năng cho người học.
Đối với SV đang học, Khoa, bộ môn kết hợp với Phòng Đảm bảo chất lượng đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến phản hồi về chất lượng các học phần và hoạt động giảng dạy của giảng viên. Theo quy định của Nhà trường, người học tham gia phản hồi về học phần trước khi kết thúc thời gian học trong mỗi học kỳ bằng Phiếu khảo sát chất lượng giảng dạy của giảng viên. Các tiêu chí đánh giá bao gồm: Hoạt động giảng dạy, mục tiêu, chương trình và nội dung học phần, hoạt động kiểm tra đánh giá và điều kiện cơ sở vật chất [H10.10.01.04]. Khoa, bộ môn còn tổ chức các buổi seminar. Ở diễn đàn này, khoa, bộ môn đã có được những ý kiến trao đổi, phản hồi thẳng thắn từ phía người học về chương trình đào tạo, về các vấn đề liên quan đến việc phát triển các kỹ năng để kịp thời điều chỉnh chương trình, phương pháp giảng dạy nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng với nhu cầu của xã hội.
Đối với cựu SV, nhà trường và khoa chủ trương xây dựng mạng lưới liên kết cựu SV để có thêm những thông tin phản hồi sớm nhất.[H10.10.01.04]
Dựa vào các thông tin phản hồi này, trường, khoa, bộ môn sử dụng để thiết kế, xây dựng, điều chỉnh, phát triển CTDH. Cụ thể so với năm 2014 (năm mở mã ngành đào tạo) thì CTĐT năm 2019 đã có bản mô tả với đầy đủ nội dung, đề cương các học phần đã bổ sung thêm CĐR, phương pháp đánh giá [H10.10.01.01]. Một số học phần trong CTĐT được bổ sung hoặc thay thế để đảm bảo người học đạt được CĐR theo đúng chuyên ngành đào tạo, đáp ứng yêu cầu của các nhà tuyển dụng. Các ý kiến đánh giá phản hồi của các bên liên quan cũng được khoa, bộ môn lồng ghép vào hoạt động tổng kết năm học và xây dựng phương hướng hoạt động trong năm học kế tiếp, từ đó làm cơ sở cho việc tìm kiếm, xác định những giải pháp đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội.
2. Điểm mạnh
Sự phản hồi tích cực từ phía các bên liên quan đã góp phần giúp nhà trường, khoa, bộ môn rà soát, điều chình và nâng cao chất lượng chương trình đào tạo cùa ngành cũng như chất lượng CTDH.
3. Tồn tại
Số lượng ý kiến phản hồi của cựu sv, nhà tuyển dụng còn ít. Việc lấy ý kiến phản hồi được tiêu chuẩn hóa qua các bộ câu hỏi đang được thực hiện theo yêu cầu của nhà trường, còn thiếu sự chủ động từ phía khoa, bộ môn.
4. Kế hoạch hành động
Từ năm học 2020-2021, Phòng đảm bảo chất lượng giáo dục tiếp tục phối hợp với khoa, bộ môn tăng cường triển khai lấy ý kiến của nhà tuyển dụng, cựu sv thông qua các mẫu phiếu điều tra khảo sát làm cơ sở cho việc nâng cao chất lượng chương trình.
5. Tự đánh giá: 4/7.
Tiêu chí 10.2. Việc thiết kế và phát triển chương trình dạy học được xác lập, được đánh giá và cải tiến.
1. Mô tả
CTĐT trình độ đại học ngành Địa lý học tại Trường ĐHQB được xây dựng và ban hành lần đầu vào năm 2014. CTĐT Địa lý học được định kỳ điều chỉnh và đánh giá tính hiệu quả từ ý kiến phản hồi của các bên liên quan vào các năm 2015, 2017, 2019 [H10.10.02.01]. Trong mỗi lần điều chỉnh, ban Khoa, Bộ môn đã tham khảo ý kiến của các nhà tuyển dụng; giảng viên; cán bộ quản lý các cấp; các chuyên gia [H10.10.02.02]. Các nội dung trong khung chương trình dự thảo được gửi đến giảng viên, các nghiên cứu viên, chuyên gia, các cán bộ quản lý đào tạo để lấy ý kiến góp ý, phản biện trước khi thẩm định, ban hành. Căn cứ vào chuẩn đầu ra ban hành trong các giai đoạn của CTĐT, khoa, bộ môn sẽ tiến hành đánh giá việc thực hiện chuẩn đầu ra trong việc biên soạn đề cương các học phần, giáo trình đáp ứng chuẩn đầu ra mới. Hội đồng nghiệm thu có trách nhiệm đánh giá tính cần thiết, chất lượng chuyên môn, sự cân đối giữa nội dung đào tạo, tính sư phạm, mức độ khả thi để có thể đưa vào vận hành trong CTĐT. Trong quá trình thực hiện CTĐT, nhà trường, khoa, bộ môn định kỳ tổ chức hoạt động khảo sát ý kiến giảng viên về chất lượng CTĐT, tính thiết yếu của các học phần trong chương trình để thường xuyên cải tiến nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo, đáp ứng tốt kết quả học tập mong đợi của SV và đáp ứng yêu cầu của xã hội.
Ngoài ra, ý kiến của các chuyên gia có uy tín, giảng viên thường xuyên được ghi nhận trong các biên bản của các Hội nghị, Hội thảo, Hội nghị thực tập thực tế của nhà trường, khoa, bộ môn, các buổi cemina trao đổi thông tin học thuật nhằm củng cố các khối kiến thức lý thuyết gắn với thực hành nghề, đem lại sự tiếp cận đa dạng cho người học về nghề nghiệp chuyên môn từ thực tiễn chuyên môn.
Việc điều chỉnh, cập nhật CTĐT có sự đối chiếu từ các CTĐT chuyên ngành Địa lý học của các trường đại học có uy tín trong nước và nước ngoài [H10.10.02.03].
2. Điểm mạnh
Việc thiết kế và phát triển chương trình dạy học được thiết lập, được đánh giá và cải tiến theo từng giai đoạn. Các ý kiến, hoạt động đánh giá có sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành, cán bộ quản lý các cấp, giảng viên, SV đang học, cựu SV và nhà tuyển dụng. CTĐT được cập nhật, điều chỉnh nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng tốt yêu cầu của xã hội. Rất nhiều giảng viên, cựu SV của bộ môn tham gia vào quá trình phản hồi ý kiến có kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy nhiều khóa đào tạo. Do đó, họ có sự đối chiếu để đưa ra những góp ý cho CTĐT, thích ứng với sự đổi mới ở từng giai đoạn nhất định.
3. Tồn tại
Một số học phần mới cập nhật hiện chưa có tài liệu tham khảo phong phú. Nhiều học phần vẫn còn nặng về lý thuyết, hình thức thực hành chưa đa dạng, hiệu quả.
4. Kế hoạch hành động
Bộ môn sẽ chủ động thành lập các nhóm biên soạn giáo trình những học phần hiện chưa có. Để tăng cường kỹ năng thực hành cho SV, khoa, bộ môn sẽ định kỳ rà soát và điều chỉnh việc phân bố thời lượng thực hành ở tất cả các học phần.
5. Tự đánh giá: 4/7.
Tiêu chí 10.3. Quá trình dạy và học, việc đánh giả kết quả học tập của người học đươc rà soát và đánh giả thường xuyên để đảm bảo sự tương thích và phù hợp với chuẩn đầu ra.
1. Mô tả
Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV được quy định rõ trong đề cương học phần: từ việc quy định hình thức, thời gian và trọng số của từng loại điểm cho từng lần kiểm tra, đánh giá đến việc tổ chức các hình thức đánh giá. Các lần kiểm tra, đánh giá trong một học kỳ bao gồm: điểm chuyên cần, thái độ, đánh giá thường xuyên, đánh giá giữa kỳ (đối với học phần có 4 tín chỉ trở lên) và đánh giá cuối kỳ [H10.10.03.02]. Các hình thức kiểm tra đánh giá cho mỗi học phần được đa dạng hoá theo yêu cầu của giảng viên bao gồm: bài tập cá nhân, bài tập nhóm, bài thảo luận trên lớp, tiểu luận, tự luận, trắc nghiệm [H10.10.03.01]. Các quy định về việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV được trình bày chi tiết trong chương trình chi tiết theo Quy định của Nhà trường và của Bộ Giáo dục & đào tạo [H10.10.03.02]. Kết thúc mỗi học kỳ, phòng Đảm bảo chất lượng của Nhà trường phối hợp với khoa, bộ môn tiến hành lấy ý kiến phản hồi của người học liên quan tới chất lượng hoạt động giảng dạy của giảng viên, hoạt động kiểm tra đánh giá 100% các học phần trong CTĐT trình độ đại học ngành Địa lý học đều được lấy ý kiến. Kết quả thu được cho thấy chất lượng giảng dạy đạt hiệu quả tốt và ngày càng được SV đánh giá cao.
Khoa, bộ môn thường xuyên tổ chức các buổi dự giờ, đặc biệt là dự giờ các giảng viên trẻ để đóng góp ý kiến cho các giảng viên về nội dung bài giảng, cách thức tổ chức dạy học, các phương pháp giảng dạy, cách thức tiến hành kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của SV.
Đối với công tác kiểm tra, đánh giá người học, cùng với các phòng chức năng, Khoa, bộ môn cũng đã tổ chức thi theo đúng quy chế, đảm bảo công bằng, khách quan. Trước khi thi, 100% SV đều ký vào bản cam kết không vi phạm quy chế. Mỗi môn thi, buổi thi đều có giáo vụ, cán bộ coi thi, cán bộ giám sát. Nhà trường và khoa, bộ môn sử dụng phần mềm quản lý dữ liệu kiểm tra đánh giá SV [H10.10.03.03].
Việc đánh giá kết quả rèn luyện của người học là việc làm thường xuyên ở nhà trường. Trong nội dung của phiếu đánh giá này có nội dung đánh giá về ý thức tham gia học tập của sv. Kết quả phân loại rèn luyện theo học kỳ và năm học là một trong những tiêu chuẩn xét học tiếp, dừng học, xét thi đua khen thưởng và học bổng tài trợ ngoài ngân sách [H10.10.03.04].
Ngoài ra trong công tác cố vấn học tâp (CVHT), nhà trường quy định CVHT có trách nhiệm theo dõi tình hình, kết quả học tập của sv theo từng học kỳ để tư vấn cho sv đăng ký, điều chỉnh kế hoạch học tập cho phù hợp. Đồng thời thông qua bộ phận tư vấn sinh viên [H10.10.03.05] và các buổi sinh hoạt lớp để CVHT nắm được tình hình học tập của sv, động viên sv có ý thức, kết quả học tập tốt, nhắc nhở những sv có ý thức học tập chưa tốt để đảm bảo sv có đủ điều kiện làm đề tài tốt nghiệp đúng thời hạn quy định.
Tât cả những ý kiên phản hồi từ các bên liên quan: người học, cựu người học, GV… về phương pháp giảng dạy, phương pháp đánh giá KQHT được tiếp thu và giúp cho nhà trường xây dựng kế hoạch hành động, cải tiến chất lượng của trường ĐHQB nói chung và ngành Địa lý học nói riêng [H10.10.03.06].
Việc tổ chức thi đều được thực hiện theo quy trình như sau: Phòng đào tạo gửi danh sách những học phần cần tổ chức thi qua giáo vụ để khoa, bộ môn rà soát, phản hồi (gồm hình thức thi, thời gian thi). Trong vòng một tuần, các giảng viên bộ môn gửi thông tin phản hồi qua giáo vụ tổng hợp gửi phòng đào tạo ra quyết định lịch thi chính thức. Căn cứ vào lịch thi, các giảng viên đã được phân công ra đề nộp đề thi và đáp án trước ngày thi một tuần (đề thi phải đúng mẫu quy định, có chữ ký của giảng viên ra đề, ký duyệt của trưởng bộ môn). Căn cứ vào bảng phân công coi thi, chấm thi, các giảng viên tham gia coi thi, chấm thi đảm bảm quy chế, đúng tiến độ.
