UBND TỈNH QUẢNG BÌNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Tên chương trình: Sư phạm Khoa học tự nhiên (Natural Science Teacher Education)
Trình độ đào tạo: Đại học (Bachelor)
Ngành đào tạo: Sư phạm Khoa học tự nhiên (Natural Science Education);
Mã số: 7140247
Loại hình đào tạo: Chính quy (Full time)
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-ĐHQB ngày tháng năm
của Hiệu trưởng Trường Đại học Quảng Bình)
- Mục tiêu đào tạo
1.1. Mục tiêu chung
Đào tạo cử nhân Sư phạm Khoa học tự nhiên có đủ năng lực chuyên môn về khoa học tự nhiên Vật lý, Hóa học, Sinh học và nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục đào tạo theo chương trình giáo dục phổ thông mới của Bộ giáo dục và đào tạo; có khả năng tự học tự nghiên cứu để tiếp tục học lên trình độ cao hơn và nâng cao năng lực chuyên môn trong công việc. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có năng lực triển khai và hoàn thiện chương trình môn Khoa học tự nhiên theo khung chương trình quốc gia mới, có thể làm việc trong các cơ quan nghiên cứu khoa học và giáo dục.
1.2. Mục tiêu cụ thể
1.2.1. Kiến thức
- PO1: Có kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước để vận dụng trong cuộc sống, học tập và lao động.
- PO2: Có kiến thức cơ bản và nâng cao về chuyên ngành Vật lý, Hóa học, Sinh học. Có kiến thức tích hợp liên môn Khoa học tự nhiên để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.
- PO3: Có kiến thức về lý luận dạy học Khoa học tự nhiên để người học có đủ năng lực đáp ứng được yêu cầu đổi mới về mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp dạy học phục vụ cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
1.2.2. Kỹ năng
- PO4: Có kỹ năng thiết kế và tổ chức dạy học môn Khoa học tự nhiên. Kỹ năng phát triển chương trình môn Khoa học tự nhiên. Kỹ năng thực hành, thí nghiệm; kỹ năng dạy học, kiểm tra đánh giá trong dạy học.
- PO5: Có kỹ năng lập luận, phân tích và giải quyết vấn đề trong dạy học, giáo dục và hoạt động xã hội; kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm.
1.2.3. Thái độ
- PO6: Yêu nghề, có ý thức trách nhiệm cao, có đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp.
- PO7: Thường xuyên tu dưỡng đạo đức, trau dồi những phẩm chất cần thiết của người giáo viên.
- Chuẩn đầu ra
2.1. Yêu cầu năng lực
Mã CĐR | Nội dung chuẩn đầu ra |
2.1.1 Về kiến thức | |
PLO1 | Hiểu và vận dụng kiến thức khoa học xã hội, khoa học chính trị và pháp luật vào quá trình dạy học và giáo dục. |
PLO2 | Vận dụng được kiến thức cơ bản và nâng cao: Vật lí, Hóa học, Sinh học và các phương pháp dạy học Khoa học tự nhiên trong quá trình dạy học |
PLO3 | Áp dụng kiến thức vào phát triển chương trình nhà trường môn Khoa học tự nhiên; Áp dụng kĩ thuật và công nghệ dạy học hiện đại; triển khai các phương pháp dạy học tích cực và phù hợp với nội dung môn Khoa học tự nhiên. |
2.1.2. Về kỹ năng | |
PLO4 | Biên soạn và giảng dạy tốt môn học Khoa học tự nhiên; tổ chức, thực hiện được các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, thực nghiệm khoa học để phát triển năng lực tự tìm hiểu và khám phá cho học sinh |
PLO5 | Thiết kế được các hoạt động học tập mang tính chất liên môn, tổng hợp của ngành Khoa học tự nhiên |
PLO6 | Thực hiện được các bài thực hành, thí nghiệm Lý, Hóa, Sinh (thao tác và sử dụng các trang thiết bị thí nghiệm, các nguyên lý hoạt động của các thiết bị,…); nghiên cứu và tổ chức các hoạt động nghiên cứu trong lĩnh vực Lý, Hóa, Sinh, ứng dụng vào thực tiễn dạy học và trong cuộc sống |
PLO7 | Có năng lực tự học và nghiên cứu; tư duy hệ thống, logic, phân tích đa chiều; làm việc theo nhóm, thúc đẩy hoạt động nhóm và phát triển nhóm, có khả năng tham gia lãnh đạo nhóm; |
2.1.3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm | |
PLO8 | Khả năng tự định hướng, làm việc độc lập và hợp tác, thích nghi với các nhiệm vụ và công việc được giao. |
PLO9 | Có khả năng xây dựng kế hoạch, triển khai và quản lí để phát huy sức mạnh của tập thể ; có năng lực đánh giá và cải tiến hoạt động chuyên môn thuộc lĩnh vực Khoa học tự nhiên và dạy học khoa học tự nhiên |
PLO10 | Tự học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ; có ý thức, trách nhiệm cao trong hoạt động nghề nghiệp. |
2.2. Trình độ Ngoại ngữ
Có chứng chỉ trình độ B1 trở lên (bậc 3/6 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) hoặc tương đương do một cơ sở được Trường Đại học Quảng Bình chỉ định cấp.
2.3. Trình độ Tin học
Có chứng chỉ trình độ Ứng dụng Công nghệ thông tin cơ bản trở lên hoặc tương đương do Trường Đại học Quảng Bình cấp
2.4. Sự tương thích của chuẩn đầu ra với triết lý giáo dục, sứ mạng, tầm nhìn của trường, khoa và mục tiêu đào tạo của chương trình
Chuẩn đầu ra | PLO1 | PLO2 | PLO3 | PLO4 | PLO5 | PLO6 | PLO7 | PLO8 | PLO9 | PLO10 | ||
Triết lý giáo dục trường | H | H | H | H | H | H | H | H | H | H | ||
Trường | Sứ mạng | H | H | H | H | H | H | H | H | H | H | |
Tầm nhìn | H | H | H | H | H | H | H | H | H | H | ||
Khoa | Sứ mạng | H | H | H | H | H | H | H | H | H | H | |
Tầm nhìn | H | H | H | H | H | H | H | H | H | H | ||
Mục tiêu đào tạo của chương trình | Mục tiêu chung | H | H | H | H | H | H | H | H | H | H | |
Mục tiêu cụ thể | Kiến thức | H | H | H | H | H | H | H | H | H | H | |
Kỹ năng | H | H | H | H | H | H | H | H | H | H | ||
Thái độ | H | H | H | H | H | H | H | H | H | H |
Ghi chú: H: Mức độ cao; M: Mức độ trung bình; L: mức độ thấp
2.5. Mối liên hệ giữa mục tiêu và chuẩn đầu ra của CTĐT
Mục tiêu (POs) | Chuẩn đầu ra (PLOs) | |||||||||
PLO1 | PLO2 | PLO3 | PLO4 | PLO5 | PLO6 | PLO7 | PLO8 | PLO9 | PLO10 | |
PO1 | H | L | M | M | L | L | M | M | L | M |
PO2 | M | H | H | H | M | M | M | M | M | M |
PO3 | M | H | H | M | M | L | M | M | M | M |
PO4 | M | M | M | H | H | H | M | M | M | M |
PO5 | M | M | H | H | H | H | H | H | H | M |
PO6 | H | H | M | M | M | M | M | M | M | H |
PO7 | H | H | L | L | M | M | H | M | M | H |
Ghi chú: H: Mức độ cao; M: Mức độ trung bình; L: mức độ thấp
2.6. Mức độ đáp ứng của các CĐR CTĐT với Khung trình độ Quốc gia
TT | Kiến thức | Kĩ năng | Mức tự chủ và trách nhiệm | ||||||||||||
KT1 | KT2 | KT3 | KT4 | KT 5 | KN1 | KN2 | KN3 | KN4 | KN5 | KN6 | TCTN1 | TCTN2 | TCTN3 | TCTN4 | |
PLO1 | X | X | X | ||||||||||||
PLO2 | X | X | X | X | |||||||||||
PLO3 | X | X | X | ||||||||||||
PLO4 | X | ||||||||||||||
PLO5 | X | X | |||||||||||||
PLO6 | X | X | X | X | |||||||||||
PLO7 | X | X | X | X | X | ||||||||||
PLO8 | X | X | X | ||||||||||||
PLO9 | X | X | |||||||||||||
PLO10 | X | X |
Ghi chú: đánh dấu X các ô tương ứng.
Chuẩn đầu ra
Người tốt nghiệp khóa đào tạo phải có: |
||
Kiến thức | Kỹ năng | Mức tự chủ và trách nhiệm |
– Kiến thức thực tế vững chắc, kiến thức lý thuyết sâu, rộng trong phạm vi của ngành đào tạo.
– Kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, khoa học chính trị và pháp luật. – Kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc. – Kiến thức về lập kế hoạch, tổ chức và giám sát các quá trình trong một lĩnh vực hoạt động cụ thể. – Kiến thức cơ bản về quản lý, điều hành hoạt động chuyên môn. |
– Kỹ năng cần thiết để có thể giải quyết các vấn đề phức tạp.
– Kỹ năng dẫn dắt, khởi nghiệp, tạo việc làm cho mình và cho người khác. – Kỹ năng phản biện, phê phán và sử dụng các giải pháp thay thế trong điều kiện môi trường không xác định hoặc thay đổi. – Kỹ năng đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm. – Kỹ năng truyền đạt vấn đề và giải pháp tới người khác tại nơi làm việc; chuyển tải, phổ biến kiến thức, kỹ năng trong việc thực hiện những nhiệm vụ cụ thể hoặc phức tạp. – Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam. |
– Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm.
– Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định. – Tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân. – Lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động. |
- Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp
3.1. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhiệm với các vị trí công việc như sau:
- Giảng dạy môn Khoa học tự nhiên ở các trường phổ thông, trung cấp, cao đẳng
- Cán bộ, chuyên viên trong các Viện, trung tâm và các cơ sở nghiên cứu khoa học tự nhiên và nghiên cứu giáo dục.
3.2. Mối quan hệ giữa chuẩn đầu ra với vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Vị trí việc làm | Chuẩn đầu ra (PLOs) | |||||||||
PLO1 | PLO2 | PLO3 | PLO4 | PLO5 | PLO6 | PLO7 | PLO8 | PLO9 | PLO10 | |
1 | M | H | H | H | H | H | H | H | H | H |
2 | M | H | H | H | H | H | H | H | H | H |
Ghi chú: H: Mức độ cao; M: Mức độ trung bình; L: mức độ thấp
- Thời gian đào tạo: 4 năm
- Khối lượng kiến thức toàn khoá: 137 tín chỉ (chưa kể giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất)
- Đối tượng và phương thức tuyển sinh:
Đối tượng tuyển sinh, phương thức tuyển sinh thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Đề án tuyển sinh hằng năm của Trường Đại học Quảng Bình.
- Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp
Thực hiện theo Quy định tại Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 3 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đào tạo trình độ đại học và Quyết định số 1413/QĐ-ĐHQB ngày 20 tháng 8 năm 2021 của Hiệu trưởng trường Đại học Quảng Bình ban hành Quy chế đào tạo trình độ đại học, cao đẳng tại Trường Đại học Quảng Bình.
- Chiến lược và phương pháp dạy học
8.1. Các phương pháp dạy học
Các chiến lược và phương pháp dạy học được sử dụng trong chương trình đào tạo cụ thể như sau:
8.1.1. Thuyết giảng
8.1.2. Câu hỏi gợi mở
8.1.3. Giải quyết vấn đề
8.1.4. Nghiên cứu tình huống
8.1.5. Mô phỏng
8.1.6. Thực tập, thực tế
8.1.7. Thí nghiệm
8.1.8. Nhóm nghiên cứu giảng dạy
8.1.9. Tranh luận
8.1.10. Thảo luận
8.1.11. Hoạt động nhóm
8.2. Mối liên hệ giữa Chuẩn đầu ra (PLOs) và phương pháp dạy-học
Phương pháp dạy – học |
PLOs | |||||||||
PLO1 | PLO2 | PLO3 | PLO4 | PLO5 | PLO6 | PLO7 | PLO8 | PLO9 | PLO10 | |
Thuyết giảng | X | X | X | X | X | X | X | X | X | X |
Câu hỏi gợi mở | X | X | X | X | X | X | X | X | X | X |
Giải quyết vấn đề | X | X | X | X | X | X | X | X | X | X |
Học theo tình huống | X | X | X | X | X | X | X | X | X | X |
Mô hình | X | X | X | X | X | X | X | X | X | |
Thực tập, thực tế | X | X | X | X | X | X | X | X | X | |
Thí nghiệm | X | X | X | X | X | |||||
Nhóm nghiên cứu giảng dạy | X | X | X | X | X | X | X | X | X | X |
Tranh luận | X | X | X | X | X | X | X | X | X | X |
Thảo luận | X | X | X | X | X | X | X | X | X | X |
Hoạt động nhóm | X | X | X | X | X | X | X | X | X | X |
Ghi chú: đánh dấu X các ô tương ứng.
- Chiến lược và phương pháp đánh giá
9.1. Các phương pháp đánh giá
Đánh giá kết quả học tập của sinh viên là quá trình ghi chép, lưu giữ và cung cấp thông tin về sự tiến bộ của người học trong suốt quá trình dạy học. Việc đánh giá đảm bảo nguyên tắc rõ ràng, chính xác, khách quan và phân hóa, thường xuyên liên tục và định kỳ. Yêu cầu và tiêu chí đánh giá cụ thể được Khoa Khoa học cơ bản thiết kế và công bố, làm rõ cho người học trước khi học.
Các thông tin về đánh giá được cung cấp và chia sẽ kịp thời cho các bên liên quan gồm người dạy, người học, phụ huynh và nhà quản lý. Từ đó, kịp thời có những điều chỉnh về các hoạt động dạy học, đảm bảo định hướng và đạt được mục tiêu dạy học.
Khoa Khoa học cơ bản đã xây dựng và áp dụng nhiều phương pháp đánh giá khác nhau. Tùy thuộc vào chiến lược, phương pháp dạy học và yêu cầu đáp ứng chuẩn đầu ra của từng môn học để lựa chọn các phương pháp đánh giá phù hợp, đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin để đánh giá mức độ tiến bộ của người học cũng như mức độ hiệu quả đạt được của tiến trình dạy học.
Các phương pháp đánh giá được sử dụng trong chương trình đào tạo của Khoa Khoa học cơ bản cụ thể như sau:
- Đánh giá chuyên cần
- Đánh giá bài tập
9.1.3. Đánh giá thuyết trình
- Kiểm tra viết
- Kiểm tra trắc nghiệm
9.1.6. Bảo vệ và thi vấn đáp
9.1.7. Báo cáo
9.1.8. Đánh giá làm việc nhóm
Ghi chú: Tùy theo đặc điểm của từng CTĐT, có thể cắt bỏ hoặc bổ sung các phương pháp đánh giá phù hợp.
9.2. Quan hệ giữa phương pháp đánh giá và PLOs
Phương pháp dạy – học |
PLOs | |||||||||
PLO1 | PLO2 | PLO3 | PLO4 | PLO5 | PLO6 | PLO7 | PLO8 | PLO9 | PLO10 | |
Đánh giá chuyên cần | X | X | X | X | X | X | X | X | X | X |
Đánh giá bài tập | X | X | X | X | X | X | X | X | X | X |
Đánh giá thuyết trình | X | X | X | X | X | X | X | X | X | X |
Kiểm tra viết/thực hành/trắc nghiệm/vấn đáp | X | X | X | X | X | X | X | X | X | X |
Báo cáo/bảo vệ | X | X | X | X | X | X | X | X | X | X |
Đánh giá làm việc nhóm | X | X | X | X | X | X | X | X | X | X |
Ghi chú: đánh dấu X các ô tương ứng.
9.3. Công cụ, tiêu chí đánh giá
Trên cơ sở các phương pháp đánh giá, khoa Khoa học cơ bản đã xây dựng các công cụ, tiêu chí cụ thể để thực hiện việc đánh giá sinh viên theo các Rubrics. Tùy theo yêu cầu, mục tiêu và đặc trưng của từng môn học để lựa chọn phương pháp đánh giá cũng như Rubrics đánh giá thích hợp. Cùng một phương pháp đánh giá có thể áp dụng Rubric đánh giá khác nhau cho các học phần khác nhau.
9.4. Thang điểm
Thực hiện theo Quy định tại Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 3 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đào tạo trình độ đại học và Quyết định số 1413/QĐ-ĐHQB ngày 20 tháng 8 năm 2021 của Hiệu trưởng trường Đại học Quảng Bình ban hành Quy chế đào tạo trình độ đại học, cao đẳng tại Trường Đại học Quảng Bình. Cụ thể như sau:
Điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân.
Điểm đánh giá kết quả học phần được quy đổi sang thang điểm chữ như sau:
a) Loại đạt
A (8,5 – 10): Giỏi
B (7,0 – 8,4): Khá
C (5,5 – 6,9): Trung bình
D ( 4,0 – 5,4): Trung bình yếu
b) Loại không đạt: F (dưới 4,0) Kém
c) Đối với những học phần chưa đủ cơ sở để đưa vào tính điểm trung bình chung học kỳ, khi xếp mức đánh giá được sử dụng các ký hiệu sau:
I – Chưa đủ dữ liệu đánh giá.
X – Chưa nhận được kết quả thi.
Đối với những học phần được nhà trường cho phép chuyển điểm, khi xếp mức đánh giá được sử dụng ký hiệu R viết kèm với kết quả.
- Mô tả chương trình dạy học
10.1. Nội dung chương trình
TT | Mã số
học phần |
Tên học phần (Tiếng Anh) | Nội dung cần đạt được của học phần | Khối lượng kiến thức | Điều kiện tiên quyết | ||||||
Tổng số (TC) | Lý thuyết (tiết) | Thực hành (tiết) | Tự học (tiết) | Tổng số (tiết) | |||||||
1. Kiến thức giáo dục đại cương | 30 | ||||||||||
1 | MLTHML.124 | Triết học Mác – Lênin | Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về triết học Mác – Lênin, trọng tâm là triết học Mác – Lênin và vai trò của triết học Mác – Lênin trong đời sống xã hội, chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử. Từ đó giúp sinh viên hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học, nhân sinh quan cách mạng, xây dựng niềm tin và lý tưởng cách mạng, rèn luyện bản lĩnh chính trị vững vàng nhằm đáp ứng nhu cầu của con người Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. | 3 | 45 | 0 | 90 | 135 | Không | ||
2 | MLKTCT.125 | Kinh tế chính trị Mác – Lênin | Học phần trang bị hệ thống tri thức lý luận cốt lõi của Kinh tế chính trị Mác – Lênin trong bối cảnh phát triển mới của Việt Nam và thế giới ngày nay. Đảm bảo tính hệ thống, khoa học, cập nhật tri thức mới, gắn với thực tiễn, sáng tạo, tư duy, phẩm chất người học, tính liên thông, khắc phục trùng lắp, tăng cường tích hợp nội dung phù hợp với đối tượng sinh viên không chuyên lý luận chính trị bậc đại học. Góp phần hình thành kỹ năng phân tích, đánh giá và nhận diện bản chất của các quan hệ lợi ích kinh tế trong phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và xây dựng lập trường, ý thức hệ tư tưởng Mác – Lênin. | 2 | 30 | 0 | 60 | 90 | MLTHML.124 | ||
3 | MLCNXH.126 | Chủ nghĩa xã hội khoa học | Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản, cốt lõi và chuyên sâu về CNXH KH, từ đó nhằm hình thành các kĩ năng cơ bản và kĩ năng chuyên ngành để phân tích, đánh giá các vấn đề thực tiễn về chính trị – xã hội liên quan đến CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Đồng thời hình thành và phát triển thái độ tích cực, năng lực tự chủ và trách nhiệm đối với các hoạt động của cộng đồng xã hội. | 2 | 30 | 0 | 60 | 90 | MLKTCT.125 | ||
4 | MLTHCM.127 | Tư tưởng Hồ Chí Minh | Học phần trang bị cho sinh viên hiểu được những kiến thức cơ bản về khái niệm, nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh; Những nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh; Sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa. | 2 | 30 | 0 | 60 | 90 | MLCNXH.126 | ||
5 | LLCT.004 | Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam | Cung cấp những tri thức có tính chất hệ thống, cơ bản về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (1920-1930), sự lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền (1930-1945), trong hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945-1975), trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc thời kỳ cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tiến hành công cuộc đổi mới (1975-2021). | 2 | 30 | 0 | 60 | 90 | MLCNXH.126 | ||
6 | MLPLDC.044 | Pháp luật đại cương | Giới thiệu những kiến thức cơ bản về nhà nước và pháp luật; quy phạm pháp luật và các loại văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay; cơ chế điều chỉnh của pháp luật; hệ thống pháp luật Việt Nam. | 2 | 30 | 0 | 60 | 90 | Không | ||
7 | TIAN1 | Tiếng Anh 1 | Kết thúc học phần Tiếng Anh 1, sinh viên có khả năng áp dụng được kiến thức cơ bản về ngôn ngữ như từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm tiếng Anh vào giao tiếp ở trình độ tiền B1 (theo Khung tham chiếu Châu Âu) với các chủ đề thường gặp trong đời sống hằng ngày của sinh viên như: giới thiệu thông tin về cá nhân, học tập, các loại sách, nghiên cứu, thói quen hằng ngày, nghề nghiệp và các kỳ nghỉ đặc biệt. | 2 | 30 | 0 | 60 | 90 | Không | ||
8 | TIAN2 | Tiếng Anh 2 | Kết thúc học phần Tiếng Anh 2, sinh viên có khả năng áp dụng được kiến thức cơ bản về tiếng Anh vào giao tiếp ở trình độ tiền B1 với các chủ đề, chủ điểm như: gia đình và những người thân yêu, đi du lịch, thành thị và nông thôn, mua sắm. | 2 | 30 | 0 | 60 | 90 | TIAN1 | ||
9 | TIAN3 | Tiếng Anh 3 | Kết thúc học phần Tiếng Anh, có khả năng áp dụng được kiến thức cơ bản về tiếng Anh vào giao tiếp ở trình độ B1 với các chủ đề sau: ăn uống, nơi ở và chỗ sinh hoạt riêng tư, phong cách sống, các hoạt động giải trí và phương tiện giao tiếp, thú cưng và thế giới tự nhiên. Sinh viên có khả tự học, tự thực hành để đạt được năng lực giao tiếp tiếng Anh ở trình độ B1. | 3 | 45 | 0 | 90 | 135 | TIAN2 | ||
10 | TMQLHC | Quản lý hành chính NN và quản lý ngành GD | Nội dung học phần được ban hành tại Quyết định số 33/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 22/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình Quản lý hành chính Nhà nước và Quản lý ngành GD&ĐT | 2 | 30 | 0 | 0 | 30 | TNKTSP | ||
11 | TMGDHO.010 | Giáo dục học | Nội dung học phần nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về:
– Những vấn đề cơ bản, đại cương về khoa học giáo dục: Đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu và các phạm trù cơ bản của giáo dục học; Vai trò của giáo dục và các yếu tố đối với sự hình thành và phát triển nhân cách. Mục đích, mục tiêu giáo dục, hệ thống giáo dục quốc dân và người giáo viên THPT. – Những kiến thức cơ bản về lý luận dạy học và lý luận giáo dục; các đặc điểm của quá trình dạy học và giáo dục ở trường phổ thông, vận dụng vào việc rèn kỹ năng tổ chức thực hiện hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục, đổi mới phương pháp, hình thức, phương tiện dạy học cũng như triển khai, đánh giá, kết hợp các hoạt động giáo dục ở trường phổ thông |
3 | 36 | 9 | 90 | 135 | TMTALY.099 | ||
12 | TITINDC.002 | Tin học | Nội dung học phần nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tin học và máy tính điện tử, trang bị các kiến thức cơ bản về ứng dụng Tin học văn phòng.
