Chương trình đào tạo Sư phạm Ngữ văn

UBND TỈNH QUẢNG BÌNH               CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH                      Độc lập – Tự  do – Hạnh phúc

                                               CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Tên chương trình: Sư phạm Ngữ văn (Linguistics-Literature Teacher Education)

Trình độ đào tạo: Đại học (Bachelor)

Ngành đào tạo: Sư phạm Ngữ văn (Linguistics-Literature Teacher Education);

Mã số:

Loại hình đào tạo: Chính quy (Full time)

 (Ban hành kèm theo Quyết định số        /QĐ-ĐHQB ngày     tháng    năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học  Quảng Bình)

  1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Chương trình cử nhân Sư phạm Ngữ văn có mục tiêu chung là đào tạo giáo viên giảng dạy Ngữ văn ở trường phổ thông có đủ phẩm chất và năng lực, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông và yêu cầu nguồn nhân lực của xã hội trong bối cảnh mới. Chương trình đào tạo hướng tới mục đích cung cấp cho sinh viên những kiến thức nền tảng về văn học, ngôn ngữ và giáo dục; rèn luyện các kĩ năng tư duy, phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục và khoa học cơ bản, phát triển kĩ năng nghiệp vụ sư phạm; bồi dưỡng lòng yêu nghề, trách nhiệm nghề nghiệp, các phẩm chất đạo đức của công dân thế hệ mới.

1.2. Mục tiêu cụ thể

1.2.1.Kiến thức

+ PO1:  Có các kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, ngoại ngữ, tin học;

+ PO2:  Có các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về Ngôn ngữ học và Văn học;

+ PO3:  Có các kiến thức cơ bản, chuyên sâu và cập nhật về khoa học giáo dục và sư phạm.

1.2.2. Kỹ năng

+ PO4:   Có kỹ năng sử dụng một số phương pháp, công nghệ cơ bản, hiện đại để tiến hành các công việc chuyên môn về Ngôn ngữ, Văn học và trong dạy học Ngữ văn;

+ PO5:  Có kỹ năng tự học và học tập suốt đời;

+ PO6:  Có khả năng tư duy sáng tạo, cách tiếp cận khoa học để giải quyết các vấn đề thực tiễn của ngành học;

+ PO7:  Có kỹ năng làm việc theo nhóm và làm việc độc lập;

+ PO8:  Có kỹ năng tìm kiếm và tự tạo việc làm.

1.2.3.Thái độ

+ PO9:   Có phẩm chất công dân, đạo đức nhà giáo;

+ PO10:  Yêu nghề, nhiệt tình trong công tác; có ý thức phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

  1. Chuẩn đầu ra

2.1. Yêu cầu năng lực 

Mã CĐR                                      Nội dung chuẩn đầu ra
2.1.1 Về kiến thức
PLO1 Hiểu và vận dụng được các kiến thức cơ bản về chính trị, pháp luật, khoa học xã hội nhân văn.
PLO2 Hiểu và phân tích được các kiến thức cơ bản, toàn diện và hệ thống về lí luận văn học, văn học Việt Nam, văn học nước ngoài, về lí luận ngôn ngữ học và Việt ngữ học.
PLO3 Hiểu được các kiến thức nghiệp vụ sư phạm, bao gồm Tâm lí học, Giáo dục học, Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn để thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh ở phổ thông.
PLO4 Vận dụng kiến thức về phương pháp và công nghệ dạy học để lựa chọn, phối hợp các phương pháp dạy học phù hợp với mục tiêu, đối tượng, hình thức tổ chức dạy học, nội dung dạy học Ngữ văn ở phổ thông.
2.1.2 Về kỹ năng
PLO5 Kỹ năng cảm thụ, phân tích, lí giải các hiện tượng văn học, ngôn ngữ và tiếng Việt.
PLO6 Kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức hoạt động dạy học, phân tích, phát triển chương trình, đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn ở phổ thông.
PLO7 Kỹ năng sử dụng các phương tiện, thiết bị phù hợp vào hoạt động dạy học Ngữ văn một cách hiệu quả, sáng tạo; Sử dụng được ngoại ngữ trong giao tiếp và nghiên cứu tài liệu chuyên ngành.
PLO8 Kỹ năng làm việc nhóm; khả năng tự học, tự nghiên cứu; khả năng thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp và làm việc độc lập.
2.1.3 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm
PLO9 Có phẩm chất chính trị, xã hội và đạo đức cơ bản, đặc biệt là phẩm chất đạo đức nhà giáo.
PLO10 Tôn trọng các giá trị văn hóa văn học của dân tộc và nhân loại; tôn trọng giá trị văn hóa Việt Nam, tiếng Việt và các giá trị nhân bản khác.
PLO11 Tinh thần hợp tác, thân thiện và tham gia tích cực vào hoạt động cộng đồng.