Về quy trình chấm khóa luận tốt nghiệp: phòng đào tạo, khoa, bộ môn thông báo cho giảng viên và SV trước 1 tháng về thời gian, địa điểm chấm khóa luận tốt nghiệp; phân công giảng viên phản biện cho khóa luận của SV; giáo vụ khoa thu khóa luận tốt nghiệp của SV và gửi đến các giáo viên phản biện, giáo viên hướng dẫn để viết nhận xét về khóa luận của SV, đồng thời yêu cầu các giảng viên hướng dẫn nộp nhận xét về SV thực hiện khóa luận; thành lập hội đồng và các tiểu ban chấm khóa luận tốt nghiệp; giáo vụ tập hợp điểm của các khóa luận; trưởng tiểu ban và thư ký các tiểu ban họp để cho ý kiến về điểm và các ý kiến phản biện khóa luận; các tiểu ban tiến hành chấm khóa luận theo kế hoạch tổ chức chung của cả khoa; ngay sau khi các tiểu ban thực hiện xong buổi chấm khóa luận, hội đồng chấm khóa luận họp lại (bao gồm các trưởng tiểu ban và các thư ký tiểu ban) để tổng hợp điểm khóa luận cuối cùng, xem xét toàn cục chất lượng khóa luận của SV và thông báo điểm khóa luận cho SV [H10.10.03.07].
2. Điểm mạnh
Quy trình kiểm tra đánh giá được thiết kế và tổ chức thực hiện một cách có hệ thống, đồng bộ, chặt chẽ, khách quan và nghiêm túc, bảo đảm quy chế.
3. Tồn tại
Mặc dù khi xây dựng chương trình chi tiết, ở khâu đánh giá kết quả đào tạo, bộ môn đã chủ động đề xuất nhiều hình thức đánh giá nhưng trong thực tế, khâu ra đề, tổ chức thi, kiểm tra, đánh giá đều chủ yếu chú trọng đến khả năng ghi nhớ và tái hiện lại vấn đề. Nhiều hơn nữa cũng chỉ đánh giá khả năng phân tích, tổng hợp, mô tả, diễn giảng mà chưa đánh giá các năng lực khác của người học. Dạng đề phổ biến là dạng “đề đóng”, tính tích hợp giữa các phân môn chưa cao. Một số đáp án quá cụ thể, chi tiết làm mất đi tính sáng tạo, tính cảm xúc từ phía người học. Các hình thức thi chưa thực sự phong phú và chưa khai thác hết năng lực người học (chủ yếu là thi viết hoặc vấn đáp). Trong cách thức kiểm tra đánh giá về cơ bản chỉ tập trung vào việc giảng viên đánh giá sinh viên, dường như chưa tạo cơ hội và xây dựng tiêu chí để sinh viên tự đánh giá lẫn nhau cũng như tự đánh giá chính mình.
Việc đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên chưa được đồng bộ mà mới chỉ dựa vào ý kiến đánh giá của SV là chủ yếu, chưa dựa trên các hình thức khác như lấy ý kiến đánh giá từ đồng nghiệp, từ trưởng bộ môn. Chưa sử dụng phần mềm chuyên dụng trong việc xử lý các câu hỏi kiểm tra/thi cũng như rà soát việc sao chép tài liệu, trích dẫn tài liệu để đảm bảo tính khách quan, khoa học và độ tin cậy của các trích dẫn trong các bài tiểu luận của SV. Việc tiến hành kiểm tra thường xuyên bằng các bài tập cá nhân, bài tập nhóm, bài thảo luận chưa được thực hiện ở tất cả các học phần v́à chưa có biện pháp, chế độ chính sách phù hợp nhằm khuyến khích cải tiến công tác kiểm tra, đánh giá.
4. Kế hoạch hành động
Từ năm học 2020 – 2021, Khoa, bộ môn sẽ đề xuất đổi mới phương pháp đánh giá kết quả học tập bằng nhiều hình thức linh hoạt hơn để phát triển tối đa khả năng tư duy, tạo hứng thú cho người học. Phối hợp sử dụng các phương pháp, hình thức kiểm tra không chỉ trong quá trình học và đánh giá cuối kỳ mà còn đánh giá ở mọi thời điểm, gắn với bối cảnh học tập và thực tiễn cuộc sống. Nội dung và cách thức tổ chức kiểm tra, đánh giá chú ý đến việc phân định trình độ, điều kiện của người học nhằm tạo điều kiện tối đa đồng thời khích lệ và phát huy năng lực ở mỗi cá thể. Chú trọng tiêu chí cho sinh viên tự đánh giá lẫn nhau và đánh giá chính bản thân mình, đánh giá người dạy và đánh giá người học; đánh giá của cơ sở đào tạo và đánh giá của xã hội. Xử lý kết quả kiểm tra đánh giá theo triết lý vì sự tiến bộ của người học. Kết quả kiểm tra đánh giá phải được phản hồi kịp thời.
5. Tự đánh giá: 5/7.
Tiêu chí 10.4. Các kết quả nghiên cứu khoa học được sử dụng để cải tiến việc dạy và học
1. Mô tả
Hoạt động khoa học và công nghệ có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, Chính vì vậy nhà trường đã đưa ra mục tiêu cho hoạt động khoa học và công nghệ là “Xây dựng Trường Đại học Quảng Bình trở thành cơ sở đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, là trung tâm nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (NCKH&PTCN) có uy tín của tỉnh Quảng Bình và khu vực Bắc Trung Bộ; gắn kết chặt chẽ giữa NCKH&PTCN với việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, chất lượng nguồn nhân lực được đào tạo tại Trường; xây dựng các nguồn lực khoa học đủ khả năng đề xuất, tư vấn, phản biện và giải quyết tốt các nhiệm vụ khoa học thực tiễn của Tỉnh và các vùng phụ cận, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của Trường, sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Quảng Bình và khu vực” [H10.10.04.01].
Bộ môn có thành tích khá cao trong hoạt động nghiên cứu khoa học của Nhà trường với nhiều bài báo khoa học đăng trên các tạp chí, kỷ yếu hội thảo trong và ngoài nước của giảng viên, sinh viên trong bộ môn. Các đề tài khoa học trong bộ môn có xu hướng ứng dụng và đã đóng góp đáng kể vào công tác dạy và học [H10.10.04.02]. Sau đây là danh sách một số đề tài được ứng dụng trong dạy của giảng viên và học tập của sinh viên.
Bảng 5. Danh sách một số đề tài NCKH cuat sinh viên
TT |
Tên đề tài |
Năm nghiệm thu |
Cấp đề tài |
1 |
Xây dựng tiêu chí và đánh giá tính bền vững của hoạt động du lịch tại khu vực Sơn Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình |
2019 |
Cấp trường |
2 |
Nghiên cứu về loại hình du lịch tâm linh trên địa bàn tỉnh Quảng Bình |
2018 |
Cấp khoa |
3 |
Nghiên cứu loại hình du lịch phượt cho giới trẻ hiện nay qua khảo sát một số điểm du lịch tiêu biểu ở Quảng Bình |
2018 |
Cấp khoa |
4 |
Ứng dụng GIS phân tích khoảng trống trong phát triển du lịch Quảng Bình. |
2018 |
Cấp khoa |
5 |
Đánh giá tổng hợp tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển bền vững du lịch huyện Lệ Thủy |
2018 |
Cấp khoa |
6 |
Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học cho sinh viên Khoa Khoa học xã hội, Trường Đại học Quảng Bình. |
2018 |
Cấp khoa |
7 |
Lễ hội đua thuyền truyền thống Lệ Thủy dưới góc nhìn văn hóa du lịch |
2019 |
Cấp khoa |
8 |
Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch văn hóa huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình |
2019 |
Cấp khoa |
9 |
Khảo sát nhu cầu du lịch của sinh viên trường Đại học Quảng Bình đối với các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Bình |
2019 |
Cấp khoa |
10 |
Xây dựng bảng hỏi điều tra ý kiến của khách du lịch đối với một số cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình |
2019 |
Cấp khoa |
11 |
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 |
2019 |
Cấp khoa |
12 |
Nguyên cứu phát triển bền vững du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng |
2019 |
Cấp khoa |
13 |
Nghiên cứu tác động của hoạt động du lịch đến các mặt của đời sống, kinh tế – xã hội tỉnh Quảng Bình |
2019 |
Cấp khoa |
NCKH trong giảng viên và sinh viên là một trong những nội dung quan trọng của hoạt động khoa học công nghệ. Hoạt động này góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh Quảng Bình và khu vực Bắc Trung Bộ; gắn kết chặt chẽ giữa NCKH&PTCN với việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, chất lượng nguồn nhân lực được đào tạo tại Trường; xây dựng các nguồn lực khoa học đủ khả năng đề xuất, tư vấn, phản biện và giải quyết tốt các nhiệm vụ khoa học thực tiễn của Tỉnh và các vùng phụ cận, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của Trường, sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Quảng Bình và khu vực.
Hàng năm, phòng QLKH và HTQT ra thông báo để bộ môn đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên các cấp [H10.10.04.03]. Nội dung các đề tài NCKH của bộ môn đều thuộc lĩnh vực chuyên môn đào tạo. Khoa, bộ môn tổ chức định kỳ hàng năm Hội nghị nghiên cứu khoa học trong sinh viên. Việc tổ chức đánh giá các đề tài NCKH được thực hiện theo quy trình [H10.10.04.04].
Đôi với GV, NCKH là một trong hai nhiệm vụ chính được mỗi giảng viên trong bộ môn quán triệt và thực hiện có hiệu quả. Kết quả và sản phẩm của các đề tài sau khi nghiệm thu được sử dụng theo đúng quy định về sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ của Bộ Khoa học công nghệ và nhà trường. Số lượng bài báo khoa học đăng trên các tạp chí trong và ngoài nước của giảng viên ngành Địa lý học liên tục tăng cao trong những năm gần đây, sau đây là danh mục các bài báo đã được xuất bản trong 5 năm gần đây.