Rèn luyện kỹ năng quản lý, sử dụng máy tính, khai thác các ứng dụng Tin học văn phòng phục vụ học tập, giảng dạy và công tác trên các lĩnh vực trong đời sống xã hội. Các nội dung chính: các kiến thức về tin học, máy tính điện tử, hệ điều hành; các kỹ thuật và kỹ năng soạn thảo văn bản; sử dụng bảng tính điện tử,… |
2 | 15 | 30 | 0 | 45 | Không | ||
13 | TMTALY.099 | Tâm lý học | Nội dung học phần nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về:
– Tâm lý học đại cương trình bày khái quát về khoa học tâm lý; nguồn gốc, bản chất, quy luật và các yếu tố tác động đến sự hình thành và biểu hiện của các hiện tượng tâm lý người. – Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm cung cấp những kiến thức cơ bản về: lý luận chung về sự phát triển tâm lý người theo các giai đoạn lứa tuổi, trong đó đi sâu vào đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh THPT; cơ sở tâm lý của hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục và nhân cách người giáo viên ở trường phổ thông |
3 | 36 | 18 | 0 | 54 | Không | ||
14 | Giáo dục thể chất | 4 | |||||||||
15 | Giáo dục quốc phòng | 8 | |||||||||
2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp | |||||||||||
2.1. Kiến thức cơ sở ngành | 25 | ||||||||||
1 | HOHHDC.001 | Hóa học đại cương | Nội dung học phần nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về: Một số vấn đề về Hóa học hạt nhân; một số vấn đề tiền cơ học lượng tử; cấu tạo nguyên tử; các khái niệm cơ bản (AO, Hàm mật độ xác suất; mây electron; spin electron); mối liên hệ giữa bảng hệ thống tuần hoàn với cấu tạo nguyên tử; phân tử và liên kết hoá học (Đại cương về liên kết hoá học; hình học phân tử; thuyết liên kết hoá trị (VB); thuyết obitan phân tử (MO); phương pháp gần đúng MO-Hucken); liên kết hoá học trong hợp chất phức; đại cương về hoá học tinh thể. | 2 | 30 | 0 | 0 | 30 | Không | ||
2 | TOCACA.009 | Toán cao cấp | Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về giới hạn – liên tục, đạo hàm – vi phân, nguyên hàm – tích phân của hàm số một biến số, hàm nhiều biến, tích phân hai lớp, ba lớp. Ngoài các nội dung trên, trong phần mở đầu còn trình bày sơ lược về số thực, giá trị tuyệt đối và sai số. | 3 | 45 | 0 | 0 | 45 | Không | ||
3 | TMGTSP.105 | Giao tiếp sư phạm | Học phần cung cấp những vấn đề chung về giao tiếp và giao tiếp sư phạm; nội dung, hình thức, nguyên tắc, phong cách và các kỹ năng cơ bản trong quá trình giao tiếp sư phạm ở Tiểu học. | 2 | 27 | 3 | 60 | 90 | TMTALY.099 | ||
4 | TNNCKH | Phương pháp nghiên cứu khoa học và khởi nghiệp | Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về nghiên cứu khoa học, các phương pháp nghiên cứu khoa học, logic tiến trình nghiên cứu khoa học từ đó áp dụng vào thực tiễn và các bài toán chuyên ngành. | 3 | 45 | 0 | 0 | 45 | Không | ||
5 | TNCNTT | Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học | Giúp sinh viên nắm được các khái niệm cơ bản về lĩnh vực công nghệ thông tin và nền công nghiệp 4.0, các phương tiện kỹ thuật dạy học, cũng như các khái niệm cơ bản về mạng máy tính, internet; cách khai thác thông tin từ internet. Sinh viên biết cách sử dụng các phần mềm trình diễn thông tin trong dạy học và cuộc sống | 3 | 30 | 15 | 90 | 135 | TITINDC.002 | ||
6 | TNXLSL | Xử lý số liệu thực nghiệm | Nội dung học phần còn đề cập đến: Phân loại sai số, các nguyên nhân xuất hiện sai số trong đo đạc hóa học phân tích; các đặc trưng của đại lượng ngẫu nhiên và các lý thuyết phân bố các đại lượng ngẫu nhiên; đánh giá, xử lý kết quả thực nghiệm và biểu diễn kết quả thực nghiệm. | 2 | 30 | 0 | 60 | 90 | TOGITI.009 | ||
7 | TNXSTK | Xác suất thống kê | Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về: Biến cố, xác suất, biến ngẫu nhiên, hàm phân phối của biến ngẫu nhiên, các số đặc trưng, một số định lý về luật số lớn và định lý giới hạn trung tâm, mẫu ngẫu nhiên, hàm phân phối mẫu, các số đặc trưng mẫu, ước lượng tham số, kiểm định giả thiết, tương quan và hồi quy tuyến tính. | 2 | 30 | 0 | 60 | 90 | TOGITI.009 | ||
8 | TNPTTB | Sinh học phân tử và tế bào | Nội dung trình bày cấu tạo và chức năng từng phần trong cấu trúc tế bào sống, các quá trình sống cơ bản trong tế bào sống như: sự chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào, sự sinh trưởng và sinh sản của tế bào; một số ứng dụng cơ bản của công nghệ tế bào hiện đại trong chọn giống; cấu trúc và chức năng của các đại phân tử, chủ yếu là protein và axit nucleic, các cấu trúc và bào quan của tế bào ở mức độ phân tử; nghiên cứu sinh học phân tử một số quá trình sống như tổng hợp và phân giải các chất, phiên mã và dịch mã, hoạt động của phage, những vấn đề hiểu biết về ung thư v.v… | 2 | 30 | 0 | 60 | 90 | |||
9 | TNLLDH.001 | Lý luận dạy học khoa học tự nhiên | – Hiểu được hệ thống các nguyên lí, quy tắc, các quy luật chỉ đạo, định hướng cho hoạt động dạy và học ở trường PT;
– Phân tích được vai trò của lí luận dạy học môn khoa học tự nhiên và mối quan hệ giữa nó với các khoa học khác; – Phân tích được vai trò, mục đích, nhiệm vụ của khoa học tự nhiên trong dạy học ở trường phổ thông; – Hiểu được vai trò của khoa học tự nhiên đối với việc hình thành và phát triển nhân cách, giáo dục kỉ thuật tổng hợp hướng nghiệp cho học sinh; |
3 | 45 | 0 | 90 | 135 | TMTALY.099 | ||
10 | TNPPDH. | Phương pháp dạy học Khoa học tự nhiên | – Xác định được các phương pháp dạy học phù hợp vào việc dạy học khoa học tự nhiên ở trường phổ thông;
– Chỉ ra được các hình thức tổ chức dạy học phù hợp với nội dung và đối tượng |
3 | 45 | 0 | 90 | 135 | LLDH.001 | ||
2.2. Kiến thức ngành bắt buộc | 43 | ||||||||||
1 | TNCOHO | Cơ học | Học phần trang bị cho người học những kiến thức đại cương về cơ học: những kiến thức về động học và động lực học chất điểm, các định luật bảo toàn cơ bản vật lí.
Học phần giúp người học có năng lực giải thích và ứng dụng các hiện tượng cơ trong đời sống và kĩ thuật, xây dựng được kế hoạch giảng dạy và lựa chọn được phương pháp giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực người học, trang bị đầy đủ kiến thức cơ học làm cơ sở cho việc học tốt các học phần vật lí khác |
3 | 45 | 0 | 60 | 105 | |||
2 | TNNHHO | Nhiệt học | Học phần giúp người học có những hiểu biết về kiến nhiệt học. Đó là những kiến thức cơ bản về các hiện tượng nhiệt như là các nguyên lí 1 và 2 của nhiệt động lực học; các khái niệm về các đại lượng nhiệt động như: nhiệt độ, entropi năng lượng tự do và thuyết động học của chất khí.