2.2. Trình độ Ngoại ngữ

Thực hiện theo quy định của Trường Đại học Quảng Bình.

2.3. Trình độ Tin học

Thực hiện theo quy định của Trường Đại học Quảng Bình.

2.4. Sự tương thích của chuẩn đầu ra với triết lý giáo dục, sứ mạng, tầm nhìn của trường, khoa và mục tiêu đào tạo của chương trình 

Chuẩn đầu ra PLO1 PLO2 PLO3 PLO4 PLO5 PLO6 PLO7 PLO8 PLO9 PLO10 PLO11
Triết lý giáo dục trường H H H H H H H H H H H
Trường Sứ mạng H H H H H H H H H H H
Tầm nhìn H H H H H H H H H H H
Khoa Sứ mạng H H H H H H H H H H H
Tầm nhìn H H H H H H H H H H H
Mục tiêu đào tạo của chương trình Mục tiêu chung H H H H H H H H H H H
Mục tiêu cụ thể Kiến thức H H H H
Kỹ năng H H H H
Thái độ H H H

Ghi chú: H: Mức độ cao; M: Mức độ trung bình; L: mức độ thấp

2.5. Mối liên hệ giữa mục tiêu và chuẩn đầu ra của CTĐT

Mục tiêu (POs)
PLO1 PLO2 PLO3 PLO4 PLO5 PLO6 PLO7 PLO8 PLO9 PLO10 PLO11
PO1 H M L L M L L L H H H
PO2 M H M M H M M M H H H
PO3 M H H L L H M M H H H
PO4 M M M H L L H M H H H
PO5 M M M M M M M H H H H
PO6 M M M M M M M H H H H
PO7 M M M M M M M H H H H
PO8 M M M M M M M H H H H
PO9 L L L L L L L L H H H
PO10 L L L L L L L L H H H

Ghi chú: H: Mức độ cao; M: Mức độ trung bình; L: mức độ thấp

2.6. Mức độ đáp ứng của các CĐR CTĐT với Khung trình độ Quốc gia

TT Kiến thức Kỹ năng Mức tự chủ
và trách nhiệm
KT

1

KT

2

KT

3

KT

4

KT

5

KN

1

KN

2

KN

3

KN

4

KN

5

KN

6

TC

TN1

TC

TN2

TC

TN3

TC

TN4

PLO1 X X
PLO2 X X
PLO3 X X X
PLO4 X X X X X
PLO5 X X X X
PLO6 X X X X X
PLO7 X X X X
PLO8 X X X X
PLO9 X X
PLO10 X X
PLO11 X X X X

Ghi chú: đánh dấu X các ô tương ứng.

  1. Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp

3.1. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

  1. Giáo viên giảng dạy Ngữ văn ở trường phổ thông, trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp;
  2. Cán bộ quản lý giáo dục, phụ trách chuyên môn tại các phòng giáo dục;
  3. Nghiên cứu viên tại các viện nghiên cứu Văn học, Ngôn ngữ và Khoa học xã hội nhân văn;
  4. Chuyên viên tại cơ quan chính trị xã hội, văn hóa truyền thông.