Bảng 6. Danh sách một số đề tài NCKH của giảng viên
TT |
Tên bài báo |
Tên tạp chí/kỷ yếu |
Năm xuất bản |
---|---|---|---|
1 |
Ứng dụng GIS và viễn thám trong việc đổi mới phương pháp đào tạo giáo viên địa lý tại Trường Đại học Quảng Bình đáp ứng yêu cầu hội nhập | Kỷ yếu Hội thảo khoa học Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu hội nhập |
2016 |
2 |
Quản lý rừng cộng đồng hướng đến phát triển bền vững tại vùng đệm Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, Quảng Bình, Việt Nam | Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Quản lý môi trường và phát triển bền vững – Trường Đại học Hà Tĩnh (ISBN: 978-604-955-253-3) |
2017 |
3 |
Some general teacher training acquirements in the world and application in the current situation of Vietnam | International Conference on Training and Retraining High School Teachers, Manage rs and Pedagogical Lecturers in the World |
2017 |
4 |
Developing tourism products from exploiting some cultural characteristics of Arem ethnic group in Phong Nha – Ke Bang region, Quang Binh | Proceedings of the 1st International Conference Sustainable Tourism Development in the Central Vietnam and ASEAN – Social Sciences Publishing house (ISBN: 978-604-956-319-5) |
2018 |
5 |
Ứng dụng GIS đánh giá tính bền vững của hoạt động du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà | Kỷ yếu Hội thảo khoa học Ứng dụng GIS toàn quốc 2014 (tập 2) – NXB Đại học Cần Thơ (ISBN: 978-604-919-249-4) |
2015 |
6 |
Thực trạng và nguyên nhân tác động đến tài nguyên du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà | Kỷ yếu Hội nghị Cán bộ khoa học Trẻ trường Đại học Quảng Bình lần thứ 2 |
2015 |
7 |
Văn hóa ứng xử với biển của cư dân ven biển Quảng Bình | Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia Văn hóa biển bảo – Nguồn lực phát triển bền vững – NXB Lao động (ISBN: 978-604-594-189-8) |
2015 |
8 |
Ứng dụng phần mềm khai thác dữ liệu không gian mã nguồn mở trong bài giảng Địa lý ở bậc THPT | Tạp chí Dạy và học ngày nay (ISSN: 1859-2694) |
2016 |
9 |
Khai thác dữ liệu không gian miễn phí trong việc rèn luyện kỹ năng địa lý cho học sinh trung học phổ thông | Tạp chí Dạy và học ngày nay (ISSN: 1859-2694) |
2016 |
10 |
Nghiên cứu đánh giá tính bền vững hoạt động du lịch tại Khu Dự trữ Sinh quyển Lang Biang – Lâm Đồng | Kỷ yếu Hội nghị khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ 9/2016 (tập 2) – NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ (ISBN: 978-604-913-514-9) |
2016 |
11 |
Dạy học Địa lý địa phương thông qua Google Earth Pro | Tuyển tập Hội thảo khoa học Sư phạm toàn quốc – đổi mới và phát triển |
2016 |
12 |
Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù theo định hướng bền vững tại Khu Dự trữ sinh quyển Lang Biang | Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát triển kinh tế – xã hội vùng Tây Nguyên – NXB Nông nghiệp |
2017 |
13 |
Ứng dụng GIS phân tích khoảng trống trong phát triển du lịch tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu | Tạp chí Khoa học Yersin (ISSN 2525-2372) |
2017 |
14 |
Phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học khối kiến thức Địa lý – Giáo dục môi trường cho sinh viên sư phạm tại Trường Đại học Quảng Bình | Tạp chí Dạy và học ngày này (ISSN 1859-2694) |
2018 |
15 |
Sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên rừng dựa vào mô hình quản lý rừng cộng đồng thôn bản tại khu vực Phong Nha – Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình | Kỷ yếu Hội nghị khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ 10/2018 (tập 2) – NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ (ISBN: 978-604-913-694-8) |
2018 |
16 |
Khai thác một số ứng dụng GIS và viễn thám miễn phí trong dạy học địa lý địa phương Quảng Bình | Kỷ yếu Hội nghị khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ 10/2018 (tập 2) – NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ (ISBN: 978-604-913-694-8) |
2018 |
17 |
Ứng dụng GIS phân tích sự phù hợp giữa tài nguyên và dịch vụ trong phát triển loại hình du lịch văn hóa tại tỉnh Quảng Bình | Kỷ yếu Hội thảo Ứng dụng GIS toàn quốc 2018 – NXB Nông nghiệp (ISBN: 978-604-60-2842-0) Số: 01 |
2018 |
18 |
Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS một số bản dân tộc thiểu số khu vực Phong Nha – Kẻ Bàng, Quảng Bình | Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Cán bộ Trẻ các Trường Đại học Sư phạm toàn quốc lần thứ VII – năm 2018 – NXB Đại học Sư phạm (ISBN: 978-604-54-4525-9) |
2018 |
19 |
Đánh giá hiệu quả một số mô hình nông nghiệp ở đồng bằng ven biển huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình hướng đến phát triển bền vững | Kỷ yếu hội thảo khoa học 60 năm xây dựng và phát triển Đại học Quảng Bình |
2016 |
20 |
Một số giải pháp phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Quảng Bình | Kỷ yếu hội thảo khoa học 60 năm xây dựng và phát triển Đại học Quảng Bình |
2016 |
21 |
Phát triển du lịch biển theo hướng bền vững tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình | Kỷ yếu hội thảo khoa học 60 năm xây dựng và phát triển Đại học Quảng Bình |
2016 |
22 |
Đổi mới phương pháp đào tạo giáo viên Địa lý cấp Trung học cơ sở tại Trường Đại học Quảng Bình dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 | Hội thảo khoa học cán bộ trẻ Các trường Đại học Sư phạm toàn quốc lần thứ VII |
2018 |
23 |
Thực trạng và giải pháp phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Bình theo hướng bền vững | Hội nghị khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ XI |
2019 |
24 |
Nâng cao nhận thức về văn hóa biển cho sinh viên thông qua hoạt động ngoại khóa ở trường Đại học Quảng Bình | Tạp chí Dạy và học ngày nay (ISSN 1859-2694) |
2018 |
25 |
Nâng cao kỹ năng giao tiếp cho sinh viên ngành Du lịch Trường Đại học Quảng Bình thông qua hoạt động dạy học | Tạp chí Dạy và học ngày nay (ISSN 1859-2694) |
2018 |
26 |
Tiềm năng và giải pháp phát triển du lịch công nghệ cao tỉnh Lâm Đồng | Kỷ yếu HTKHQG “Phát triển kinh tế – xã hội vùng Tây Nguyên lần thứ I” |
2017 |
27 |
Thành lập bản đồ cảnh quan văn hóa dân tộc thiểu số tại khu vực Phong Nha – Kẻ Bàng: Một số kết quả bước đầu | Tạp chí TTKHCN Quảng Bình, Số 5-2017, ISSN 0866-7543 |
2017 |
28 |
Quang Binh University cultural mapping pilot experience in Phong Nha Ke Bang | Research report UNESCO World Heritages and sites and Vietnam Understanding the issues and looking forward |
2017 |
29 |
Phát triển nguồn nhân lực theo hướng liên vùng cho Duyên hải miền Trung trong bối cảnh hội nhập | Kỷ yếu HTKH QG “HNKH Địa lý toàn quốc lần thứ 10”, 4/2018 (tập 2) – NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, ISBN 978-604-913-694-8 |
2018 |
Nhận thức được tầm quan trong của NCKH trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, nhà trường đã ban hành Kế hoạch cụ thể về hoạt động khoa học và công nghệ giai đoạn 2018-2020 [H10.10.04.05]. Tăng mức đầu tư cho hoạt động KHCN, hàng năm dành 4-8% kinh phí từ các nguồn thu hợp pháp để đầu tư phát triển tiềm lực hoạt động KHCN; tích cực tìm kiếm các nguồn hỗ trợ từ các nguồn dự án, đề tài các cấp để tăng nguồn thu từ hoạt động KHCN.
2. Điểm mạnh
GV, SV tham gia tích cực trong NCKH và vận dụng có hiệu quả để cải tiến việc dạy và học, có sự hỗ trợ và hướng dẫn thực hiện đầy đủ từ phía nhà trường.
3. Tồn tại
Trong 5 năm gần đây, do yếu tố khách quan lẫn chủ quan, các đề tài NCKH chuyên ngành Địa lý học chủ yếu là đề tài cấp trường, cấp khoa, chưa có những đề tài ở cấp tình và cấp nhà nước. Các giảng viên chưa có các bài tham luận ở các hội thảo quốc tế có sự tham gia của SV (do thiếu kinh phí).
4. Kế hoạch hành động
Nhà trường cần tập trung nguồn lực đầu tư cho GV tham gia các đề tài, dự án lớn của Nhà nước, của Bộ GDĐT. Khoa, bộ môn có chính sách động viên khuyến khích GV, sinh viên tích cực hơn nữa trong hoạt động NCKH.
5. Tự đánh giá: 5/7.
Tiêu chí 10.5: Chất lượng các dịch vụ hỗ trợ và tiện ích (tại thư viện, phòng thí nghiệm, hệ thống công nghệ thông tin và các dịch vụ hỗ trợ khác) được đánh giá và cải tiến
1. Mô tả
Để không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, bên cạnh việc thu nhận thông tin phản hồi và nhu cầu của các bên liên quan (giảng viên, người học, cựu SV, nhà tuyển dụng) để thiết kế và phát triển chương trình dạy học, việc đảm bảo chất lượng trong kiểm tra, đánh giá, áp dụng các kết quả nghiên cứu khoa học để cải tiến việc dạy, tiêu chí đảm bảo chất lượng các dịch vụ hỗ trợ và tiện ích, tạo cơ chế phản hồi cho các bên liên quan cũng được nhà trường, khoa, bộ môn quan tâm.
Chất lượng các dịch vụ hỗ trợ và tiện ích cho việc giảng dạy và học tập được Nhà trường, khoa, bộ môn đánh giá định kì và cải tiến chất lượng. Kết thúc mỗi học kỳ, phòng đảm bảo chất lượng phối hợp với Khoa, bộ môn tiến hành lấy ý kiến phản hồi của người học về học phần liên quan tới chất lượng hoạt động giảng dạy của giảng viên, hoạt động kiểm tra đánh giá về cơ sở vật chất phục vụ cho việc học tập [H10.10.05.01]. 100% các học phần trong CTĐT trình độ đại học ngành Địa lý học được lấy ý kiến [H10.10.05.02]. Số liệu cho thấy nhìn chung, SV có xu hướng đánh giá theo hướng tích cực về điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc học. Tuy nhiên, kết quả này có thể xếp ở mức đánh giá là trung bình cao, nhưng chưa đạt đến mức khá hay tốt. Điều này cho thấy sự cần thiết trong việc cải tiến, nâng cấp chất lượng các phòng học lý thuyết, thực hành cũng như các phòng tự học cho SV. Từ kết quả này, phòng Đảm bảo chất lượng đàoo tạo trình Ban giám hiệu nhà trường để có kế hoạch chỉ đạo phòng quản trị làm đầu mối, kết hợp với các phòng ban chức năng có kế hoạch cải tiến kịp thời.
Hàng năm, Trường thành lập tổ kiểm kê tài sản cố định đến các đơn vị trong trường để kiểm tra đánh giá chất lượng của trang thiết bị, những thiết bị cũ, hư hỏng nhiều sẽ được thanh lý và thay thế trang thiết bị mới [H10.10.05.02]. Nhà trường cũng ký Hợp đồng định kỳ với một số đối tác để kịp thời sửa chữa, bảo dưỡng các trang thiết bị như máy chiếu, loa đài, máy móc… Ngoài việc lấy ý kiến đánh giá của SV về điều kiện vật chất phục vụ trực tiếp cho việc học, khoa cũng đánh giá những hoạt động hỗ trợ khác liên quan đến đời sống của SV.
2. Điểm mạnh
Trên cơ sở phân tích các kết quả đánh giá của SV và giảng viên về điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giảng dạy và học tập, có thể rút ra một số điểm mạnh sau: Các giảng đường được trang bị những thiết bị cơ bản nhất phục vụ cho việc học tập như máy chiếu, micro, ánh sáng, v.v… Đối với các lớp học chuyên ngành đòi hỏi thực hành, giảng viên và SV được sử dụng những giảng đường được thiết kế thuận tiện cho việc thực hành (thiết kế bàn ghế, không gian, v.v…). Về tư liệu, ngoài trung tâm học liệu, bộ môn có riêng một phòng thực hành chuyên ngành cho SV khoa.
3. Tồn tại
Về giảng đường, đôi khi vẫn có sự cố trong giảng đường liên quan đến máy chiếu, micro gây khó khăn cho giảng viên và SV trong quá trình học. Về hoạt động hỗ trợ khác: Công việc cố vấn học tập chưa được thực hiện tốt nên nhiều SV gặp khó khăn trong việc đăng ký học phần và lập kế hoạch học tập cá nhân cho cả 4 năm học. Vì vậy, có một tỷ lệ nhỏ SV không hoàn thành được tiến độ học tập trong 4 năm.
4. Kế hoạch hành động
Về giảng đường: Cần rà soát lại chất lượng của các thiết bị máy móc ở các giảng đường và thay thế những thiết bị đã sử dụng lâu, không còn tốt. Về tư liệu: Các cán bộ của khoa có cơ hội học tập, tham dự hội thảo sẽ tăng cường việc giới thiệu nguồn tài liệu mới để khoa, bộ môn cập nhật. Bên cạnh đó, cần dựa vào mối hợp tác giữa khoa với các đồng nghiệp để tăng cường nguồn tài liệu cho khoa, bộ môn.