Học phần giúp người học có khả năng giải thích và ứng dụng các hiện tượng nhiệt trong giảng dạy và đời sống; làm cơ sở cho việc học tốt các học phần vật lí khác |
2 | 30 | 0 | 60 | 90 | |||
3 | TNDITH | Điện từ học | Học phần này gồm các nội dung: các kiến thức đại cương về tĩnh điện học và dòng điện không đổi, các kiến thức đại cương về từ trường, từ tính của vật chất và hiện tượng cảm ứng điện từ. Học phần giúp sinh viên có năng lực giải thích và ứng dụng các hiện tượng điện và từ trong đời sống và kĩ thuật, xây dựng được kế hoạch giảng dạy và lựa chọn được phương pháp giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực người học, trang bị đầy đủ kiến thức điện và từ làm cơ sở cho việc học tốt các học phần vật lí khác. | 3 | 45 | 0 | 60 | 105 | |||
4 | TNQUHO | Quang học | Học phần cung cấp cho người học các kiến thức căn bản về Quang học. Đó là các kiến thức về Quang hình học; kiến thức cơ bản về Quang sóng; bản chất của ánh sáng và các kiến thức cơ bản về vũ trụ: Mặt Trời, hệ Mặt trời, cấu tạo của Trái Đất, sao. Học phần giúp người học có năng lực vận dụng các kiến thức cơ bản về Quang học để giải thích các hiện tượng liên quan, giải quyết các bài tập về Quang hình học. | 2 | 30 | 0 | 60 | 90 | |||
5 | TNDDSO | Dao động và sóng | Nội dung bao gồm việc thiết lập và giải phương trình vi phân của các dao động điều hòa, các dao động tắt dần, dao động cưỡng bức về cơ học và điện, nêu ý nghĩa vật lý của các nghiệm, làm rõ sự tương tự giữa dao động cơ và dao động điện, cũng như sự khác nhau về bản chất vật lý của dao động cơ và điện, hiện tượng cộng hưởng.
Học phần cũng bao gồm các khái niệm và tính chất chung của quá trình sóng: sóng dọc, sóng ngang, phương trình sóng, năng lượng của sóng, bó sóng, giao thoa, sóng dừng, nêu bản chất và sự lan truyền sóng cơ học, đặc trưng của sóng âm và siêu âm, bản chất của sự truyền sóng điện từ, thang sóng điện từ. Nội dung bao gồm chứng minh dao động điều hòa, dao động tắt dần, dao động cưỡng bức trong các bài toán về dao động cơ và dao động điện từ. Tổng hợp các dao động và tính toán các bài toán dao động cơ và dao động điện. Khảo sát các sóng cơ và sóng điện từ, khảo sát hệ phương trình Maxwell. |
2 | 30 | 0 | 60 | 90 | |||
6 | TNTHVL | Thực hành Vật lí | Hình thành, rèn luyện kỹ năng sử dụng thiết bị thí nghiệm vật lý, thông qua thực hành các bài thí nghiệm cơ nhiệt kiểm chứng những kiến thức cơ bản của vật lý giúp sinh viên có được kỹ năng phân tích, thực hành và đánh giá kết quả thu được qua thực nghiệm; để từ đó hiểu và vận dụng tốt hơn kiến thức lý thuyết học được.
Sau khi học xong: sinh viên nắm vững quy trình hình thành kiến thức mới của vật lý, sử dụng thành thạo các dụng cụ đo cơ bản, phân tích, tự lực xây dựng phương án thực hành, xử lý kết quả nghiên cứu, từ ðó rèn luyện tinh thần làm việc nhóm, thái ðộ của ngýời nghiên cứu khoa học. |
2 | 0 | 30 | 60 | 90 | |||
7 | TNTHVH | Thực vật học | Những đặc điểm cấu tạo và hình thái tế bào, mô, cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá), cơ quan sinh sản (hoa, hạt và quả); Sự sinh sản và chu trình phát triển của các Ngành thực vật. Đa dạng và sự phân chia giới thực vật thành các bậc đơn vị khác nhau; các quá trình sinh lý diễn ra trong cơ thể thực vật (trao đổi nước, dinh dưỡng khoáng, quang hợp, hô hấp, sinh trưởng phát triển,…), mối quan hệ giữa các quá trình sống của cơ thể với môi trường, khả năng ứng dụng và điều khiển các quá trình sinh lý của cây trồng trong đời sống sản xuất nông nghiệp. Rèn luyện kỹ năng làm các tiêu bản hiển vi, kỹ năng quan sát, mô tả, giải phẫu, định danh các loài thực vật. | 3 | 30 | 30 | 0 | 60 | Không | ||
8 | TNDOVH | Động vật học | Các kiến thức cơ bản về các ngành, các lớp đại diện cho động vật không xương sống, động vật có xương sống; sơ đồ cấu tạo của ngành, các đặc điểm về hình thái cấu tạo, sinh sản, phát triển, phân loại và vai trò của chúng đối với thiên nhiên và con người; giới thiệu khái quát về sự phân bố của động vật trên trái đất. Rèn luyện kỹ năng làm các tiêu bản hiển vi, kỹ năng quan sát, giải phẫu, mô tả, định danh các loài động vật. | 3 | 30 | 30 | 0 | 60 | |||
9 | TNDITH | Di truyền học | Kiến thức Các quy luật di truyền ở tất cả các cấp độ từ phân tử đến tế bào, cơ thể, quần thể. Biết ứng dụng các kiến thức di truyền vào trong sản xuất, đời sống, tạo giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, phẩm chất tốt. Kiến thức cơ bản về di truyền học cấp độ phân tử và tế bào. Các kiến thức về cấu trúc và chức năng, hoạt động của ADN, ARN, protein…đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể. Biết ứng dụng các kiến thức di truyền vào trong sản xuất, đời sống, tạo giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, phẩm chất tốt. Có kỹ năng giải bài tập về quy luật di truyền, di truyền phân tử. Nghiên cứu các bằng chứng, nguyên nhân, cơ chế, phương thức, chiều hướng tiến hóa; trình bày tóm tắt lịch sử phát triển tư tưởng tiến hóa, những nét chủ yếu về sự phát sinh sự sống trên trái đất, lịch sử phát triển của sinh vật qua các đại địa chất, sự phát sinh loài người, phác họa bức tranh chung về sự phát triển liên tục của vật chất. | 3 | 45 | 0 | 0 | 45 | TNPTTB | ||
10 | Tiến hóa và đa dạng sinh học | Học phần cung cấp nhẳm cung cấp những quy luật, nguyên lý và cơ sở khoa học của quá trình phát sinh loài xảy ra trong sinh giới, từ mức độ phân tử, protein, enzyme, chất trao đổi, gen, alen, tính trạng, cơ quan, bộ phận, cá thể đến quần thể, loài đến sinh cảnh; Mối quan hệ giữa các loài sinh vật với nhau và giữa chúng với các điều kiện sinh thái địa lý của trái đất và tầm quan trọng của đa dạng sinh học, đa dạng hệ sinh thái và nguồn gen trong sản xuất nông nghiệp, sự phát triển kinh tế và xã hội loài người. | 2 | 30 | 0 | 0 | 30 | ||||
11 | TNGPSL | Giải phẫu sinh lý người | Nghiên cứu cơ thể con người ở mức đại thể và theo phương pháp hệ thống (các bộ phận trong cơ thể được mô tả theo hệ thống các cơ quan cùng làm một chức năng nhất định). Trong cơ thể người có các hệ cơ quan: hệ cơ, hệ xương, hệ thần kinh và giác quan, hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, hệ nội tiết, hệ tiết niệu, hệ nội tiết, hệ sinh dục. | 3 | 45 | 0 | 0 | 45 | |||
12 | TNHHVC | Hóa học vô cơ | Học phần này trình bày các kiến thức cơ bản về:
– Cấu trúc, tính chất lí- hóa học của các đơn chất và hợp chất tạo ra từ các nguyên tố phi kim, kim loại điển hình; cũng như các qui luật biến đổi tính chất của các nguyên tố, đơn chất và một số hợp chất tạo ra từ các nguyên tố phi kim, kim loại. – Tính chất của acid, base, oxide, ý nghĩa và cách xác định pH; các chất vô cơ phổ biến trong vỏ Trái đất, những lợi ích từ việc khai thác chất từ vỏ Trái đất, dãy hoạt động hóa học, tách kim loại; phân bón hóa học, tính chất lí-hóa học và vai trò của khí oxygen, ô nhiễm không khí; chu trình carbon, nước. Sự tác động của các chất vô cơ tới môi trường sống xung quanh ta như hóa học về các chất vô cơ và sự biến đổi chất, hóa học các chất vô cơ trong cơ thể sống, hóa học các chất vô cơ với khoa học về thạch quyển, khí quyển và thủy quyển: vai trò, ứng dụng của một số nguyên tố hoặc chất vô cơ trong đời sống và trong công nghiệp |
3 | 45 | 0 | 0 | 45 | HOHHDC. | ||
13 | TNHHHC | Hóa học hữu cơ | Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về bản chất (cấu trúc, đồng phân, cấu dạng) cũng như danh pháp, tính chất vật lý, tính chất hóa học và phương pháp tổng hợp các hợp chất hữu cơ (hydrocarbon và các hợp chất có nhóm chức), các hợp chất cao phân tử. | 3 | 45 | 0 | 0 | 45 | HOHHDC. | ||
14 | TNHOMT | Hóa môi trường | Học phần giúp sinh viên có kiến thức cơ bản về khoa học môi trường, môi trường khí quyển, thủy quyển và thạch quyển. Học phần cũng cung cấp cho SV các kiến thức cơ bản về các vấn đề có liên quan đến môi trường và phát triển bền vững. | 3 | 45 | 0 | 0 | 45 | HOHHDC. | ||
15 | TNHOLY | Hóa lý | Học phần cung cấp cho sinh viên các kiến thức về nhiệt động hóa học, cân bằng hóa học, vai trò của động học trong nghiên cứu các phản ứng hóa học và sinh học, phản ứng điện hóa … để từ đó sinh viên có thể học các môn chuyên ngành và áp dụng các kiến thức để giảng dạy các học phần liên môn. | 3 | 45 | 0 | 45 | 90 | HOHHDC. | ||
16 | TNTHHH | Thực hành Hóa học | – Học phần giúp sinh viên biết sử dụng các dụng cụ, thiết bị trong phòng thí nghiệm cho hoá học đảm bảo an toàn, thành công.
– Nội dung chủ yếu của chương trình là những bài thí nghiệm thực hành nghiên cứu các phản ứng của các phi kim, các oxit của phi kim, oxit của kim loại, của kim loại và các phản ứng trong hóa học hữu cơ – muối quan trọng của chúng. |
2 | 12 | 48 | 0 | 60 | HOHHDC. | ||
17 | TNTHDH | Thực hành dạy học Khoa học tự nhiên | – Vận dụng được quy trình thực hiện các thí nghiệm để thiết kế và tiến hành các thí nghiệm KHTN.