3.2. Mối quan hệ giữa chuẩn đầu ra với vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Vị trí việc làm Chuẩn đầu ra (PLOs)
PLO1 PLO2 PLO3 PLO4 PLO5 PLO6 PLO7 PLO8 PLO9 PLO10 PLO11
1 M M M M M M H H M M H
2 H H H M H H H H H H H
3 H M H M H M H H H H H
4 H H H H M H H H H H H

Ghi chú: H: Mức độ cao; M: Mức độ trung bình; L: mức độ thấp

  1. Thời gian đào tạo: 4 năm
  2. Khối lượng kiến thức toàn khoá: 136 tín chỉ (chưa kể giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất)

Chương trình đào tạo được chia thành 2 khối kiến thức Giáo dục đại cương và Giáo dục chuyên nghiệp, trong đó có các học phần Bắt buộc và tự chọn với số tín chỉ tương ứng như sau:

TT Thành phần Số tín chỉ
Bắt buộc Tự chọn
1 Kiến thức giáo dục đại cương 32 0
2 Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 104  
2.1 Kiến thức cơ sở ngành 8 4
2.2 Kiến thức ngành 54 25
2.3 Thực tập tốt nghiệp 6 0
2.4 Khóa luận tốt nghiệp/học phần thay thế 7 0
Tổng cộng 107 29
  1.   Đối tượng và phương thức tuyển sinh:

Đối tượng tuyển sinh, phương thức tuyển sinh thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Đề án tuyển sinh hằng năm của Trường Đại học Quảng Bình.

  1. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp

Thực hiện theo quy chế đào tạo của Trường Đại học Quảng Bình.

  1. Chiến lược và phương pháp dạy học

          8.1. Các phương pháp dạy học

Các chiến lược và phương pháp dạy học được sử dụng trong chương trình đào tạo cụ thể như sau:

8.1.1. Thuyết giảng      

8.1.2. Câu hỏi gợi mở  

8.1.3. Giải quyết vấn đề           

8.1.4. Thực tập, thực tế

8.1.5. Thực hành          

8.1.6. Thảo luận

8.1.7. Học theo tình huống

8.1.8. Nhóm nghiên cứu

8.1.9. Bài tập ở nhà

8.2. Mối liên hệ giữa Chuẩn đầu ra (PLOs) và phương pháp dạy-học

Phương pháp dạy – học PLOs
PLO1 PLO2 PLO3 PLO4 PLO5 PLO6 PLO7 PLO8 PLO9 PLO10 PLO

11

1 Thuyết giảng X X X X X X X X X X X
2 Câu hỏi gợi mở X X X X X X X X X X X
3 Giải quyết vấn đề X X X X X X X X X X X
4 Thực tập, thực tế X X X X X X X X X X X
5 Thực hành X X X X X X X X X X X
6 Thảo luận X X X X X X X X X X X
7 Học theo tình huống X X X X X X X X X X X
8 Nhóm nghiên cứu X X X X X X X X X X X
9 Bài tập ở nhà X X X X X X X X X X X

Ghi chú: đánh dấu X các ô tương ứng.

  1. Chiến lược và phương pháp đánh giá

9.1. Các phương pháp đánh giá

Đánh giá kết quả học tập của sinh viên là quá trình ghi chép, lưu giữ và cung cấp thông tin về sự tiến bộ của người học trong suốt quá trình dạy học. Việc đánh giá đảm bảo nguyên tắc rõ ràng, chính xác, khách quan và phân hóa, thường xuyên liên tục và định kỳ. Yêu cầu và tiêu chí đánh giá cụ thể được Khoa Khoa học cơ bản thiết kế và công bố, làm rõ cho người học trước khi học.

Các thông tin về đánh giá được cung cấp và chia sẽ kịp thời cho các bên liên quan gồm người dạy, người học, phụ huynh và nhà quản lý. Từ đó, kịp thời có những điều chỉnh về các hoạt động dạy học, đảm bảo định hướng và đạt được mục tiêu dạy học.

Khoa Khoa học cơ bản đã xây dựng và áp dụng nhiều phương pháp đánh giá khác nhau. Tùy thuộc vào chiến lược, phương pháp dạy học và yêu cầu đáp ứng chuẩn đầu ra của từng môn học để lựa chọn các phương pháp đánh giá phù hợp, đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin để đánh giá mức độ tiến bộ của người học cũng như mức độ hiệu quả đạt được của tiến trình dạy học.