5. Tự đánh giá: 5/7
Tiêu chí 10.6: Cơ chế phản hồi của các bên liên quan có tính hệ thống, được đánh giá và cải tiến
1. Mô tả
Phòng Đảm bảo chất lượng đào tạo có chức năng tham mưu, giúp việc cho Hiệu trưởng trong công tác đánh giá, kiểm định, đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo cho Nhà trường; đồng thời là đơn vị nghiên cứu, tư vấn về các vấn đề đảm bảo chất lượng đào tạo. Hiện nay, phòng Đảm bảo chất lượng đào tạo là đầu mối để triển khai hoạt động đánh giá chất lượng giáo dục cấp trường, đánh giá chất lượng giáo dục các CTĐT và thực hiện các hoạt động đánh giá chất lượng thông qua phản hồi của các bên liên quan [H10.10.06.01]. Cơ chế phản hồi của các bên liên quan được thực hiện mang tính hệ thống, được đánh giá và cải tiến liên tục, thường xuyên, nhất là trong năm học 2017 – 2018. Trong các giai đoạn điều chỉnh, cập nhật CTĐT trình độ đại học ngành Địa lý học, kết quả phản hồi của các bên liên quan được sử dụng làm căn cứ điều chỉnh khối lượng kiến thức các học phần trong chương trình, điều chỉnh chuẩn đầu ra… Trong các lần điều chỉnh, hệ thống bảng hỏi đều có sự điều chỉnh cho phù hợp nhằm thu thập thông tin chuẩn xác nhất [H10.10.06.02]. Định kỳ, hàng năm, các hoạt động đánh giá chất lượng thông qua phản hồi từ các bên liên quan đều được phòng đảm bảo chất lượng phối hợp với Khoa, bộ môn thực hiện theo đúng hướng dẫn của Nhà trường. Ngoài ra, bộ môn cũng phối hợp với phòng Đảm bảo chất lượng đào tạo thực hiện hoạt động lấy ý kiến của người học về học phần, hoạt động lấy ý kiến phản hồi về chất lượng hoạt động hỗ trợ người học [H10.10.06.03]. Ngoài ra hoạt động lấy ý kiến phản hồi của nhà sử dụng lao động về chất lượng người học tốt nghiệp, hoạt động lấy ý kiến phản hồi của cựu người học về CTĐT được thực hiện định kỳ. Kết quả phản hồi của các bên liên quan được sử dụng trong các hoạt động đánh giá chất lượng giáo dục CTĐT trình độ đại học ngành Địa lý học [H10.10.06.02].
2. Điểm mạnh
Về cơ bản, Khoa và Bộ môn Khoa học xã hội được đáp ứng những điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động đào tạo.
3. Tồn tại
Chưa có sự đánh giá đầy đủ của các bên liên quan như nhà tuyển dụng, cựu SV về cơ sở vật chất phục vụ cho việc đào tạo. SV ngành Địa lý học chưa biết tận dụng tối đa các điều kiện của nhà trường, khoa, bộ môn để hoạt động học tập và nghiên cứu đạt hiệu quả hơn.
4. Kế hoạch hành động
Tổ chức nhiều hơn nữa các hoạt động ngoại khóa để sinh viên có được những thông tin cụ thể về CTĐT, các dịch vụ hỗ trợ đào tạo nhằm giúp SV chủ động hơn trong việc hoạch định cho mình kế hoạch học tập trong suốt thời gian được đào tạo cũng như kế hoạch cụ thể ở từng giai đoạn.
5. Tự đánh giá: 5/7
Kết luận về Tiêu chuẩn 10
Mục đích của giáo dục đại học hiện nay là đào tạo được một thế hệ trẻ không chỉ có đủ tri thức mà điều quan trọng là phải biết làm chủ tri thức, vận dụng nó trong đời sống thực tiễn. Xuất phát từ mục đích đó, việc không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo được nhà trường nói chung, Bộ môn Khoa học xã hội nói riêng đặc biệt chú trọng bởi đây không chỉ là uy tín mà là vấn đề sống còn của mỗi cơ sở đào tạo. Bộ môn đã thực hiện thường xuyên và định kỳ nhiều công việc để đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo. Cụ thể, việc thiết kế CTĐT được tuân thủ theo đúng quy trình: xây dựng chương trình trên cơ sở so sánh/đối chiếu với chương trình của các trường đại học có thế mạnh về đào tạo Địa lý học; chủ động thu thập thông tin phản hồi từ nhà tuyển dụng, cựu SV và SV làm cơ sở để chỉnh sửa lại chương trình. Quy trình và phương pháp kiểm tra, đánh giá đảm bảo tính liên tục, sự nghiêm túc, khách quan theo đúng quy chế đào tạo; công tác coi thi, chấm thi ở tất cả các kỳ thi/kiểm tra đều được thực hiện nghiêm túc; các hình thức thi/kiểm tra đã đánh giá được kiến thức và kỹ năng của người học ở từng học phần theo chuẩn đầu ra. Các dịch vụ hỗ trợ và tiện ích, nhìn chung, đã đáp ứng được nhu cầu của người học, đảm bảo cho việc học tập của SV đạt chất lượng tốt. Cơ chế phản hồi của các bên liên quan có tính hệ thống v được áp dụng để đánh giá, cải tiến các dịch vụ hỗ trợ giảng dạy và học tập.
Một số tồn tại cần khắc phục trong lộ trình cải tiến chất lượng đào tạo trong thời gian tới như: cần chủ động hơn trong việc lấy thông tin phản hồi từ các bên liên quan, trong đó có các giảng viên về cả CTĐT và các dịch vụ hỗ trợ; thúc đẩy việc biên soạn bài giảng, giáo trình; rà soát lại để bổ sung phần thực hành của một số một học còn nặng về lý thuyết; tìm kiếm và thực hiện các đề tài khoa học lớn gắn với việc cải tiến CTĐT và ứng dụng kết quả nghiên cứu vào công tác đào tạo.
Tiêu chuẩn 10: có 6 tiêu chí, đạt 6/6, điểm trung bình: 4.67/7.
Tiêu chuẩn 11: Kết quả chuẩn đầu ra của CTĐT
Mở đầu
Khoa Khoa học cơ bản, Trường Đại học Quảng Bình, đơn vị phụ trách đào tạo ngành Địa lý học đã có truyền thống gần 60 năm về đào tạo các ngành thuộc khối khoa học xã hội trong đó có ngành Địa lý học. Trong suốt quá trình học tại Nhà trường, Khoa, SV được đào tạo bài bản và được thực hành, thực tập thực tế có sự đánh giá, giám sát chặt chẽ. Chính vì vậy, chất lượng đầu ra của CTĐT nhìn chung được đảm bảo.
Tiêu chí 11.1: Tỷ lệ thôi học, tốt nghiệp được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến chất lượng
1. Mô tả
Nhà trường đã ban hành văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ cụ thể của giáo vụ khoa và giảng viên chủ nhiệm trong việc giám sát tỷ lệ thôi học và tốt nghiệp của SV [H11.11.01.01]. Tỷ lệ SV ngành Địa lý học tốt nghiệp và thôi học đã được giám sát một cách chặt chẽ dựa trên cơ sở theo dõi tiến độ học tập của SV thông qua giáo vụ khoa, giảng viên chủ nhiệm. Ban chủ nhiệm khoa có các buổi họp với Cán sự lớp, giảng viên chủ nhiệm, Giáo vụ khoa vào các kỳ học để nắm được tình hình học tập của SV [H11.11.01.02]. Căn cứ vào kết quả học tập theo mỗi học kỳ, Nhà trường thông qua đề xuất từ Phòng Đào tạo đã ban hành thông báo, quyết định về cảnh cáo học vụ, buộc thôi học và công nhận tốt nghiệp [H11.11.01.03], [H11.11.01.04]. Cụ thể thông tin về tỷ lệ tốt nghiệp và tỷ lệ SV bỏ học của 2 khóa gần đây được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 7. Tỷ lệ SV tốt nghiệp, thôi học trong 2 năm gần đây
Khóa học |
Số lượng SV toàn khóa |
Tỷ lệ % SV hoàn thành CTĐT |
Tỷ lệ % thôi học |
||
Năm thứ 1 |
Năm thứ 2 |
Năm thứ 3 |
|||
2014-2018 |
13 |
53,85 |
38,46 |
||
2015-2019 |
17 |
58,82 |
41,18 |
[H11.11.01.05],[H11.11.01.03],[H11.11.01.04]
Qua bảng số liệu về tỷ lệ SV tốt nghiệp trong 2 năm gần đây, có thể thấy: SV ngành Địa lý học của Khoa Khoa học cơ bản có tỷ lệ hoàn thành các học phần trong CTĐT thấp. Tỷ lệ SV thôi học ngành Địa lý học chủ yếu diễn ra trong năm học thứ 1. Nguyên nhân thôi học đã được tìm hiểu và phân tích thông qua những buổi sinh hoạt lớp và họp giữa Ban chủ nhiệm khoa, giáo vụ khoa, giảng viên chủ nhiệm với ban cán sự lớp [H11.11.01.06].
2. Điểm mạnh
Với những SV thôi học, giáo vụ khoa, giảng viên chủ nhiệm đều có sự trao đổi để nắm tình hình, qua đó hiểu được những khó khăn vướng mắc của SV để có những tư vấn phù hợp cho các em, cũng như có những đề xuất kịp thời với Nhà trường. Quyết định SV thôi học được lưu trong hồ sơ, giáo vụ khoa, giảng viên chủ nhiệm, cán sự lớp đều nắm được tình hình SV thôi học. Điều này thuận tiện cho việc giám sát tình hình SV trong quá trình đào tạo.
3. Tồn tại
Tỷ lệ sinh viên thôi học còn cao. Mặc dù Nhà trường giám sát tỷ lệ SV tốt nghiệp bằng quyết định và danh sách SV tốt nghiệp hàng năm, nhưng Nhà trường chưa có một hệ thống cập nhật lý do SV thôi học một cách hiệu quả: thôi học vì không hứng thú, có định hướng học trường khác, ngành khác hoặc các kế hoạch cá nhân khác như: đi du học, xuất khẩu lao động, … trên cơ sở đó có những tiêu chí lựa chọn SV phù hợp ngay từ khi tuyển sinh.
4. Kế hoạch hành động
Từ năm học 2020 – 2021, Khoa Khoa học cơ bản sẽ chỉ đạo các giảng viên chủ nhiệm, giáo vụ khoa tiếp tục giám sát chặt chẽ tình hình học tập của SV. Bên cạnh đó, Khoa tiếp tục tăng cường tìm hiểu lý do, phân tích nguyên nhân thôi học của SV để có những tư vấn, định hướng tốt hơn cho SV ngay từ khi nhập học. Ngoài ra, tuy các khóa vừa qua đa số SV ngành Địa lý học đều tốt nghiệp đúng thời hạn 4 năm nhưng hiện nay với việc chuẩn hóa đầu ra, nhất là đối với vấn đề ngoại ngữ có thể sẽ tạo ra các rào cản tốt nghiệp đối với các khóa SV đang được đào tạo. Do đó, Khoa cũng sẽ khảo sát thực trạng để đề xuất các biện pháp khả thi nhằm hỗ trợ người học tốt nghiệp đúng hạn trong thời gian sắp tới.
5. Tự đánh giá: 3/7
Tiêu chí 11.2. Thời gian tốt nghiệp trung bình được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến chất lượng
1. Mô tả
Thời gian tốt nghiệp trung bình là thời gian cần thiết cho những SV bình thường hoàn thành chương trình học tập của mình để được cấp bằng tốt nghiệp. Thực hiện quy định đào tạo đại học hệ chính quy theo tín chỉ, thời gian đào tạo trong trường đại học kéo dài trung bình 4 năm, thời gian tối đa là 6 năm, thời gian tối thiểu là 3 năm [H11.11.02.01].
Khoa và Nhà trường đã ban hành quy trình giám sát thời gian tốt nghiệp trung bình của SV, giao nhiệm vụ cho giảng viên chủ nhiệm giám sát thời gian tốt nghiệp trung bình của SV toàn khóa [H11.11.02.02]. Trong 2 năm học gần đây, tỷ lệ người học hoàn thành CTĐT và được cấp bằng cử nhân Địa lý học trong các khoảng thời gian xác định được thể hiện ở Bảng sau:
Bảng 8. Tỷ lệ % người học hoàn thành CTĐT 2 năm gần đây
Năm học | Số lượng SV theo học | Số lượng SV hoàn thành CTĐT |
Tỷ lệ % SV hoàn thành CTĐT |
|
4 năm |
Trên 4 năm |
|||
2017-2018 |
8 |
7 |
87,5 |
12,5 |
2018-2019 |
10 |
10 |
100,0 |
0,0 |
Qua bảng số liệu cho thấy, đa số SV của ngành Địa lý học 2 năm học gần đây hoàn thành CTĐT trong khoảng thời gian 4 năm [H11.11.02.03].
2. Điểm mạnh
Nhà trường thông qua Phòng Đào tạo nhắc nhở SV kịp thời, gửi email thông báo tới những SV bị chậm tiến trình, còn nợ môn, chưa hoàn thành chương trình học… thông qua giáo vụ khoa để SV nắm thông tin và hoàn thành chương trình học. Khoa và Bộ môn Khoa học xã hội luôn nắm được tiến độ học tập của SV thông qua giáo vụ khoa, giảng viên chủ nhiệm để hỗ trợ SV hoàn thành CTĐT đúng thời hạn. Do đó, đa số SV ngành Địa lý học đều tốt nghiệp đúng thời hạn 4 năm.