– Vận dụng được quy trình soạn giáo án để soạn giáo án chủ đề trong dạy học KHTN. – Vận dụng được quy trình tổ chức dạy học để dạy học các chủ đề KHTN. |
3 | 15 | 60 | 90 | 165 | PPDHTN. | ||
18 | TNPTCT | Phát triển chương trình môn KHTN | – Phân tích được các yếu tố cấu thành chương trình môn học: Mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức dạy học, kiểm tra đánh giá chất lượng dạy học; nêu mối quan hệ giữa các yếu tố;
– Lựa chọn được nội dung dạy học cho môn học Khoa học tự nhiên ở trường phổ thông; – Vận dụng được kiến thức về chương trình để phân tích, nhận xét chương trình môn KHTN ở trường phổ thông: cách tiếp cận xây dựng chương trình, các yếu tố cấu thành chương trình; – Phân tích được lộ trình phát triển nội dung của các môn học hiện hành ở chương trình trung học phổ thông. Nêu được các loại chương trình theo cấp học, bậc học, theo phạm vi mục tiêu (chương trình giáo dục, chương trình môn học,…); – Phân tích được quy trình xây dựng chương trình nhà trường THPT môn KHTN. |
2 | 30 | 0 | 60 | 90 | PPDHTN. | ||
19 | TNTTCM | Thực tế chuyên môn | Nội dung môn học gồm các phần: Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu cho đợt thực tập; Thực hiện các đề tài nghiên cứu nhỏ theo nhóm; Tổ chức thu thập, phân loại mẫu vật; viết báo cáo đề tài đã thực hiện; Tập thiết kế, tổ chức các hoạt động học tập ngoài thiên nhiên cho học sinh phổ thông.
Sinh viên tham quan, tìm hiểu quy trình vận hành, sản xuất của các nhà máy điện, nhà máy hóa chất, nhà máy sản xuất nguyên liệu thực phẩm … Qua đó thấy được các lý thuyết đã học được vận dụng vào thực tế như thế nào. Sau khi học xong học phần này, sinh viên được tích lũy thêm kiến thức thực tế, mở rộng hiểu biết phục vụ tốt cho việc dạy học sau này. |
2 | 0 | 60 | 90 | 150 | |||
2.3. Kiến thức chuyên ngành | |||||||||||
2.4. Kiến thức ngành tự chọn | 18 | ||||||||||
1 | TNTDBT | Khoa học trái đất | Học phần Khoa học trái đất cung cấp các kiến thức, kĩ năng góp phần giúp học viên hình thành, phát triển năng lực KHTN và năng lực dạy học môn KHTN: chuyển động nhìn thấy của Trái Đất, Mặt Trăng; sơ lược về hệ Mặt Trời, hiện tượng ngày đêm, sơ lược về cấu trúc của chất, cấu tạo nguyên tử, cấu tạo hạt nhân, phản ứng hạt nhân. Từ đó trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về Thiên văn học và Vật lý nguyên tử hạt nhân, nắm được một số quy luật của tự nhiên, cập nhật thông tin nền văn minh nhân loại đến nay | 2 | 30 | 0 | 60 | 90 | |||
2 | TNSITH | Sinh thái học và môi trường | Học phần cung cấp những kiến thức về: khái niệm và các mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật, giữa sinh vật với môi trường ở các cấp độ tổ chức khác nhau (cá thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái); mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên trong việc khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ các hệ sinh thái, bảo vệ môi trường. Phần thực hành giúp sinh viên nắm vững thêm phần lý thuyết đã học, phát triển kỹ năng thực hành ngoài thực địa như phương pháp khảo sát, đánh giá các yếu tố môi trường, đánh giá đa dạng sinh học qua việc áp dụng các công thức tính |
2 | 20 | 20 | 0 | 40 | |||
3 | TNHOPT | Hóa phân tích | Học phần giới thiệu về các khái niệm và định luật cơ bản trong hóa phân tích. Mô tả các phương pháp định lượng: phân tích thể tích và phân tích khối lượng dùng trong phân tích và cách tính toán, xử lý kết quả thực nghiệm. | 2 | 30 | 0 | 60 | 90 | |||
4 | TNTNST | Hoạt động trải nghiệm và sáng tạo | Các kiến thức cơ bản về hoạt động trải nghiệm sáng tạo như khái niệm về hoạt động, trải nghiệm, sáng tạo, các hình thức trải nghiệm sáng tạo và các phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh Qua học tập môn học này, sinh viên vận dụng kiến thức, kĩ năng để tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh ở các trường phổ thông | 2 | 30 | 0 | 60 | 90 | |||
5 | TNDHTC | Một số kĩ thuật dạy học tích cực | – Hiểu được các nguyên tắc, cách thức tổ chức dạy học hoạt động dạy học môn khoa học tự nhiên ở trường phổ thông theo các phương pháp dạy học hiện đại;
– Biết lựa chọn và vận dụng hợp lí các kỹ thuật dạy học tích cực, các phương pháp dạy học hiện đại vào việc dạy học môn khoa học tự nhiên ở trường phổ thông |
2 | 30 | 0 | 60 | 90 | |||
6 | TNDHST | Dạy học STEM ở trường THCS | – Nêu được khái niệm giáo dục STEM.
– Phân tích được bản chất của giáo dục STEM. – Phân tích được mục tiêu của giáo dục STEM. – Trình bày được các con đường giáo dục STEM cho HS. – Phân loại được các dạng giáo dục STEM. – Vận dụng được quy trình thiết kế dạy học STEM để thiết kế các chủ đề STEM ở trường THCS. – Tổ chức được các chủ đề STEM ở trường THCS. |
2 | 30 | 0 | 60 | 90 | |||
7 | TNBDHS | Bồi dưỡng học sinh giỏi KHTN | Hiểu rõ và chắc chắn kiến thức hiện đại về môn học Khoa học tự nhiên đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng học sinh giỏi khoa học tự nhiên ở trường THCS. | 2 | 30 | 0 | 60 | 90 | |||
8 | TNKTAT | Kỹ thuật an toàn và quản lý phòng thí nghiệm | – Hệ thống hoá được các vấn đề cơ bản về kỹ thụât phòng thí nghiệm, hiểu biết về các loại thiết bị cơ bản trong các PTN khoa học tự nhiên.
– Phân tích được cơ sở của các vấn đề về an toàn và quản lý PTN. |
2 | 30 | 0 | 60 | 90 | |||
9 | TNKTDG | Kiểm tra và đánh giá trong dạy học KHTN | – Trình bày được những kiến thức cơ sở về kiểm tra và đánh giá trong dạy học
– Thực hiện được các phương pháp kiểm tra và đánh giá kết quả học tập khoa học tự nhiên của học sinh. – Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học. |
2 | 30 | 0 | 60 | 90 | |||
10 | TNTACN | Tiếng anh chuyên ngành | – Vận dụng kiến thức về thực hành dạy học Khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh.
– Giao tiếp, thiết kế và tổ chức được các hoạt động dạy học một số chủ đề Khoa học tự nhiên ở trường THCS bằng tiếng Anh |
2 | 30 | 0 | 60 | 90 | |||
11 | TNSHHD | Một số vấn đề sinh học hiện đại | Biết được vấn đề đã được và chưa được giải quyết trong sự phân hóa, tiến hóa của giới tính nguồn gốc sinh vật nhân chuẩn và đánh giá thuyết tiến hóa Darwin, trong sinh học tế bào, trong nghiên cứu đa dạng sinh học, phục hồi hệ sinh thái, trong nghiên cứu tạo giống cây trồng chuyển gen, sinh học người, vấn đề lão hóa và sức khỏe… | 2 | 30 | 0 | 60 | 90 | |||
12 | TNHHHD | Một số vấn đề hóa học hiện đại | – Trình bày được các vấn đề hiện đại của Hóa học: Hóa lập thể của các chất vô cơ, hữu cơ; Vật liệu tiên tiến, phức chất sinh học, hóa học xanh và một số hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học.
– Giải thích được mối quan hệ giữa cấu trúc và tính chất của một số hợp chất vô cơ, hữu cơ. |
2 | 30 | 0 | 60 | 90 | |||
13 | TNVLHD | Một số vấn đề vật lý hiện đại | – Hiểu được một số kiến thức về vật lý hiện đại, tiếp cận những vấn đề vật lý công nghệ mới, từ đó nâng cao khả năng và nhận thức sâu sắc về khoa học vật lý đang là nền tảng cho sự phát triển công nghệ hiện nay.