Các phương pháp đánh giá được sử dụng trong chương trình đào tạo ngành Sư phạm Ngữ văn của Khoa Khoa học cơ bản cụ thể như sau:

  • Đánh giá chuyên cần, thái độ
  • Đánh giá bài tập

9.1.3. Đánh giá thuyết trình

  • Kiểm tra viết
  • Kiểm tra trắc nghiệm
  • Kiểm tra thực hành

9.1.7. Kiểm tra vấn đáp

9.1.8. Đánh giá tiểu luận

9.1.9. Báo cáo

9.2. Quan hệ giữa phương pháp đánh giá và PLOs

Phương pháp đánh giá
PLO1 PLO2 PLO3 PLO4 PLO5 PLO6 PLO7 PLO8 PLO9 PLO10 PLO11
1 Đánh giá chuyên cần, thái độ X X X
2 Đánh giá bài tập X X X X X X X X X X X
3 Đánh giá thuyết trình X X X X X X X X X X X
4 Kiểm tra viết X X X X X X X X X X X
5 Kiểm tra trắc nghiệm X X X X X X X X X X X
6 Kiểm tra thực hành X X X X X X X X X X X
7 Kiểm tra vấn đáp X X X X X  X X X X X X
8 Đánh giá tiểu luận X X X X X X X X X X X
9 Báo cáo X X X X X X X X X X X

Ghi chú: đánh dấu X các ô tương ứng.

9.3. Công cụ, tiêu chí đánh giá

Trên cơ sở các phương pháp đánh giá, Khoa Khoa học cơ bản đã xây dựng các công cụ, tiêu chí cụ thể để thực hiện việc đánh giá sinh viên theo các Rubrics. Tùy theo yêu cầu, mục tiêu và đặc trưng của từng môn học để lựa chọn phương pháp đánh giá cũng như Rubrics đánh giá thích hợp. Cùng một phương pháp đánh giá có thể áp dụng Rubric đánh giá khác nhau cho các học phần khác nhau.

9.4. Thang điểm

Thực hiện theo Quy định tại Văn bản hợp nhất số 17/2014/VBHN-BGDĐT ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ; Quy định số …/QĐ-ĐHQB ngày … tháng … năm 2021 của Hiệu trưởng trường đại học Quảng Bình ban hành Quy định đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ. Cụ thể như sau:

Điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang điểm H0 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân.

Điểm đánh giá kết quả học phần được quy đổi sang thang điểm chữ như sau:

  1. a) Loại đạt

A (8,5 – 10): Giỏi

B (7,0 – 8,4): Khá

C (5,5 – 6,9): Trung bình

D ( 4,0 – 5,4): Trung bình yếu

  1. b) Loại không đạt: F (dưới 4,0) Kém
  2. c) Đối với những học phần chưa đủ cơ sở để đưa vào tính điểm trung bình chung học kỳ, khi xếp mức đánh giá được sử dụng các ký hiệu sau:

I – Chưa đủ dữ liệu đánh giá.

X – Chưa nhận được kết quả thi.

Đối với những học phần được nhà trường cho phép chuyển điểm, khi xếp mức đánh giá được sử dụng ký hiệu R viết kèm với kết quả.

  1. Mô tả chương trình dạy học

10.1. Nội dung chương trình

TT Mã số

học phần

Tên học phần (Tiếng Anh) Nội dung cần đạt được
của học phần
Khối lượng kiến thức Điều kiện tiên quyết
Tổng số (TC) Lý thuyết (tiết) Thực hành (tiết) Tự học (tiết) Tổng số (tiết)
1. Kiến thức giáo dục đại cương 32          
1 MLTHML.124 Triết học Mác-Lênin

(Marxist-Leninist philosophy)

 