3. Tồn tại
Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, thời gian tốt nghiệp của SV ngành Địa lý học còn một số tồn tại giống như các ngành khác trong Nhà trường. Theo quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ, SV có thể đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành chương trình sớm hơn thời gian quy định: 3 – 3,5 năm. Tuy nhiên, thực tế tại Nhà trường hiện nay vẫn chưa rút ngắn được thời gian đào tạo để SV có thể tốt nghiệp trước thời gian trung bình. Nguyên nhân của tình trạng này là do sự ràng buộc về điều kiện tiên quyết giữa các học phần và quy mô SV mỗi khóa nhỏ nên chưa tổ chức được lớp tín chỉ riêng đối với một số học phần nhằm đẩy nhanh tiến độ cho các SV có nhu cầu.
4. Kế hoạch hành động
Trong thời gian tới, Khoa Khoa học cơ bản cùng với Phòng Đào tạo, tiến hành rà soát, nhắc nhở SV kịp thời hoàn thành các điều kiện chuẩn đầu ra, để việc xét tốt nghiệp của SV được đảm bảo đúng tiến độ. Đồng thời, với môn Ngoại ngữ áp dụng theo Khung năng lực châu Âu từ K59 trở đi, mặc dù kết quả môn học không tính vào điểm tổng kết trong CTĐT của SV, nhưng Khoa kiến nghị với Nhà trường chủ động lên kế hoạch giảng dạy và tổ chức ôn thi cho SV đạt chuẩn đầu ra theo đúng tiến độ.
5. Tự đánh giá: 6/7
Tiêu chí 11.3. Tỷ lệ có việc làm sau tốt nghiệp được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến chất lượng
1. Mô tả
Tại Khoa Khoa học cơ bản, SV luôn được các giảng viên tạo điều kiện cũng như quan tâm hỗ trợ tốt nhất để phát huy tối đa tính sáng tạo, hiểu biết trong học tập và NCKH của SV và dễ tiếp cận việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. Để theo dõi tình hình việc làm của SV tốt nghiệp, Nhà trường đã ban hành quy định và giao nhiệm vụ cụ thể đối với các khoa, bộ môn, giảng viên chủ nhiệm trong việc thu thập, phân tích kết quả lấy ý kiến cựu SV về tình hình việc làm theo định kỳ hàng năm [H11.11.03.01]. Sau khi thu thập dữ liệu, Nhà trường cũng đã thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu về cựu SV [H11.11.03.02]. Tỷ lệ có việc làm sau tốt nghiệp và khu vực làm việc tại 2 thời điểm khảo sát (2018 và 2019) được cụ thể hóa qua bảng số liệu sau:
Bảng 9. Tỷ lệ có việc làm và khu vực làm việc của SV tốt nghiệp
ngành Địa lý học (đơn vị: %)
Tỷ lệ có việc làm và khu vực |
Năm 2018 |
Năm 2019 |
Tỷ lệ có việc làm |
57 |
55 |
Khu vực nhà nước |
0 |
0 |
Khu vực tư nhân |
57 |
44 |
Liên doanh nước ngoài |
0 |
11 |
Tự tạo việc làm |
0 |
0 |
[H11.11.03.03],[H11.11.03.04],[H11.11.03.05]
Qua bảng số liệu cho thấy: tỷ lệ SV ngành Địa lý học có việc làm còn thấp và có xu hướng giảm từ 57% (năm 2018) xuống 55% (năm 2019).
Khu vực làm việc của SV tốt nghiệp cũng có sự thay đổi theo hướng đa dạng hóa dần. Tại thời điểm khảo sát năm 2018, tất cả SV tốt nghiệp ngành Địa lý học được khảo sát đều làm việc trong khu vực tư nhân. Tuy nhiên, đến năm 2019, xuất hiện SV tốt nghiệp làm việc trong các khu vực khác: liên doanh nước ngoài 11%). Sự thay đổi về tỷ lệ cho thấy xu hướng chuyển đổi khu vực làm việc của SV tốt nghiệp. Trong bối cảnh tinh giản biên chế ở khu vực nhà nước, đồng thời xuất hiện nhu cầu cầu tuyển dụng tư nhân, liên doanh nước ngoài đã thu hút được một phần không nhỏ SV tốt nghiệp.
Mức thu nhập bình quân hàng tháng nhìn chung ở mức trung bình: 6.750.000 đồng/ tháng (2018), 7.000.000 đồng/ tháng (2018) [H11.11.03.03], [H11.11.03.04]. Có thể nói đây là mức thu nhập tuy chưa cao, nhưng hoàn toàn phù hợp với SV mới tốt nghiệp, và phù hợp với mức thu nhập chung hiện nay.
2. Điểm mạnh
Khoa và Nhà trường đã tiến hành khảo sát đối với tất cả các khóa SV tốt nghiệp về tình trạng việc làm, xây dựng cơ sở dữ liệu về cựu SV từ đó có thông tin tương đối đầy đủ về tình trạng tốt nghiệp để giám sát đối sánh nhằm cải tiến chất lượng.
3. Tồn tại
Tỷ lệ SV tốt nghiệp có việc làm đúng ngành nghề được đào tạo còn thấp. Một số SV không tìm được việc làm và phải làm trái ngành trái nghề sau khi tốt nghiệp. Một số SV còn chưa lập kế hoạch cá nhân, định hướng mục tiêu nghề nghiệp chưa rõ ràng. Do đó, SV gặp khó khăn trong quá trình tìm việc làm phù hợp sau khi tốt nghiệp. Khoa và Nhà trường cũng chưa thực hiện việc đối sánh tỷ lệ SV tốt nghiệp có việc làm với các CTĐT cùng ngành của cơ sở giáo dục khác trong nước và quốc tế để đề xuất các biện pháp khắc phục. Việc thực hiện hỗ trợ SV tốt nghiệp tiếp cận việc làm tuy đã bước đầu được thực hiện, song chưa đạt được hiệu quả đáng kể do chưa mở rộng được các mối quan hệ với đơn vị tuyển dụng trên cả nước.
4. Kế hoạch hành động
Để SV ngành Địa lý học khi ra trường làm đúng ngành đúng nghề đã được đào tạo, trong năm học 2020 – 2021, Khoa Khoa học cơ bản và Nhà trường cần tăng cường thiết lập được các mối quan hệ với các đơn vị tuyển dụng nhằm hỗ trợ cung cấp thông tin và giới thiệu các việc làm phù hợp cho SV tốt nghiệp chưa có việc làm. Bên cạnh đó, Khoa cũng tăng cường đào tạo định hướng nghề nghiệp cho SV thông qua các hoạt động Đoàn – Hội để SV dễ dàng tiếp cận với công việc hoặc có sự linh hoạt trong việc chuyển đổi công việc sau khi tốt nghiệp.
5. Tự đánh giá : 3/7
Tiêu chí 11.4. Loại hình và số lượng các hoạt động nghiên cứu của người học được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến chất lượng
1. Mô tả
Vào mỗi năm học, Nhà trường, Khoa và Bộ môn đều tiến hành xây dựng kế hoạch phát triển khoa học công nghệ, trong đó xác lập được các loại hình nghiên cứu và định hướng các hoạt động NCKH cho SV. Các định hướng này được hình thành dựa trên việc bám sát các mục tiêu, sứ mạng, tầm nhìn và chuẩn đầu ra của CTĐT ngành Địa lý học [H11.11.04.01]. Các loại hình nghiên cứu và các hoạt động NCKH của SV đều được theo dõi, giám sát thông qua các quy định, hướng dẫn đề tài NCKH, quyết định phê duyệt và hỗ trợ kinh phí thực hiện đề tài NCKH cũng như việc theo dõi tiến độ, nghiệm thu, đánh giá đề tài NCKH [H11.11.04.02], [H11.11.04.03], [H11.11.04.04]. Đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo và NCKH theo mô hình của trường đại học định hướng ứng dụng, SV của Khoa được khuyến khích tham gia các đề tài NCKH theo hướng ứng dụng ngay từ năm thứ nhất dưới sự hướng dẫn của các giảng viên trong Khoa. Định kỳ hàng năm, Khoa tổ chức Hội nghị NCKH SV cấp Khoa thu hút đông đảo sinh viên tham dự. Thông qua các Hội nghị này, Khoa tìm ra những SV NCKH xuất sắc tham gia Hội nghị khoa học cấp Trường [H11.11.04.05]. Đồng thời, Khoa cũng tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học,… có sự tham gia của các cán bộ giảng dạy, SV trong Khoa và đông đảo các nhà khoa học trong cả nước [H11.11.04.06]. Trong 5 năm qua, hàng năm có khoảng 5 SV ngành Địa lý học tham gia NCKH, trong đó có 2 báo cáo khoa học đạt giải thưởng “SV NCKH cấp Trường”, 2 báo cáo khoa học đạt giải thưởng “Khoa học Trẻ QBU” do Hội SV Trường tổ chức [H11.11.04.07].
2. Điểm mạnh
Các giảng viên trong khoa là các nhà khoa học có chuyên môn với 100% trình độ sau đại học (01 tiến sĩ, 06 thạc sĩ) và nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu, giảng dạy và hướng dẫn thực tập sư phạm. Do đó, đây là những điều kiện thuận lợi trong việc hướng dẫn SV NCKH. Hàng năm, khoa luôn khuyến khích SV tham gia NCKH thông qua các hoạt động hỗ trợ như: tổ chức buổi tư vấn đề tài nghiên cứu cho SV, giúp SV định hình hướng nghiên cứu và thuận lợi trong quá trình triển khai nghiên cứu. Bên cạnh đó, Khoa còn có những hỗ trợ về tài chính, tăng kinh phí hỗ trợ SV nghiên cứu, tập trung đầu tư có trọng điểm cho những đề tài nghiên cứu có tính khả thi, được đánh giá cao,… nhằm động viên tinh thần SV.
3. Tồn tại
Chưa thực hiện được việc đối sánh loại hình và số lượng các hoạt động NCKH của SV giữa ngành Địa lý học và các ngành khác trong Nhà trường. Điều này một phần xuất phát từ tính đặc thù giữa các chuyên ngành nên việc đối sánh cũng gặp phải một số khó khăn nhất định. Chất lượng một số đề tài NCKH nhìn chung còn chưa cao, số lượng các đề xuất NCKH phù hợp với xu thế phát triển của thời đại và chuyên môn còn hạn chế. Tỷ lệ SV tham gia từ khi đăng ký đề tài cho đến thời hạn báo cáo đề tài nghiên cứu bị giảm, do một số yếu tố như: SV bận kế hoạch cá nhân, SV chưa lựa chọn đúng đề tài nên chưa đủ khả năng nghiên cứu, việc triển khai nghiên cứu thực tế của một số đề tài gặp khó khăn, kinh phí cho nghiên cứu còn hạn chế…
4. Kế hoạch hành động
Thời gian tới, Khoa Khoa học cơ bản sẽ tiến hành thu thập dữ liệu và tiến hành đối sánh về loại hình nghiên cứu và số lượng các đề tài theo các chuyên ngành đào tạo trong Nhà trường và các cơ sở đào tạo khác có cùng ngành đào tạo. Khoa cũng sẽ đẩy mạnh việc vận động từ các doanh nghiệp và xã hội để hỗ trợ thêm nguồn kinh phí cho các đề tài NCKH của SV. Đồng thời, Khoa sẽ đề xuất với Nhà trường có các chính sách phù hợp (tăng mức tiền thưởng cho các đề tài đạt giải, tăng mức điểm thưởng về rèn luyện hoặc ưu tiên xét cấp các loại học bổng đối với SV tham gia NCKH và đạt kết quả tốt) nhằm khuyến khích SV thực hiện các NCKH phù hợp với xu thế thời đại và khả năng của bản thân. Bên cạnh đó, Khoa sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác định hướng nghiên cứu cho các đề tài triển khai đạt hiệu quả cao thông qua các hội đồng tư vấn đề tài NCKH cho SV.