– Có thái độ đúng đắn đối với vật lý học, hiểu biết sâu sắc hơn tầm quan trọng của vật lí học hiện đại trong sự phát triển của khoa học và công nghệ. |
2 | 30 | 0 | 60 | 90 | |||
2.4. Thực tập tốt nghiệp | 8 | ||||||||||
1 | TNKTSP | Kiến tập sư phạm | Nội dung học phần nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về trường THPT, về việc tập làm công tác chủ nhiệm lớp, về công tác Đoàn – Đội, dự giờ, thăm lớp giáo viên giảng dạy, tập giảng từ 1 đến 2 tiết và nghiên cứu khoa học giáo dục. | 2 | 0 | 60 | 90 | 150 | TNLLDH | ||
2 | TNTTSP | Thực tập sư phạm | Học phần gồm các nội dung cơ bản sau:
Nội dung 1: Tìm hiểu thực tế việc dạy học ở cơ sở thực tập Nội dung 2: Thực tập giảng dạy Nội dung 3: Thực tập công tác chủ nhiệm lớp Nội dung 4: Thực tập nghiên cứu khoa học giáo dục + Mỗi sinh viên thực tập phải thực hiện hoàn chỉnh 1 bài tập nghiên cứu khoa học giáo dục (NCKHGD). Trước khi đến địa điểm thực tập, sinh viên thực tập được chọn đề tài nghiên cứu của mình và làm sẵn đề cương nghiên cứu (có sự hướng dẫn, gợi ý của giảng viên trong khoa) trên tất cả các môn đã học liên quan đến các vấn đề thực hiện ở trường phổ thông. + Trong thời gian TTSP cuối khóa, sinh viên thực tập thu thập số liệu, tư liệu qua điều tra, khảo sát để viết bài tập nghiên cứu. Sau 7 ngày kể từ khi kết thúc đợt TTSP cuối khóa, mỗi sinh viên thực tập phải hoàn thành xong bài tập nộp về khoa để xử lý kết quả tổng hợp đợt TTSP cuối khóa.. |
6 | 0 | 180 | 90 | 270 | TNKTSP | ||
2.5. Khóa luận tốt nghiệp hoặc các học phần thay
thế khóa luận tốt nghiệp |
7 | ||||||||||
1 | TNKLTN | Khóa luận tốt nghiệp | 7 | ||||||||
2 | TNNLCH | Vật lý lượng tử | Học phần Vật lý lượng tử cung cấp các kiến thức cơ bản về vật lý lượng tử – vật lý của các hệ hạt vi mô, giúp sinh viên có cái nhìn tổng quan về việc tính chất, quy luật chuyển động của các hạt vi mô, các nguyên lý, tiên đề cơ bản để nghiên cứu hệ hạt vi mô. Từ đó có cái nhìn tổng quan về vật lý từ cổ điển đến lượng tử, từ vĩ mô đến vi mô, góp phần hình thành, phát triển năng lực KHTN và năng lực dạy học môn KHTN | 2 | 30 | 0 | 0 | 30 | |||
3 | TNVSVH | Vi sinh vật học | Vi sinh học là khoa học nghiên cứu sự sống hiển vi bao gồm các nhóm VSV và các dạng sống vô bào (virút), bao gồm một hệ thống kiến thức hoàn chỉnh về sự sống: hình thái, trao đổi chất, các quá trình biến dị và di truyền, miễn dịch…và một số bài tập kỹ năng thực hành liên hệ với thực tiễn sản xuất và đời sống. | 2 | 30 | 0 | 0 | 30 | |||
4 | TNHHDS | Hóa học và đời sống | Nội dung học phần nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về một số vấn đề về ứng dụng các nguyên lý, định luật trong hoá học gắn liền với đời sống sản xuất, sinh hoạt. | 3 | 45 | 0 | 0 | 45 | TNHHVC
TNHHHC |
||
10.2. Mối quan hệ giữa nội dung các học phần với chuẩn đầu ra
TT | Các học phần | Chuẩn đầu ra | |||||||||
PLO1 | PLO2 | PLO3 | PLO4 | PLO5 | PLO6 | PLO7 | PLO8 | PLO9 | PLO10 | ||
1 | Triết học Mác – Lênin | H | L | M | L | L | M | ||||
2 | Kinh tế chính trị Mác – Lênin | H | L | M | L | L | M | ||||
3 | Chủ nghĩa xã hội khoa học | H | L | M | L | L | M | ||||
4 | Tư tưởng Hồ Chí Minh | H | L | M | L | L | M | ||||
5 | Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam | H | L | M | L | L | M | ||||
6 | Pháp luật đại cương | H | L | M | L | L | M | ||||
7 | Tâm lý HỌC | H | L | M | L | M | M | M | L | M | |
8 | Tiếng Anh 1 | H | L | M | L | L | M | ||||
9 | Tiếng Anh 2 | H | L | M | L | L | M | ||||
10 | Tiếng Anh 3 | H | L | M | L | L | M | ||||
11 | Tin học | H | L | M | M | M | M | M | L | L | M |
12 | Giáo dục học | H | L | M | L | M | M | M | L | M | |
13 | Quản lý hành chính NN và quản lý ngành GD | H | L | L | L | M | M | M | M | ||
14 | Hóa học đại cương | H | H | L | L | M | M | M | L | M | |
15 | Giải tích | H | L | L | L | M | L | L | L | L | |
16 | Giao tiếp sư phạm | H | L | M | L | M | M | M | L | M | |
17 | Nghiên cứu khoa học | H | M | M | H | L | M | M | M | M | |
18 | Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học | M | H | M | M | M | M | L | L | M | |
19 | Xác suất thống kê | H | L | L | L | M | L | L | L | L | |
20 | Xử lý số liệu thực nghiệm | H | M | L | M | H | M | M | M | M | M |
21 | Cơ học | H | M | M | M | M | M | M | M | ||
22 | Nhiệt học | H | M | M | M | M | M | M | M | ||
23 | Điện từ học | H | M | M | M | M | M | M | M | ||
24 | Quang học | H | M | M | M | M | M | M | M | ||
25 | Trái đất và bầu trời | H | M | M | M | M | M | M | M | ||
26 | Thực hành Vật lí | H | M | M | M | H | M | M | M | M | |
27 | Thực vật học | H | M | M | M | H | M | M | M | M | |
28 | Động vật học | H | M | M | M | H | M | M | M | M | |
29 | Sinh thái học và môi trường | H | M | M | M | M | M | M | M | ||
30 | Di truyền học | H | M | M | M | M | M | M | M | ||
31 | Tiến hóa và đa dạng sinh học | H | M | M | M | M | M | M | M | ||
32 | Giải phẫu sinh lý người | H | M | M | M | M | M | M | M | ||
33 | Hóa học vô cơ | H | M | M | M | M | M | M | M | ||
34 | Hóa học hữu cơ | H | M | M | M | M | M | M | M | ||
35 | Hóa môi trường | H | M | M | M | M | M | M | M | ||
36 | Hóa phân tích | H | M | M | M | M | M | M | M | ||
37 | Hóa lý | H | M | M | M | M | M | M | M | ||
38 | Thực hành Hóa học | H | M | M | M | M | M | M | M | ||
39 | Lý luận dạy học khoa học tự nhiên | M | H | H | H | M | L | L | M | ||
40 | Phương pháp dạy học Khoa học tự nhiên | M | H | H | H | M | L | L | M | ||
41 | Thực hành dạy học Khoa học tự nhiên | M | H | H | H | M | L | L | M | ||
42 | Phát triển chương trình môn KHTN | M | H | H | H | M | L | L | M | ||
43 | Thực tế chuyên môn | M | H | M | H | M | M | L | L | M | |
44 | Kiểm tra, đánh giá trong dạy học KHTN | M | H | M | H | M | M | M | M | ||
45 | Hoạt động trải nghiệm và sang tạo | M | H | M | H | M | M | M | M | M | |
46 | Một số kĩ thuật dạy học tích cực | M | H | M | H | M | M | M | M | ||
47 | Dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh | M | H | M | H | M | M | M | M | ||
48 | Dạy học STEM ở trường THCS | M | H | M | H | M | M | M | M | M | |
49 | Bài tập đánh giá năng lực KHTN | M | H | M | H | M | M | M | M | ||
50 | Bồi dưỡng học sinh giỏi KHTN | M | H | M | H | M | M | M | M | ||
51 | Kỹ thuật an toàn và quản lý phòng thí nghiệm | M | H | M | H | H | M | M | M | M | |
52 | Tiếng anh chuyên ngành | M | M | M | H | M | M | M | M | ||
53 | Kiến tập sư phạm | H | H | H | H | H | H | M | H | ||
54 | Thực tập sư phạm | H | H | H | H | H | H | M | H | ||
55 | Vật lý lượng tử | H | H | M | M | M | M | M | M | ||
56 | Hóa học và đời sống | H | H | M | M | M | M | M | M | ||
57 | Vi sinh vật học | H | H | M | M | M | M | M | M |
Ghi chú: H: Mức độ cao; M: Mức độ trung bình; L: mức độ thấp
10.3. Dự kiến kế hoạch giảng dạy
TT | Tên học phần | Số TC |
Giáo dục quốc phòng – an ninh (giảng dạy tập trung theo đợt) | ||
Học kỳ I | 15 | |
1 | Triết học Mác – Lênin | 3 |
2 | Tiếng Anh 1 | 2 |
3 | Pháp luật đại cương | 2 |
4 | Tâm lý học | 3 |
5 | Toán cao cấp | 3 |
6 | Tin học | 2 |
Giáo dục thể chất 1 | 1 | |
Học kỳ II | 18 | |
1 | Kinh tế chính trị Mác – Lênin | 2 |
2 | Chủ nghĩa xã hội khoa học | 2 |
3 | Tiếng Anh 2 | 2 |
4 | Giáo dục học | 3 |
5 | Hóa học đại cương | 2 |
6 | Sinh học phân tử và tế bào | 2 |
7 | Xác suất thống kê | 2 |
8 | Cơ học | 3 |
Giáo dục thể chất 2 | 1 | |
Học kỳ III | 18 | |
1 | Tư tưởng Hồ Chí Minh | 2 |
2 | Tiếng Anh 3 | 3 |
3 | Phương pháp nghiên cứu khoa học và khởi nghiệp | 3 |
4 | Hóa học vô cơ | 3 |
5 | Quang học | 2 |
6 | Thực vật học | 3 |
7 | Giao tiếp sư phạm | 2 |
8 | Giáo dục thể chất 3 | 1 |
Học kỳ IV | 19 | |
1 | Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam | 2 |
2 | Hóa học hữu cơ | 3 |
3 | Nhiệt học | 2 |
4 | Động vật học | 3 |
5 | Tiến hóa và đa dạng sinh học | 2 |
5 | Thực hành Hóa học | 2 |
6 | Thực hành Vật lý | 2 |
7 | Lý luận dạy học môn KHTN | 3 |
8 | Giáo dục thể chất 4 | 1 |
Học kỳ V | 18 | |
1 | Phương pháp dạy học môn KHTN | 3 |
2 | Hóa môi trường | 3 |
3 | Điện từ học | 3 |
4 | Di truyền học | 3 |