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về triết học Mác – Lênin, trọng tâm là triết học Mác – Lênin và vai trò của triết học Mác – Lênin trong đời sống xã hội, chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử. Từ đó giúp sinh viên hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học, nhân sinh quan cách mạng, xây dựng niềm tin và lý tưởng cách mạng, rèn luyện bản lĩnh chính trị vững vàng nhằm đáp ứng nhu cầu của con người Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. 3 45 0 90 135 Không
2 MLKTCT.125 Kinh tế chính trị Mác – Lênin

(Political economy Marxism Leninism)

Học phần trang bị hệ thống tri thức lý luận cốt lõi của Kinh tế chính trị Mác – Lênin trong bối cảnh phát triển mới của Việt Nam và thế giới ngày nay. Đảm bảo tính hệ thống, khoa học, cập nhật tri thức mới, gắn với thực tiễn, sáng tạo, tư duy, phẩm chất người học, tính liên thông, khắc phục trùng lắp, tăng cường tích hợp nội dung phù hợp với đối tượng sinh viên không chuyên lý luận chính trị bậc đại học. Góp phần hình thành kỹ năng phân tích, đánh giá và nhận diện bản chất của các quan hệ lợi ích kinh tế trong phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và xây dựng lập trường, ý thức hệ tư tưởng Mác – Lênin. 2 30 0 60 90 Triết học Mác – Lênin
3 MLCNXH.126 Chủ nghĩa xã hội khoa học

(Science socialism)

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản, cốt lõi và chuyên sâu về CNXH KH, từ đó nhằm hình thành các kĩ năng cơ bản và kĩ năng chuyên ngành để phân tích, đánh giá các vấn đề thực tiễn về chính trị – xã hội liên quan đến CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Đồng thời hình thành và phát triển thái độ tích cực, năng lực tự chủ và trách nhiệm đối với các hoạt động của cộng đồng xã hội. 2 30 0 60 90 Triết học Mác –Lênin
4 MLTHCM.127 Tư tưởng Hồ Chí Minh

(Ho Chi Minh’s thought)

Học phần trang bị cho sinh viên hiểu được những kiến thức cơ bản về khái niệm, nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh; Những nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh; Sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa. 2 30 0 60 90 Triết học Mác- Lênin;  Kinh tế chính trị Mác- Lênin;  Chủ nghĩa xã hội khoa học
5 LLCT.004 Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (History of Vietnam Communist Party) Cung cấp những tri thức có tính chất hệ thống, cơ bản về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (1920-1930), sự lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền (1930-1945), trong hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945-1975), trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc thời kỳ cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tiến hành công cuộc đổi mới (1975-2021). 2 30 0 60 90 Triết học Mác- Lênin;  Kinh tế chính trị Mác- Lênin;  Chủ nghĩa xã hội khoa học
6 MLPLDC.044 Pháp luật đại cương (General laws) Giới thiệu những kiến thức cơ bản về nhà nước và pháp luật; quy phạm pháp luật và các loại văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay; cơ chế điều chỉnh của pháp luật; hệ thống pháp luật Việt Nam. 2 30 0 60 90 Không
7 TITINDC.002 Tin học (Informatics) Học phần trang bị cho sinh viên các kiến thức về khái niệm về thông tin, xử lý thông tin; Hệ điều hành Windows; Các kỹ năng soạn thảo và trình bày văn bản Word; Sử dụng thành thạo bảng tính Excel giải quyết các bài toán. Thông qua các bài lý thuyết và thực hành sinh viên nắm chắc và thấy rõ sự cần thiết của công nghệ thông tin trong cuộc sống.

 

2 15 30 60 105 Không
8

 

 

TMQLHC.001 Quản lý hành chính Nhà nước và Quản lý ngành GDĐT (State Administration and Management of the Education and Training Sector) Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quản lý hành chính nhà nước, quản lý ngành giáo dục và đào tạo, Luật viên chức, Luât giáo dục, Điều lệ và một số quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với giáo dục Trung học. Trên cơ sở đó hướng dẫn sinh viên vận dụng kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của một viên chức ngành giáo dục và đào tạo. 2 30 0 60 90 Sinh viên đã tham gia kiến tập sư phạm tại các trường phổ thông.
9 TMTALY.099 Tâm lý học

(Psychology)

– Tâm lý học đại cương trình bày khái quát về khoa học tâm lý; nguồn gốc, bản chất, quy luật và các yếu tố tác động đến sự hình thành và biểu hiện của các hiện tượng tâm lý người.

– Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm cung cấp những kiến thức cơ bản về: lý luận chung về sự phát triển tâm lý người theo các giai đoạn lứa tuổi, trong đó đi sâu vào đặc điểm tâm lý lứa tuổi HS THPT; cơ sở tâm lý của hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục và nhân cách người giáo viên ở trường phổ thông

3 45 0 90 135 Không
10 TMVDGD.021 Giáo dục học

(Pedagogis)

 

Những vấn đề cơ bản, đại cương về khoa học giáo dục: Đối tượng, nhiệm vụ, PPNC và các phạm trù cơ bản của giáo dục học; Vai trò của giáo dục và các yếu tố đối với sự hình thành và phát triển nhân cách. Mục đích, mục tiêu giáo dục, hệ thống giáo dục quốc dân và người giáo viên THPT. Những kiến thức cơ bản về lý luận DH và lý luận giáo dục; các đặc điểm của quá trình DH và giáo dục ở trường PT, vận dụng vào việc rèn kỹ năng tổ chức thực hiện hoạt động DH và hoạt động giáo dục, đổi mới phương pháp, hình thức, phương tiện dạy học, đánh giá, kết hợp các hoạt động giáo dục ở trường phổ thông. 3 45 0 90 135 Tâm lý học

 

11 Giao tiếp sư phạm

(Pedagogical communication)

Học phần cung cấp những vấn đề chung về giao tiếp và giao tiếp sư phạm; nội dung, hình thức, nguyên tắc, phong cách và các kỹ năng cơ bản trong quá trình giao tiếp sư phạm. 2 27 6 60 93 Tâm lý học
12 Tiếng Anh 1 (English – part 1)/ Tiếng Trung 1 (Chinese – part 1) Một số kiến thức tiếng Anh/ tiếng Trung cơ bản tổng quát, giúp họ rèn luyện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Môn học này là nền tảng để học lên Tiếng Anh 2/ Tiếng Trung 2. 2 30 0 60 90 Không
13 Tiếng Anh 2 (English – part 2) / Tiếng Trung 2 (Chinese – part 2) Một số kiến thức tổng quát cơ bản, giúp họ rèn luyện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Môn học này là nền tảng để học lên Tiếng Anh 3/ Tiếng Trung 3. 2 30 0 60 90 Tiếng Anh 1/ Tiếng Trung 1
14 Tiếng Anh 3 (English – part 3) / Tiếng Trung 3 (Chinese – part 3) Qua môn học này sinh viên được củng cố và cung cấp thêm một số vấn đề ngữ pháp cơ bản. Sinh viên có thể sử dụng ngôn ngữ một cách thành thạo hơn nhờ các kiến thức về từ vựng. Các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết của sinh viên đạt tới cấp độ cơ bản. 3 45 0 90 135 Tiếng Anh 2/ Tiếng Trung 2
2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 100
2.1. Kiến thức cơ sở ngành (bắt buộc) 08          
15 VALKHN.022 Lược khảo về chữ Hán, chữ Nôm

(A brief review of Chinese characters and Nom)

Học phần bao gồm những kiến thức cơ bản về đặc điểm, kết cấu hình thể, cách thể hiện chữ Hán và chữ Nôm, hệ thống và quy tắc viết chữ Hán và chữ Nôm; cấu tạo, cách đọc chữ Nôm qua các thời kỳ. 2 30 0 60 90 Không
16 TICNTT.127 Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

(Application of information technology in teaching)