5. Tự đánh giá: 5/7
Tiêu chí 11.5. Mức độ hài lòng của các bên liên quan được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến chất lượng
1. Mô tả
Hàng năm, Khoa và Nhà trường đều triển khai việc tiếp nhận phản hồi từ các bên liên quan:
· Đối với giảng viên và viên chức hành chính: Giảng viên của Khoa cũng được mời dự các Hội nghị cán bộ viên chức giữa lãnh đạo Nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa với giảng viên, viên chức hành chính để tạo môi trường dân chủ, thẳng thắn đóng góp ý kiến trong việc hoạch định chính sách, trong đó đặc biệt lưu ý đến việc nâng cao chất lượng các CTĐT, tạo thế phát triển vững chắc [H11.11.05.01]. Hội đồng Khoa học Đào tạo Trường tổ chức họp ít nhất 2 lần/năm để xem xét chiến lược đào tạo mà các giảng viên, viên chức và Trưởng các đơn vị trong đó có Khoa Khoa học cơ bản kiến nghị [H11.11.05.02].
· Đối với người học: Dựa trên quy định của Nhà trường về việc người học tham gia đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên sau khi kết thúc mỗi học phần. Nhà trường và Khoa đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến phản hồi của SV đang học tập tại Khoa về chất lượng giảng dạy của giảng viên nhằm thu thập thông tin về việc thực hiện mục tiêu học phần [H11.11.05.03]. Cuối khóa học, SV được lấy ý kiến nhận xét, góp ý về CTĐT. Qua đó góp phần điều chỉnh, cải tiến CTĐT [H11.11.05.04]. Bên cạnh đó, người học còn được phản hồi, kiến nghị đến Nhà trường, Khóa thông qua Hội nghị dân chủ sinh viên được tổ chức định kỳ 1 lần/ năm học.
· Đối với cựu SV: Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu thập thông tin phản hồi từ các cựu SV, Nhà trường và Khoa đã thiết lập kênh liên lạc thông qua mạng xã hội với các cựu SV [H11.11.05.05].
Kết quả khảo sát năm 2020 về sự hài lòng của cựu SV ngành Địa lý học về CTĐT ngành Địa lý học được thể hiện ở Bảng 10.
Bảng 10. Đánh giá của cựu SV về CTĐT ngành Địa lý học (đơn vị: %)
Nội dung nhận xét |
Mức độ |
|||||
Tổng số |
Hoàn toàn không đồng ý |
Không đồng ý |
Phân vân |
Đồng ý |
Hoàn toàn đồng ý |
|
Chương trình đào tạo có mục tiêu rõ ràng và phù hợp với yêu cầu xã hội |
9 |
0 |
0 |
0 |
9 |
0 |
100 |
0 |
0 |
0 |
100 |
0 |
|
Chương trình đào tạo có chuẩn đầu ra phù hợp với nhu cầu xã hội |
9 |
0 |
0 |
2 |
7 |
0 |
100 |
0 |
0 |
22.2 |
77.8 |
0 |
|
Các học phần trong CTĐT tích hợp được các kiến thức và kỹ năng theo chuẩn đầu ra của ngành đào tạo |
9 |
0 |
0 |
0 |
8 |
1 |
100 |
0 |
0 |
0 |
88.9 |
11.1 |
|
Nội dung của chương trình đào tạo đáp ứng linh hoạt nhu cầu xã hội |
9 |
0 |
0 |
2 |
6 |
1 |
100 |
0 |
0 |
22.2 |
66.7 |
11.1 |
|
Chương trình đảm bảo tỷ lệ cân đối giữa các môn kiến thức chung và môn chuyên ngành |
9 |
0 |
0 |
1 |
6 |
2 |
100 |
0 |
0 |
11.1 |
66.7 |
22.2 |
|
Tỷ lệ phân bố giữa lý thuyết và thực hành hợp lý |
9 |
0 |
0 |
1 |
6 |
2 |
100 |
0 |
0 |
11.1 |
66.7 |
22.2 |
|
Nội dung thực tập và thời gian thực tập hợp lý |
9 |
0 |
0 |
0 |
7 |
2 |
100 |
0 |
0 |
0 |
77.8 |
22.2 |
|
Trình tự các học phần được thiết kế logic, hỗ trợ cho nhau |
9 |
0 |
0 |
0 |
7 |
2 |
100 |
0 |
0 |
0 |
77.8 |
22.2 |
|
Chương trình đào tạo có các học phần tự chọn đáp ứng nhu cầu của người học |
9 |
0 |
0 |
0 |
8 |
1 |
100 |
0 |
0 |
0 |
88.9 |
11.1 |
|
Cấu trúc chương trình đào tạo linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi cho SV |
9 |
0 |
0 |
0 |
8 |
1 |
100 |
0 |
0 |
0 |
88.9 |
11.1 |
|
CTĐT cung cấp cho SV đủ những kiến thức cần thiết cho nghề nghiệp |
9 |
0 |
0 |
0 |
8 |
1 |
100 |
0 |
0 |
0 |
88.9 |
11.1 |
|
CTĐT giúp SV phát triển những kỹ năng (Kỹ năng cứng, kỹ năng mềm) cần thiết cho nghề nghiệp |
9 |
0 |
0 |
0 |
8 |
1 |
100 |
0 |
0 |
0 |
88.9 |
11.1 |
|
Các kỳ thi, kiểm tra đánh giá đảm bảo tính nghiêm túc, khách quan, công bằng |
9 |
0 |
0 |
0 |
6 |
3 |
100 |
0 |
0 |
0 |
66.7 |
33.3 |
|
Hình thức kiểm tra đa dạng, phù hợp |
9 |
0 |
0 |
0 |
6 |
3 |
100 |
0 |
0 |
0 |
66.7 |
33.3 |
|
Giảng viên có đủ trình độ, năng lực, có tinh thần trách nhiệm cao |
9 |
0 |
0 |
0 |
7 |
2 |
100 |
0 |
0 |
0 |
77.8 |
22.2 |
|
Phương pháp giảng dạy của giảng viên dễ hiểu, khuyến khích sinh viên sáng tạo và góp phần hỗ trợ việc đạt được các chuẩn đầu ra. |
9 |
0 |
0 |
0 |
6 |
3 |
100 |
0 |
0 |
0 |
66.7 |
33.3 |
|
Công tác tổ chức đào tạo của Nhà trường tạo thuận lợi cho SV |
9 |
0 |
0 |
0 |
7 |
2 |
100 |
0 |
0 |
0 |
77.8 |
22.2 |
|
Bạn có hài lòng với hình thức đào tạo theo tín chỉ |
9 |
0 |
0 |
1 |
6 |
2 |
100 |
0 |
0 |
11.1 |
66.7 |
22.2 |
|
Đánh giá chung của Anh/Chị về chất lượng đào tạo của khóa học. |
9 |
0 |
0 |
0 |
7 |
2 |
100 |
0 |
0 |
0 |
77.8 |
22.2 |
Qua bảng số liệu cho thấy: tỷ lệ đánh giá phân bố ở mức độ hài lòng và rất hài lòng chiếm phần lớn ý kiến. Tuy nhiên, cựu SV còn phân vân ở những nội dung như Chương trình đào tạo có chuẩn đầu ra phù hợp với nhu cầu xã hội, Nội dung của chương trình đào tạo đáp ứng linh hoạt nhu cầu xã hội, Tỷ lệ phân bố giữa lý thuyết và thực hành hợp lý. Như vậy, nhìn chung đa số cựu SV hài lòng với CTĐT ngành Địa lý học [H11.11.05.06].
· Đối với nhà sử dụng lao động: Tại Khoa Khoa học cơ bản, việc thu thập thông tin phản hồi từ thị trường lao động được thực hiện theo quy định của Phòng Đảm bảo chất lượng giáo dục và Phòng Công tác SV. Từ kết quả khảo sát việc làm của cựu SV, hàng năm, Khoa đã gửi bảng hỏi đến các đơn vị đã, đang và sẽ sử dụng sản phẩm đào tạo của Khoa – để thu thập thông tin đánh giá về năng lực của người lao động do Khoa đào tạo và nhu cầu tuyển dụng của nhà tuyển dụng [H11.11.05.07].
Hàng năm, Nhà trường và khoa đều có kế hoạch tổ chức các hội thảo, hội nghị, tổng kết về hoạt động đào tạo có sự tham gia của các nhà tuyển dụng về để thu thập các ý kiến đánh giá, góp ý về chất lượng đào tạo của Khoa và Nhà trường. Với ý kiến phản hồi từ nhà sử dụng lao động, đa số đều đánh giá cao kiến thức và kỹ năng của SV ngành Địa lý học được đào tạo: SV có phẩm chất đạo đức tốt, ham học hỏi, có tinh thần cầu thị… Đây là nguồn thông tin quan trọng để Nhà trường và Khoa cải tiến CTĐT và cải thiện chất lượng giáo dục cho phù hợp với yêu cầu xã hội [H11.11.05.08].
2. Điểm mạnh
Nhà trường đã thiết lập được một hệ thống tiếp nhận và xử lý ý kiến phản hồi từ các bên liên quan một cách khá đồng bộ. Việc ứng dụng công nghệ thông tin thông qua việc khảo sát phiếu điều tra trực tuyến đã tạo ra sự đa dạng về phương thức thực hiện và tạo điều kiện thuận lợi hơn so với phương thức lấy phiếu truyền thống cho các bên liên quan trong việc trả lời ý kiến khảo sát.
3. Tồn tại
Tính khách quan trong việc thu thập thông tin phản hồi của các bên liên quan nhìn chung còn chưa cao. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau: chưa tiếp cận đầy đủ các đối tượng cần khảo sát, người trả lời phiếu khảo sát chưa nắm rõ và hiểu một cách đầy đủ về nội dung được khảo sát. Bên cạnh đó, tính bảo mật trong công tác lấy ý kiến khảo sát còn chưa được triệt để.
4. Kế hoạch hành động
Trong thời gian tới, Khoa Khoa học cơ bản sẽ tăng cường thiết lập và giữ mối liên hệ với các bên liên quan để có thể tiếp cận đầy đủ hơn về các đối tượng cần khảo sát. Đồng thời, tăng cường thêm việc diễn giải về nội dung, cung cấp thêm các dữ liệu nhằm làm rõ nội dung câu hỏi để người trả lời có thể hiểu đúng và có câu trả lời phù hợp hơn.
5. Tự đánh giá: 5 / 7
Kết luận về tiêu chuẩn 11
Đánh giá chung, SV ngành Địa lý học có tỷ lệ tốt nghiệp cao. SV nắm vững các kiến thức được học để có thể giảng dạy và tham gia vào thị trường lao động ở các lĩnh vực có liên quan. Giảng viên, SV, cựu SV và nhà tuyển dụng đánh giá hài lòng về CTĐT. Tuy nhiên, tỷ lệ SV tốt nghiệp có việc làm còn thấp. Trong bối cảnh tinh giản biên chế trong khu vực nhà nước như hiện nay, Khoa và Nhà trường cần tăng cường thiết lập các mối quan hệ với nhà sử dụng lao động, nhất là các trường THPT ngoài công lập nhằm giới thiệu việc làm và hỗ trợ tốt hơn cho SV sau khi tốt nghiệp.
Tiêu chuẩn 11: có 5 tiêu chí, đạt 5/5, điểm trung bình: 4.80/7
PHẦN III. KẾT LUẬN
Tự đánh giá CTĐT là hoạt động quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng CTĐT của cơ sở giáo dục. Thông qua tự đánh giá, cơ sở giáo dục, đơn vị thực hiện CTĐT là Khoa và Bộ môn có thể tự rà soát, xem xét, đánh giá thực trạng của CTĐT; xây dựng và triển khai các kế hoạch hành động nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng CTĐT; từ đó điều chỉnh mục tiêu cho giai đoạn tiếp theo theo hướng cao hơn. Mặt khác, tự đánh giá CTĐT còn thể hiện tính tự chủ và tính tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục trong toàn bộ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, dịch vụ xã hội theo chức năng, nhiệm vụ được giao, phù hợp với sứ mạng và mục tiêu đã được xác định. Qua quá trình tự đánh giá CTĐT, đối chiếu với các tiêu chuẩn, tiêu chí theo quy định của Thông tư số 04/2016/TT-BGDĐT ngày 14/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có thể nhận thấy CTĐT ngành Địa lý học có những điểm mạnh, điểm yếu, từ đó đề ra kế hoạch hành động cụ thể nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
1. Những điểm mạnh của CTĐT
1.1. Về mục tiêu và chuẩn đầu ra của CTĐT
Mục tiêu của CTĐT cử nhân Địa lý học được xác định rõ ràng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Mục tiêu này đã được cụ thể hóa thành các nhiệm vụ, kế hoạch đào tạo theo từng năm học, từng học kỳ và được quán triệt đến từng CBGV nhằm hoàn thành tốt nhất mục tiêu đề ra. CTĐT được thiết kế công phu với sự đầu tư công sức và trí tuệ của nhiều nhà khoa học, nhà tuyển dụng, CBGV và cựu SV. CĐR của CTĐT được thiết kế khoa học nhằm phát huy phẩm chất, năng lực người học và được công bố công khai cho SV ngay từ năm thứ nhất và luôn được thể hiện cụ thể trong từng năm học, ở từng học kỳ và từng học phần cụ thể.