5 | Kiến tập sư phạm | 2 |
6 | Tự chọn 1 (chọn 2 trong 3 học phần sau) | 4 |
6.1 | Một số kĩ thuật dạy học tích cực | 2 |
6.2 | Kiểm tra và đánh giá trong dạy học KHTN | 2 |
6.3 | Tiếng anh chuyên ngành | 2 |
Học kỳ VI | 19 | |
1 | Thực hành dạy học KHTN | 3 |
2 | Dao động và sóng | 2 |
3 | Giải phẫu sinh lý người | 3 |
4 | Hóa lý | 3 |
5 | Phát triển chương trình môn KHTN | 2 |
6 | Tự chọn 2 (chọn 3 trong 4 học phần sau) | 6 |
6.1 | Khoa học trái đất | 2 |
6.2 | Sinh thái học và môi trường | 2 |
6.3 | Hóa phân tích | 2 |
6.4 | Kỹ thuật an toàn và quản lý phòng thí nghiệm | 2 |
Học kỳ VII | 15 | |
1 | Xử lý số liệu thực nghiệm | 2 |
2 | Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học | 3 |
3 | Thực tế chuyên môn | 2 |
4 | Tự chọn (chọn 4 trong 6 học phần sau) | 8 |
4.1 | Hoạt động trải nghiệm và sáng tạo | 2 |
4.2 | Dạy học STEM ở trường THCS | 2 |
4.3 | Bồi dưỡng học sinh giỏi KHTN | 2 |
4.4 | Một số vấn đề hóa học hiện đại | 2 |
4.5 | Một số vấn đề sinh học hiện đại | 2 |
4.6 | Một số vấn đề vật lý hiện đại | 2 |
Học kỳ VIII | 15 | |
1 | Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành GD-ĐT | 2 |
2 | Thực tập sư phạm | 6 |
3 | Khóa luận tốt nghiệp | 7 |
- Danh sách đội ngũ giảng viên thực hiện chương trình
11.1. Danh sách giảng viên cơ hữu
TT | Họ và tên | Năm sinh | Văn bằng cao nhất,
ngành đào tạo |
Học phần
giảng dạy |
1 | Nguyễn Đức Vượng | 1967 | TS. Hóa vô cơ | Hóa học đại cương |
Hóa vô cơ | ||||
Phương pháp nghiên cứu khoa học và khởi nghiệp | ||||
2 | Nguyễn Đức Minh | 1986 | ThS. Hóa phân tích | Hóa lý |
Dạy học STEM ở trường THCS | ||||
Xử lý số liệu thực nghiệm | ||||
3 | Nguyễn Mậu Thành | 1983 | TS. Hóa phân tích | Hóa phân tích |
Thực hành hóa học | ||||
Kỹ thuật phòng thí nghiệm | ||||
4 | Đinh Thị Thanh Trà | 1983 | TS. Sinh học | Thực vật học |
Sinh thái học và môi trường | ||||
Hoạt động trải nghiệm và sáng tạo | ||||
Động vật học | ||||
5 | Võ Văn Thiệp | 1985 | TS. Khoa học Sinh học | Sinh học phân tử và tế bào |
Vi sinh vật học | ||||
Di truyền học | ||||
6 | Nguyễn Thị Hương Bình | 1982 | ThS. Công nghẹ sinh học | Tiến hóa và đa dạng sinh học |
Một số vấn đề sinh học hiện đại | ||||
Giải phẩu sinh lý người | ||||
7 | Trần Đức Sỹ | 1984 | ThS. Hóa học | Hóa học và đời sống |
Thực tế chuyên môn | ||||
Một số vấn đề hóa học hiện đại | ||||
8 | Phạm Thị Thanh Hương | 1984 | ThS. Vật lý | Cơ học |
Quang học | ||||
Thực hành vật lý | ||||
9 | Lê Thị Kiều Oanh | 1985 | TS. LL&DH Vật lý | Lý luận dạy học KHTN |
Bồi dưỡng học sinh giỏi KHTN | ||||
Kiểm tra và đánh giá trong dạy học KHTN | ||||
Phương pháp dạy học KHTN | ||||
10 | Lê Thị Thu Phương | 1988 | ThS. LL&DH Sinh học | Thực hành dạy học KHTN |
Một số kỹ thuật dạy học tích cực | ||||
Phát triển chương trình môn KHTN |
11.2. Danh sách giảng viên thỉnh giảng
TT | Họ và tên | Năm sinh | Văn bằng cao nhất,
ngành đào tạo |
Học phần
giảng dạy |
1 | Phan Trọng Tiến | 1983 | Tiến sỹ Toán | Giải tích |
2 | Hoàng Thị Duyên | 1986 | Tiến sỹ Toán | Xác suất thống kê |
3 | Lý Thị Thu Hoài | 1986 | Thạc sỹ Hóa hữu cơ | Hóa hữu cơ |
4 | Nguyễn Thị Minh Lợi | 1976 | Tiến sĩ Hóa môi trường | Hóa môi trường |
5 | Nguyễn Thị Thanh Bình | 1989 | TS. Vật lý | Điện và từ
Dao động và sóng |
6 | Trần Ngọc Bích | 1985 | TS. Vật lý | Nhiệt học
Vật lý lượng tử |
7 | Lê Thị Hằng | 1980 | Tiến sĩ Tiếng Anh | Tiếng Anh |
8 | Trần Hương Giang | 1983 | Thạc sỹ Triết học | Triết học Mac – Lênin |
9 | Nguyễn Thị Thanh Hà | 1981 | Thạc sỹ Triết học | Kinh tế chính trị Mac – Lênin |
10 | Lương Thị Lan Huệ | 1976 | Thạc sỹ Triết học | Chủ nghĩa xã hội khoa học |
11 | Hoàng Thanh Tuấn | 1989 | Thạc sỹ Triết học | Tư tưởng Hồ chí Minh |
12 | Nguyễn Văn Duy | 1979 | Tiến sĩ Triết học | Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam |
13 | Trần Đức Hiền | 1962 | Tiến sĩ Chính trị học | Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành GD & ĐT |
14 | Hoàng Thị Tường Vy | 1979 | Thạc sỹ Tâm lý học | Giao tiếp sư phạm |
15 | Nguyễn Thị Diễm Hằng | 1988 | Thạc sỹ Tâm lý học | Tâm lý học |
16 | Nguyễn Thị Thùy Vân | 1979 | Thạc sỹ Tâm lý học | Giáo dục học |
17 | Phùng Thị Loan | 1982 | Thạc sỹ Việt Nam học, CN Pháp luật | Pháp luật đại cương |
18 | Đậu Mạnh Hoàn | 1976 | Tiến sĩ Tin học | Tin học |
19 | Trần Văn Cường | 1981 | Tiến sĩ Tin học | Ứng dụng CNTT trong dạy học |
20 | Trần Thủy | 1972 | Tiến sĩ GD Thể chất | Giáo dục thể chất |
21 | Dương Thế Công | 1977 | Thạc sỹ Quốc phòng | Giáo dục quốc phòng |
- Cơ sở vật chất phục vụ học tập
12.1. Các phòng thí nghiệm và các hệ thống thiết bị thí nghiệm
Trường Đại học Quảng Bình có cơ sở vật chất tương đối hiện đại, đáp ứng nhu cầu đào tạo. Hiện tại, nhà trường có 75 phòng học lý thuyết với tổng diện tích 12.642m2, mỗi phòng có 40 chỗ ngồi, trung bình 4,2m2/chỗ. Nhà trường có 03 giảng đường lớn, mỗi giảng đường 200 chỗ ngồi với tổng diện tích 2.028m2, diện tích trung bình đạt 3,4m2/chỗ. Trường Đại học Quảng Bình đã có 07 phòng máy tính với số lượng gần 300 máy tính, các phần mềm được trang bị đầy đủ đảm bảo cho hoạt động giảng dạy các học phần của mã ngành đào tạo. Các phòng học ngoại ngữ, 02 khu ký túc xá cùng với nhà ăn, nhà sinh hoạt cộng đồng, có 02 hội trường lớn với trên 400 chỗ ngồi, 02 nhà thi đấu đa năng, các sân thể thao, các phòng hội thảo, chuyên đề và phòng tự nghiên cứu, trung tâm học liệu, hệ thống máy chiếu, Internet và wifi đầy đủ.; Nhà trường có 01 phòng thực hành sinh học tại Trung tâm Thí nghiệm thực hành với diện tích 108m2 với đầy đủ thiết bị, 01 phòng thí nghiệm nuôi cấy mô, 1 phòng thí nghiệm phân tích môi trường, 02 phòng thực hành hóa học, 03 phòng thực hành vật lý, 01 phân xưởng kỹ thuật điện, 01 trung thí nghiệm – thực hành khối Kỹ thật, Công nghệ, Nông lâm và Môi trường.
12.2. Thư viện
Thư viện Trường Đại học Quảng Bình có hơn 80.000 cuốn sách thuộc các lĩnh vực khoa học cơ bản, khoa học giáo dục, lý luận chính trị xã hội; trong đó có gần 53.000 sách tham khảo; 27.000 sách giáo trình và hơn 35 tạp chí chuyên ngành. Ngoài ra thư viện tỉnh Quảng Bình có khá nhiều sách, tạp chí phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập.
12.3. Giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo
TT | Tên giáo trình, bài giảng | Tên tác giả | Nhà XB | Năm XB |
1 | Giáo trình Mác – Lênin | Nguyễn Hữu Vui, Nguyễn Ngọc Long | Chính trị quốc gia | 2005 |
2 | Tư tưởng Hồ Chí Minh | Đặng Xuân Kỳ, Vũ Kiêu, Song Thành,… | Chính trị quốc gia | 2003 |
3 | Đường lối Cách mạng của Đảng CSVN: Dùng cho sinh viên Đại học, Cao đẳng | Đinh Xuân Lý, Nguyễn Đăng Quang, Nguyễn Viết Thông | Chính trị quốc gia | 2009 |
4 | Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam | Viện lịch sử Đảng | Chính trị quốc gia | 2002 |
5 | Xác suất thống kê | Đào Hữu Hồ | Nhà xuất bản ĐHQGHN | 1996 |
6 | Pháp luật đại cương | Phan Thị Thu Hiền | Trường Đại học Quảng Bình. | 2016 |
7 | Phương Pháp Luận Nghiên Cứu Khoa Học | Vũ Cao Đàm | NXB Khoa học kỹ thuật | 2003 |
8 | Giáo trình tin học cơ sở | Hồ Sỹ Đoàn | Nhà xuất bản Đại học Sư phạm | 2004 |
9 | Lý luận phương pháp Dạy học Sinh học | Đinh Quang Báo | NXB Giáo dục | 2001 |
10 | Sinh học phân tử | Nguyễn Hoàng Lộc | ĐH Huế | 2005 |
11 | Sinh học tế bào | Nguyễn Như Hiền | NXB Giáo dục | 2006 |
12 | Giáo trình sinh học phân tử tế bào và ứng dụng | Võ Thị Thương Lan | Giáo dục | 2006 |
13 | Động vật không xương sống | Thái Trần Bái | NXB Giáo dục | 2004 |
14 | Động vật có xương sống | Trần Kiên | NXB Giáo dục | 2004 |
15 | Giải phẫu so sánh động vật | Nguyễn Văn Thuận | NXB Thuận Hóa | 1995 |
16 | Hình thái – giải phẫu Thực vật | Hoàng Thị Sản | NXB Giáo dục | 2005 |
17 | Phân loại học Thực vật | Hoàng Thị Sản | NXB Giáo dục | 2005 |
18 | Thực hành phân loại thực vật | Hoàng Thị Sản, Hoàng Thị Bé | NXB Giáo dục | 2003 |
19 | Hoá sinh học | Phạm Thị Trân Châu, Trần Thị Áng | NXB Giáo dục | 2007 |
20 | Sinh lý học thực vật | Vũ Văn Vụ
Vũ Thanh Tâm Hoàng Minh Tấn |
NXB Giáo dục | 2001 |
21 | Giải phẫu sinh lý người | Tạ Thuý Lan, Trần Thị Loan | ĐHSP | 2004 |