Chuẩn đầu ra của toàn bộ CTĐT và chuẩn đầu ra của từng học phần cụ thể, có thể đo lường được về kiến thức, kỹ năng và thái độ; giúp người học có định hướng phát triển năng lực học tập, cũng như khả năng chuyển đổi nghề nghiệp trong tương lai hoặc tiếp tục theo đuổi mục đích học tập suốt đời, đáp ứng nhu cầu của xã hội và của người học trong bối cảnh hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
1.2. Bản mô tả CTĐT
Bản mô tả CTĐT ngành Địa lý học được xây dựng công phu, khoa học, các thông tin được công bố rõ ràng, đầy đủ và tường minh. Bản mô tả CTĐT thường xuyên được điều chỉnh, cập nhật theo các xu hướng đào tạo và nghiên cứu mới trên thế giới. Quá trình bổ sung và điều chỉnh CTĐT của Bộ môn đều dựa trên việc thu thập nhiều nguồn thông tin khác nhau từ các bên liên quan: chuyên gia trong và ngoài trường, nhà tuyển dụng, giảng viên, sinh viên, cựu sinh viên, HĐKH khoa. Bản mô tả CTTĐT và ĐCCT học phần đều được chuẩn hóa theo mẫu thống nhất chung của Nhà trường. Mọi thông tin liên quan đến CTĐT, ĐCCT học phần, cấu trúc nội dung, phương pháp kiểm tra, đánh giá, hình thức và phương pháp giảng dạy… của học phần đều được cung cấp đầy đủ để SV đễ dàng tiếp cận và chủ động xây dựng cho mình kế hoạch, lộ trình học tập phù hợp và hiệu quả nhất cho từng kỳ, từng năm và trong toàn khóa học.
1.3. Cấu trúc và nội dung chương trình dạy học
CTĐT sư phạm ngành Địa lý học được cấu trúc hợp lý và hệ thống, chương trình dạy học được thiết kế dựa trên các yêu cầu của CĐR về kiến thức, kỹ năng, mức tự chủ và trách nhiệm. Việc xác định tổ hợp các phương pháp giảng dạy, học tập, phương pháp kiểm tra/đánh giá kết quả học tập của người học của tất cả các học phần trong CTĐT là phù hợp, góp phần hỗ trợ hiệu quả việc đạt được CĐR. Hầu hết các học phần trong CTDH có sự tương thích về nội dung và thể hiện được sự đóng góp cụ thể của mỗi học phần nhằm đạt được CĐR. 100% các học phần trong CTĐT đã xác định rõ tổ hợp các phương pháp dạy và học, phương pháp kiểm tra/đánh giá phù hợp và hỗ trợ nhau tốt nhất để đảm bảo việc đạt được CĐR. Nội dung các học phần trong CTĐT thể hiện việc đạt được CĐR và được lấy ý kiến phản hồi của các bên liên quan. Các học phần trong CTĐT được cấu trúc đảm bảo sự gắn kết và liền mạch giữa các học phần đại cương, cơ sở ngành và chuyên ngành, đảm bảo chương trình trở thành một khối thống nhất. Các học phần trong CTĐT được bố trí hợp lý. CTĐT được định kỳ rà soát, điều chỉnh, bổ sung và cập nhật ít nhất 2 năm 1 lần theo đúng quy định. Mỗi khi điều chỉnh, CTĐT đều có tham khảo các CTĐT tiên tiến trong nước đảm bảo tính linh hoạt và tích hợp.
1.4. Phương pháp tiếp cận trong dạy và học
Phương pháp tiếp cận trong dạy và học của CTĐT đúng đắn, mục tiêu được diễn đạt rõ ràng và được công bố công khai, rộng rãi. Các hoạt động giảng dạy và học tập đa dạng, linh hoạt, giúp người học đạt chuẩn đầu ra. Các hoạt động học tập đa dạng như NCKH, tự học, thảo luận, thuyết trình, thực tập, thực hành, các khóa học nâng cao kỹ năng mềm còn giúp SV có khả năng và tinh thần học suốt đời. Có sự tương tác hỗ trợ giữa người dạy và người học. Môi trường học cởi mở và thân thiện, tôn trọng người học.
1.5. Đánh giá kết quả học tập của người học
Việc đánh giá kết quả học tập của người học ở Bộ môn Khoa học xã hội, Khoa Khoa học cơ bản được thực hiện một cách chuyên nghiệp, bám sát các quy định của Trường Đại học Quảng Bình, đảm bảo tính rõ ràng, công khai của quy trình. Bộ môn trong quá trình cải tiến chất lượng dạy học, luôn tập trung vào đánh giá kiến thức, kĩ năng của người học thông qua các đợt thi cử, kiểm tra lẫn trong suốt quá trình dạy học, nhằm ngày càng đo lường được mức độ đạt được chuẩn đầu ra, đa dạng hóa các phương thức đánh giá, phản hồi đến người học để người học xác định và điều chỉnh kế hoạch học tập.
1.6. Đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên
Tỉ lệ giảng viên/người học của CTĐT đáp ứng yêu cầu quy định về xác định chỉ tiêu đào tạo trình độ đại chỉ tiêu đào tạo trình độ đại học hiện hành. Khối lượng công việc của đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên được quy đổi theo giờ chuẩn và đo lường được. Đội ngũ giảng viên thực hiện CTĐT Địa lý học có trình độ và kinh nghiệm đào tạo, 100% giảng viên đều có trình độ Sau đại học. Nhiều giảng viên có năng lực và kết quả nghiên cứu khoa học giá trị, có ý nghĩa thực tiễn đối với việc dạy học và nghiên cứu Địa lý. Nhiều giảng viên đã biên soạn giáo trình, sách chuyên khảo, tài liệu hướng dẫn dạy học để nâng cao chất lượng dạy và học chuyên ngành.
1.7. Đội ngũ nhân viên
Đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên, có kinh nghiệm, trách nhiệm cao, có năng lực về tin học, ngoại ngữ và phẩm chất chính trị, đạo đức.
Chức năng, trách nhiệm và quyền hạn của các đơn vị, bộ phận, của nhân viên phục vụ được quy định rõ ràng, phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ, đúng quy định của Bộ GD&ĐT và Điều lệ trường ĐH.
Đội ngũ nhân viên và giảng viên kiêm nhiệm là cán bộ trẻ, có trình độ, nhiệt tình, tâm huyết với công việc. Nhà trường có các chế độ chính sách hỗ trợ thiết thực cho đội ngũ nhân viên, giảng viên kiêm nhiệm. Đội ngũ nhân viên có chất lượng đã hỗ trợ cho công tác đào tạo của ngành Địa lý học.
1.8. Người học và hoạt động hỗ trợ người học
Trường Đại học Quảng Bình đã ban hành chính sách/quy định về tuyển sinh rõ ràng, đầy đủ, chi tiết. Chính sách tuyển sinh này được công bố công khai qua nhiều kênh thông tin về đối tượng, quy trình thi/xét tuyển, đánh giá đầu vào; đối tượng thi, ưu tiên, xét tuyển… Chính sách tuyển sinh được xây dựng theo đúng các quy định hiện hành, có sự góp ý của các bên liên quan và phân tích/dự báo nhu cầu và được cập nhật hằng năm. Từ khi nhập học đến khi kết thúc quá trình học tập, người học luôn được tư vấn, hỗ trợ kịp thời để giải quyết những khó khăn gặp phải, một hệ thống giám sát sự tiến bộ trong học tập và rèn luyện đã đươc xây dựng và công bố công khai, khối lượng học tập được phân bổ đồng đều giữa các năm giúp người học không bị quá tải ở một một kỳ. Môi trường tâm lý xã hội tích cực, cảnh quan xung quanh sạch đẹp để phát huy sự sáng tạo và sự thoải mái trong tâm trí của người học.
1.9. Cơ sở vật chất và trang thiết bị
CSVC và trang thiết bị của Nhà trường đủ đáp ứng cho nhu cầu đào tạo ngành CNTT hiện nay. Phòng thí nghiệm, thực hành luôn được coi trọng đầu tư trang thiết bị hiện đại đáp ứng tốt cho công tác đào tạo và NCKH, phát huy thế mạnh của đơn vị có các chuyên gia đầu ngành về CNTT. Thư viện trường có đủ diện tích, được trang bị và đầu tư thường xuyên. Cơ sở hạ tầng và hệ thống CNTT hiện đại đáp ứng tốt nhu cầu học tập, giảng dạy, NCKH. KTX đủ chổ ở để phục vụ cho SV. Trường có sân bãi, hội trường, nhà thi đấu phục vụ nhu cầu thể dục thể thao, văn nghệ của cán bộ, giảng viên và SV. Các chính sách và quy định về bảo vệ an toàn, sức khỏe và môi trường được xây dựng, triển khai và quan tâm thích đáng, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của cán bộ, giảng viên và sinh viên.
1.10. Nâng cao chất lượng
Khoa và Bộ môn không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân ngành Địa lý học. Cụ thể, việc thiết kế CTĐT được tuân thủ theo đúng quy trình: xây dựng chương trình trên cơ sở so sánh/đối chiếu với chương trình của các trường đại học có thế mạnh về đào tạo giáo viên Địa lý học; chủ động thu thập thông tin phản hồi từ nhà tuyển dụng, cựu SV và SV làm cơ sở để chỉnh sửa lại chương trình. Quy trình và phương pháp kiểm tra, đánh giá đảm bảo tính liên tục, sự nghiêm túc, khách quan theo đúng quy chế đào tạo; công tác coi thi, chấm thi ở tất cả các kỳ thi/kiểm tra đều được thực hiện nghiêm túc; các hình thức thi/kiểm tra đã đánh giá được kiến thức và kỹ năng của người học ở từng học phần theo chuẩn đầu ra. Các dịch vụ hỗ trợ và tiện ích, nhìn chung, đã đáp ứng được nhu cầu của người học, đảm bảo cho việc học tập của SV đạt chất lượng tốt. Cơ chế phản hồi của các bên liên quan có tính hệ thống v được áp dụng để đánh giá, cải tiến các dịch vụ hỗ trợ giảng dạy và học tập.
1.11. Kết quả đầu ra
Đánh giá chung, SV ngành Địa lý học có tỷ lệ tốt nghiệp cao. SV nắm vững các kiến thức được học để có thể giảng dạy và tham gia vào thị trường lao động ở các lĩnh vực có liên quan. Giảng viên, SV, cựu SV và nhà tuyển dụng đánh giá hài lòng về CTĐT. Tuy nhiên, tỷ lệ SV tốt nghiệp có việc làm còn thấp. Trong bối cảnh tinh giản biên chế trong khu vực nhà nước như hiện nay, Khoa và Nhà trường cần tăng cường thiết lập các mối quan hệ với nhà sử dụng lao động, nhất là các trường THPT ngoài công lập nhằm giới thiệu việc làm và hỗ trợ tốt hơn cho SV sau khi tốt nghiệp.
2. Những điểm tồn tại và những vấn đề cải tiến chất lượng của CTĐT
Một số học phần vẫn còn nặng về lý thuyết; hàn lâm, ít thực hành. Đội ngũ giảng viên chưa có các đề tài và công trình NCKH lớn gắn với việc cải tiến CTĐT và ứng dụng kết quả nghiên cứu vào công tác đào tạo.
Kế hoạch giảng dạy dự kiến trong bản mô tả CTĐT chưa đáp ứng nhu cầu học vượt, học sớm của người học; một số ĐCCT học phần chưa cập nhật kịp thời giáo trình mới nhất; Bộ môn đã tiến hành lấy ý kiến của nhà tuyển dụng, cựu sinh viên để bổ sung, cập nhật CTĐT, ĐCCT học phần, nhưng phạm vi, đối tượng lấy ý kiến phản hồi chưa rộng.
Hoạt động thực tế chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Nhiều SV chưa xác định được động cơ học tập đúng đắn, còn thụ động, thiếu kỹ năng, kém ngoại ngữ.
Việc đánh giá kết quả học tập còn chú trọng nhiều vào khả năng nhớ và hiểu, chưa có sự ưu tiên đánh giá khả năng tư duy phản biện, tư duy sáng tạo, kỹ năng tự học và các kỹ năng mềm khác.
Thư viện chưa đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho việc tự học, tự nghiên cứu của SV và GV. Nhiều SV chưa xác định được động cơ học tập đúng đắn, còn thụ động, thiếu kỹ năng, kém ngoại ngữ. Việc đánh giá kết quả học tập còn chú trọng nhiều vào khả năng nhớ và hiểu, chưa ưu tiên đánh giá khả năng tư duy phản biện, tư duy sáng tạo, kỹ năng tự học và các kỹ năng mềm khác.
Mặc dù, tỷ lệ GV/SV đủ để giảng dạy cho chuyên ngành Địa lý học, tuy nhiên, vẫn còn thiếu GV một số chuyên ngành hẹp đối với các môn nghiệp vụ du lịch.
Đội ngũ cán bộ hỗ trợ SV của Khoa chủ yếu là cán bộ kiêm nhiệm, không được đào tạo bài bản nên còn lúng túng trong việc giải quyết một số tình huống.
Đứng trước sự thay đổi của phương thức tuyển sinh hằng năm, Khoa và Bộ môn còn lung túng, chưa có những chiến lược hành động kịp thời và hiệu quả để thu hút được học sinh giỏi.
Cơ sở vật chất, các công trình xây dựng khi lập hồ sơ xây dựng chưa lưu ý đến nhu cầu của người khuyết tật. Cơ sở vật chất (không gian, phương tiện làm việc) cho giảng viên trong Bộ môn còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn.
Việc lấy thông tin phản hồi từ các bên liên quan, trong đó có các giảng viên về cả CTĐT và các dịch vụ hỗ trợ còn thiếu chủ động.
Tỷ lệ SV tốt nghiệp có việc làm còn thấp.
3. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Để khắc phục những tồn tại trên, trong năm 2020 – 2021 và những năm tiếp theo, Bộ môn/ Khoa tham mưu cho Nhà trường ký kết các thỏa thuận hợp tác với các cơ sở thực tập đảm bảo những điều kiện liên quan đến CĐR của CTĐT nhằm tạo điều kiện cho SV đạt kết quả như mong đợi.
Khoa/ Bộ môn lập kế hoạch và tiến hành xây dựng kênh thông tin trên trang web của Khoa nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi với SV và nhà tuyển dụng.
Phối hợp với phòng ĐBCLDG và phòng CTSV để mở rộng phạm vi, đối tượng lấy ý kiến đánh giá về CTĐT từ các nhà tuyển dụng và cựu SV để tiếp tục bổ sung, điều chỉnh CTĐT.
Bộ môn Khoa học xã hội tiếp tục rà soát, cân nhắc các khối kiến thức, các học phần… để CTĐT được hoàn thiện hơn, cung cấp kiến thức, kỹ năng cho SV phù hợp với yêu cầu của thực tiễn, đảm bảo người học sau khi tốt nghiệp có thể đáp ứng tốt yêu cầu của công việc. Đặc biệt Bộ môn sẽ tiến hành chỉ đạo giảng viên cải tiến nội dung dạy học theo hướng cập nhật, tinh giản lý thuyết bên trong từng học phần, tăng tính thực hành ứng dụng, gắn với CĐR của từng học phần.
Bộ môn sẽ rà soát xây dựng mới, bổ sung chỉnh sửa đề cương học phần, trong đó khẳng định hơn nữa tiêu chí “khả năng tự học, khả năng tìm kiếm tài liệu, tổng hợp và phân tích tài liệu, khả năng tư duy phản biện, tư duy sáng tạo, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng lập kế hoạch… ” vào tiêu chí đánh giá kết quả học tập từng học phần của SV. Tăng cường phương pháp dạy học theo dự án, giao quyền chủ động tìm hiểu nghiên cứu vấn đề cho SV dưới sự đề xuất và hướng dẫn, đánh giá của GV.
Với các học phần có tính thực hành, bài tập nhóm, khoa cũng đề xuất với nhà trường bố trí phòng học bàn ghế có thể di chuyển, có sẵn máy chiếu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tương tác giữa giảng viên và SV.
Đề xuất với Khoa và Nhà trường mở rộng quy mô, không gian thực tế chuyên môn để SV có thể tiếp cận, tìm hiểu nhiều địa điểm du lịch đa dạng trong cả nước.
Bộ môn thúc đẩy việc chấm thi và công bố điểm cuối kỳ đúng thời hạn. Đề xuất Nhà trường cải tiến, cập nhật công cụ phần mềm quản lý điểm của SV đảm bảo tính thuận tiện, nhanh chóng, an toàn.
Tăng cường công tác NCKH của giảng viên, đảm bảo tất cả các GV phải đủ chuẩn NCKH theo quy định của Trường.
Tăng cường tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ người học, giảng viên, nhân viên, cán bộ quản lý về hiệu quả công việc để từ đó điều chỉnh, bổ sung các chính sách, cơ chế giám sát hiệu quả công việc của đội ngũ cán bộ viên chức.
Đề xuất Nhà trường cấp thêm phòng làm việc, từ đó để Bộ môn và giảng viên có không gian làm việc tại trường, tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho mỗi cán bộ, giảng viên. Khoa sẽ phát động và khuyến khích Liên chi đoàn Khoa, Hội SV trang trí và duy trì các bảng tin của khoa được sinh động và hấp dẫn hơn, mang đến một bầu không khí mới trong năm học mới.
Từ năm học 2020 – 2021 tiến hành thay thế trang thiết bị CNTT cũ, cấu hình thấp tại các phòng TH máy tính. Đầu tư hệ thống công nghệ thông tin và phòng TH máy máy tính hiện đại tại trung tâm TNTH mới đang xây dựng.
TỔNG HỢP KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
(Theo Thông tư 04/2016, Phụ lục 7a)
Tên cơ sở giáo dục: Trường Đại học Quảng Bình |
Mã trường: DQB |
Tên CTĐT: Địa lý học |
Mã CTĐT: |
Tiêu chuẩn, tiêu chí |
Thang đánh giá |
Tổng hợp theo tiêu chuẩn |
||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Chưa đạt |
Đạt |
Mức trung bình |
Số tiêu chí đạt |
Tỷ lệ số tiêu chí đạt (%) |
||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
||||
Tiêu chuẩn 1 |
|
|
|
|
|
|
|
4.33 |
3 |
100 |
Tiêu chí 1.1 |
5 |
|
|
|||||||
Tiêu chí 1.2 |
|
|
|
4 |
|
|
|
|||
Tiêu chí 1.3 |
|
|
|
4 |
|
|
|
|||
Tiêu chuẩn 2 |
|
|
|
|
|
|
|
4.67 |
3 |
100 |
Tiêu chí 2.1 |
|
|
|
|
5 |
|
|
|||
Tiêu chí 2.2 |
|
|
|
4 |
|
|
|
|||
Tiêu chí 2.3 |
|
|
|
|
5 |
|
|
|||
Tiêu chuẩn 3 |
|
|
|
|
|
|
|
4.67 |
3 |
100 |
Tiêu chí 3.1 |
|
|
|
|
5 |
|
|
|||
Tiêu chí 3.2 |
|
|
|
|
5 |
|
|
|||
Tiêu chí 3.3 |
|
|
|
4 |
|
|
|
|||
Tiêu chuẩn 4 |
|
|
|
|
|
|
|
4.33 |
3 |
100 |
Tiêu chí 4.1 |
|
|
|
4 |
|
|
|
|||
Tiêu chí 4.2 |
|
|
|
|
5 |
|
|
|||
Tiêu chí 4.3 |
|
|
|
4 |
|
|
|
|||
Tiêu chuẩn 5 |
|
|
|
|
|
|
|
4.80 |
5 |
100 |
Tiêu chí 5.1 |
|
|
|
|
5 |
|
|
|||
Tiêu chí 5.2 |
|
|
|
|
5 |
|
|
|||
Tiêu chí 5.3 |
|
|
|
4 |
|
|
|
|||
Tiêu chí 5.4 |
|
|
|
|
5 |
|
|
|||
Tiêu chí 5.5 |
|
|
|
|
5 |
|
|
|||
Tiêu chuẩn 6 |
|
|
|
|
|
|
|
4.57 |
7 |
100 |
Tiêu chí 6.1 |
|
|
|
4 |
|
|
|
|||
Tiêu chí 6.2 |
|
|
|
4 |
|
|
||||
Tiêu chí 6.3 |
|
|
|
|
5 |
|
|
|||
Tiêu chí 6.4 |
|
|
|
4 |
|
|
|
|||
Tiêu chí 6.5 |
|
|
|
|
5 |
|
|
|||
Tiêu chí 6.6 |
|
|
|
|
5 |
|
|
|||
Tiêu chí 6.7 |
|
|
|
|
5 |
|
|
|||
Tiêu chuẩn 7 |
|
|
|
|
|
|
|
4.40 |
5 |
100 |
Tiêu chí 7.1 |
|
|
|
4 |
|
|
|
|||
Tiêu chí 7.2 |
|
|
|
|
5 |
|
|
|||
Tiêu chí 7.3 |
|
|
|
4 |
|
|
|
|||
Tiêu chí 7.4 |
|
|
|
4 |
|
|
|
|||
Tiêu chí 7.5 |
|
|
|
|
5 |
|
|
|||
Tiêu chuẩn 8 |
|
|
|
|
|
|
|
5.20 |
5 |
100 |
Tiêu chí 8.1 |
|
|
|
4 |
|
|
|
|||
Tiêu chí 8.2 |
|
|
|
|
5 |
|
|
|||
Tiêu chí 8.3 |
|
|
|
|
5 |
|
|
|||
Tiêu chí 8.4 |
|
|
|
|
|
6 |
|
|||
Tiêu chí 8.5 |
|
|
|
|
|
6 |
|
|||
Tiêu chuẩn 9 |
|
|
|
|
|
|
|
5.00 |
4 |
80 |
Tiêu chí 9.1 |
|
|
|
|
|
6 |
|
|||
Tiêu chí 9.2 |
|
|
|
|
5 |
|
|
|||
Tiêu chí 9.3 |
|
|
|
|
5 |
|
|
|||
Tiêu chí 9.4 |
|
|
|
|
|
6 |
|
|||
Tiêu chí 9.5 |
|
|
3 |
|
|
|
|
|||
Tiêu chuẩn 10 |
|
|
|
|
|
|
|
4.67 |
6 |
100 |
Tiêu chí 10.1 |
|
|
|
4 |
|
|
|
|||
Tiêu chí 10.2 |
|
|
|
4 |
|
|
|
|||
Tiêu chí 10.3 |
|
|
|
|
5 |
|
|
|||
Tiêu chí 10.4 |
|
|
|
|
5 |
|
|
|||
Tiêu chí 10.5 |
|
|
|
|
5 |
|
|
|||
Tiêu chí 10.6 |
|
|
|
|
5 |
|
|
|||
Tiêu chuẩn 11 |
|
|
|
|
|
|
|
4.80 |
5 |
100 |
Tiêu chí 11.1 |
|
|
|
4 |
|
|
|
|||
Tiêu chí 11.2 |
|
|
|
|
|
6 |
|
|||
Tiêu chí 11.3 |
|
|
|
4 |
|
|
|
|||
Tiêu chí 11.4 |
|
|
|
|
5 |
|
|
|||
Tiêu chí 11.5 |
|
|
|
|
5 |
|
|
|||
Đánh giá chung CTĐT |
4.67 |
49 |
98.18% |
Quảng Bình, ngày….. tháng….. năm 2020 HIỆU TRƯỞNG |