22 | Sinh lý học người và động vật | Nguyễn Như Hiền | NXB GD Việt Nam | 2011 |
23 | Di truyền học | Phạm Thành Hổ | NXB Giáo dục | 2002 |
24 | Vi sinh vật học | Nguyễn Lân Dũng | NXB Nông nghiệp | 2000 |
25 | Đa dạng Sinh học | Tôn Thất Pháp | Đại học Huế | 2000 |
26 | Tiến hoá | Nguyễn Xuân Viết | Giáo dục | 2009 |
27 | Thực tập nghiên cứu thiên nhiên | Nguyễn Văn Khang | ĐH SP | 2007 |
28 | Sinh thái nông nghiệp | Trần Đức Viên | ĐHSP Giáo Dục | 2004 |
29 | Khoa học môi trường | Lê Văn Khoa | Nxb Giáo dục | 2001 |
30 | Tài nguyên môi trường và phát triển bền vững | Lê Huy Bá, Vũ Chí Hiếu, Võ Đình Long | NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội | 2002 |
31 | Sinh thái học môi trường | Trần Văn Nhân | NXB ĐH BK Hà Nội | 2006 |
32 | Giáo trình sinh học tế bào | Nguyễn Như Hiền | Giáo dục | 2006 |
33 | Giáo trình sinh thái học và môi trường | Trần Kiên | ĐHSP | 2007 |
34 | Áp dụng dạy và học tích cực trong môn Sinh học | Trần Bá Hoành | ĐHSP | 2003 |
35 | Giáo trình đại cương phương pháp dạy học sinh học | Trần Bá Hoành | ĐHSP | 2007 |
36 | GT Các chất điều hòa sinh trưởng thực vật | Nguyễn Như Khanh, Nguyễn Văn Đính | Giáo dục | 2011 |
37 | GT các hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học | Phan Quốc Kinh
|
Giáo dục | 2011 |
38 | Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh (Quyển 1) | Đỗ Hương Trà | ĐHSP | 2014 |
39 | Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh (Quyển 2) | Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội | ĐHSP | 2014 |
40 | Hóa học đại cương 1 : Cấu tạo chất | Trần Thành Huế | ĐHSP | 2004 |
41 | Hóa học đại cương 2 Cơ sở lý thuyết các quá trình hóa học | Trần Hiệp Hải | Đại học Sư phạm | 2004 |
42 | Hóa học đại cương 3: Thực hành trong phòng thí nghiệm | Hà Thị Ngọc Loan | ĐHSP | 2004 |
43 | Hóa học hữu cơ 1 | Nguyễn, Hữu Đĩnh. | Giáo dục | 2012 |
44 | Hóa học hữu cơ 2 | Đỗ Đình Răng, | Giáo dục | 2012 |
45 | Hóa học hữu cơ 3 | Đỗ Đình Răng, | Giáo dục | 2012 |
46 | Bài tập hóa học hữu cơ | Nguyễn Hữu Đĩnh | Giáo dục | 2012 |
47 | Hóa học phân tích 1: Cân bằng ion trong dung dịch | Nguyễn Tinh Dung | ĐHSP | 2005 |
48 | Hóa học phân tích các dung dịch và tin học | Robert Roset, Dennise Bauer, Jean Debarres, Hồ Viết Quý, Đặng Trần Phách dịch, Nguyễn Tinh Dung hiệu đính | ĐHQG | 1996 |
49 | Hoá học phân tích: cân bằng ion trong dung dịch | Nguyễn Tinh Dung | GD | 2000 |
50 | Hóa học phân tích: Câu hỏi và bài tập cân bằng ion trong dung dịch | Nguyễn Tinh Dung | ĐHSP | 2005 |
51 | Hoá học vô cơ | Trần Thị Đà | GD | 2000 |
52 | Hoá học vô cơ | Nguyễn Thế Ngôn | GD | 2000 |
53 | Hóa học vô cơ | Trần Thị Đà | ĐHSP | 2005 |
54 | Hóa học vô cơ | Nguễn Trọng Uyển | ĐHSP | 2003 |
55 | Hóa học vô cơ | Hoàng Nhâm | Giáo dục | 1994 |
56 | Hóa lí | Trần, Văn Nhân. | Giáo dục | 2013 |
57 | Hóa lí | Nguyễn, Văn Tuế. | Giáo dục | 2001 |
58 | Cơ sở lí thuyết các quá trình hóa học | Vũ Đăng Độ | Giáo dục | 1998 |
59 | Bài tập hóa lý | Lâm Ngọc Thiềm. | Giáo dục | 2012 |
60 | Giáo trình Hóa lý | Nguyễn Đình Huề | Giáo dục | 2012 |
61 | Cơ sở hóa học môi trường | Phùng Tiến Đạt | ĐHSP | 2005 |
62 | Giáo trình phương pháp dạy học hóa học | Nguyễn Cương | ĐHSP | 2007 |
63 | Phương pháp dạy học Hóa học | Nguyễn Cương | ĐHSP | 2005 |
64 | Phương pháp dạy học môn hoá học ở trường phổ thông | Đặng Thị Oanh | ĐHSP | 2014 |
65 | Thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học hóa học | Nguyễn Cương (chủ biên) | ĐHSP | 2008 |
66 | 100 bài toán điện 1 chiều | Hồ Văn Nhã | GD | 1995 |
67 | Điện học | Vũ Thanh Khiết | ĐHSP | 2005 |
68 | 200 bài toán quang hình | Vũ Thanh Khiết | Giáo dục | 1995 |
69 | 450 bài tập trắc nghiệm vật lí | Lê Gia Thuận | ĐHQG | 2008 |
70 | 450 Bài tập trắc nghiệm vật lý cơ học | Lê Gia Thuận | Đại học quốc gia | 2008 |
71 | 500 câu hỏi trắc nghiệm vật lý | Lê Văn Giáo | ĐHSP | 2008 |
72 | 555 Bài tập vât lý sơ cấp chọn lọc | Trần Văn Dũng | Đại học quốc gia | 2008 |
73 | Albert Einstein và sự tiến triển của vật lí học hiện đại | Đặng Mộng Lân | Khoa học và kỹ thuật, | 2006 |
74 | Bài tâp cơ học | Đỗ Sanh | Giáo dục | 1996 |
75 | Bài tập cơ học | Đỗ Sanh | Giáo dục | 2013 |
76 | Bài tập cơ học | Đỗ Sanh | Giáo dục | 2014 |
77 | Bài tập cơ học | Đỗ Sanh | Giáo dục | 2012 |
78 | Bài tập cơ học lượng tử | Vũ Văn Hùng | ||
79 | Bài tập cơ học lý thuyết | Đào Văn Dũng | Đại học Quốc gia | 2005 |
80 | Bài tập cơ học lý thuyết | Nguyễn Thúc An | Xây dựng | 2006 |
81 | Bài tập cơ học. | Đỗ, Sanh, | Giáo dục | 2012 |
82 | Bài tập nâng cao vật lí 8 | Lê Thanh Hải | Đại học sư phạm | 2004 |
83 | Bài tập nâng cao vật lí THCS 7 | Phan Hoàng Văn | Nxb Đà Nẵng | 2003 |
84 | Bài tập nâng cao vật lí THCS 9 | Nguyễn Thanh Hải | Đại học Sư phạm | 2005 |
85 | Bài tập trắc nghiệm và tự luận vật lý 12 | Lê Gia Thuận | Giáo dục | 2008 |
86 | Bài tập trắc nghiệm vật lý 12 | Nguyễn Thế Phương | Giáo dục | 2008 |
87 | Bài tập trắc nghiệm vật lý 7 | Nguyễn Anh Thi | Giáo dục | 2003 |
88 | Bài tập Vật lí 10 nâng cao | Giáo dục | 2006 | |
89 | Bài tập vật lí 10 nâng cao | Giáo dục | 2006 | |
90 | Cơ học | Đỗ Sanh | Giáo dục | 2015 |
91 | Cơ học | Đỗ Sanh | Giáo dục | 2013 |
92 | Cơ học | Nguyễn Hữu Mình | Giáo dục | 2006 |
93 | Giáo trình cơ học lượng tử | Phan Đình Kiển | Đại học Sư phạm | 2005 |
94 | Giáo trình đánh giá kết quả học tập vật lý của học sinh THCS | Bùi Gia Thịnh | ĐHSP | 2007 |
95 | Giải bài tập vật lí THCS | Nguyễn Đức Thâm | Giáo dục | 2000 |
96 | Giáo trình nhiệt động lực học và vật lý thống kê | Vũ Thanh Khiết | Đại học quốc gia | 1996 |
97 | Giáo trình sử dụng máy tính trong dạy học vật lý | Phạm Xuân Quế | ĐHSP | 2007 |
98 | Giáo trình vật lí đại cương | Lương Bình Duyên | Giáo dục | 2008 |
99 | Giáo trình vật lý đại cương | Nguyễn Văn Ánh | ĐHSP | 2004 |
100 | Giáo trình vật lý lượng tử 2 | Lê Trọng Tường | Đại học Sư phạm | 2007 |
101 | Giáo trình vật lý lượng tử 1 | Nguyễn Minh Thủy | ĐHSP | 2007 |
- Hướng dẫn thực hiện chương trình
Chương trình giáo dục đại học ngành Sư phạm Khoa học tự nhiên được biên soạn dựa trên chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo hướng tinh giảm giờ lý thuyết, dành nhiều thời gian cho sinh viên tự nghiên cứu, đọc tài liệu, thảo luận, làm các bài tập và thực hành tại cơ sở.
Tổng khối lượng kiến thức toàn khóa là 131 tín chỉ (không kể các nội dung về Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng). Trong đó, kiến thức giáo dục đại cương gồm 30 tín chỉ; khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp kiến thức cơ sở ngành 25 tín chỉ; kiến thức chuyên ngành là 61 tín chỉ; khối kiến thức thực tập tốt nghiệp là 8 tín chỉ; khối kiến thức khóa luận tốt nghiệp là 7 tín chỉ. Đây là kiến thức cơ sở, có tính chất nền tảng của việc đào tạo Cử nhân ngành Sư phạm Khoa học tự nhiên. Do đó việc dạy và học mỗi học phần trong chương trình giáo dục cần được thực hiện tốt nhất để có thể đảm bảo tạo ra nền tảng kiến thức vững chắc cho sinh viên.
Trên cơ sở chương trình khung mới theo quy định của bộ giáo dục, các bộ môn xây dựng đề cương chi tiết học phần, trình Hội đồng Khoa học và Đào tạo thẩm định, phê duyệt theo thủ tục quy trình xem xét, cập nhật hiệu chỉnh chương trình đào tạo vào đầu năm học mới theo đúng quy định.
- Các chương trình, tài liệu tham khảo
Chương trình đào tạo Sư phạm Khoa học tự nhiên của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đạị học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Giáo dục, Trường Đại học Vinh, Trường Đại học Sư Phạm Huế, Trường Đại học Sư Phạm Đà Nẵng.
HIỆU TRƯỞNG
PGS. TS. Nguyễn Đức Vượng
Ghi chú:
Chương trình đào tạo trình bày kiểu chữ thống nhất Times New Roman, cỡ chữ văn bảng 13, cỡ chữ trong các bảng 12 bằng hệ soạn thảo WinWord; mật độ chữ bình thường khoảng cách dòng 1.3 lines; lề trên và dưới 2,0 cm, lề trái 3,0 – 3,5 cm , lề phải 2,0 cm. Số trang được đánh ở giữa phía trên mỗi trang giấy. Thụt đầu dòng 1,25 cm hàng chữ đầu tiên của mỗi đoạn văn, văn bản căn lề hai bên.