 Giúp sinh viên nắm được các khái niệm cơ bản về lĩnh vực công nghệ thông tin và nền công nghiệp 4.0, các phương tiện kỹ thuật dạy học, cũng như các khái niệm cơ bản về mạng máy tính, internet; cách khai thác thông tin từ internet. Sinh viên biết cách sử dụng các phần mềm trình diễn thông tin trong dạy học và cuộc sống. 3 30 30 90 150 Tin học
17 NLNNCKH.006 Phương pháp nghiên cứu khoa học và  khởi nghiệp Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về nghiên cứu khoa học và khởi nghiệp. Qua học phần giúp sinh viên có năng lực nghiên cứu khoa học, kỹ năng bảo vệ quyền tác giả, năng lực khởi nghiệp. 3 45 0 90 135 Không
2.2. Kiến thức cơ sở ngành (tự chọn) 4/8
18 SUVMNL.003 Lịch sử văn minh thế giới

(World Civilization History)

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về sự ra đời và tiến trình phát triển của các nền văn minh tiêu biểu trong lịch sử loài người như: văn minh Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Hoa, Đông Nam Á, Hy Lạp, La Mã và Phương Tây trên các lĩnh vực khoa học- kĩ thuật, văn hoá- nghệ thuật, tôn giáo… 2 30 0 60 90 Không
19 VACSVHVN Cơ sở văn hóa Việt Nam

(Vietnamese cultural establishment)

Nội dung học phần bao gồm những kiến thức chung về văn hoá và văn hoá Việt Nam, hệ thống các thành tố, những đặc trưng và quy luật phát triển của văn hoá Việt Nam, các vùng văn hoá Việt Nam; phương pháp tiếp cận tìm hiểu và nghiên cứu những vấn đề của văn hoá Việt Nam. 2 30 0 60  

 

 

90

 

 

Không –
20 VADLNN.007 Dẫn luận ngôn ngữ học

(Introduction to Linguistics)

Học phần bao gồm những kiến thức cơ bản, đại cương và hệ thống về ngôn ngữ và ngôn ngữ học, như bản chất, chức năng, quan hệ nguồn gốc và quan hệ loại hình của ngôn ngữ, hệ thống và cấu trúc của ngôn ngữ, chữ viết, các phân ngành nghiên cứu của ngôn ngữ học; những kiến thức khái quát về tiếng Việt như quan hệ nguồn gốc, quan hệ loại hình, chữ viết tiếng Việt… 2 30 0 60 90 Không
21 TMMYHDC Mỹ học đại cương

(Outline aesthetics)

Học phần bao gồm những kiến thức về các phạm trù cơ bản của mỹ học như khách thể thẩm mỹ, chủ thể thẩm mỹ, các mối quan hệ thẩm mỹ và sự thể hiện của mỹ học trong đời sống như văn học nghệ thuật… từ đó có nền tảng tri thức nhất định về mỹ học để có thể đi sâu học những môn chuyên ngành khác có liên quan. 2 30 0 60 90 Không
2.3. Kiến thức chuyên ngành (bắt buộc) 54          
22 VANLVH.004 Nguyên lý lý luận văn học

(Principles of literary theory)

Học phần bao gồm những kiến thức tổng quát, cơ bản về lý luận văn học (đặc trưng của văn học, quan hệ của văn học với hiện thực, chức năng và tính khuynh hướng của văn học, quá trình tiếp nhận văn học…); rèn kỹ năng vận dụng kiến thức lý luận văn học vào phân tích tác phẩm văn học cụ thể. 2 30 0 60 90  

 

 

 

 

Không

23 VATPTL.010 Tác phẩm văn học và thể loại văn học

(Literary works and literary genres)

Học phần bao gồm những kiến thức về tác phẩm văn học với các thành tố cơ bản như chủ đề, đề tài, nhân vật, tính cách, kết cấu, cốt truyện, giọng điệu, ngôn từ, thi pháp …; những kiến thức lý luận về ba phương thức biểu đạt chính của văn học (tự sự, trữ tình, kịch), nguồn gốc, quá trình hình thành của các thể loại văn học qua các thời kì lịch sử; rèn kỹ năng vận dụng kiến thức lý luận văn học vào phân tích tác phẩm văn học cụ thể. 2 30 0 60 90 Nguyên

lý lý luận văn học

24 VATTVH.015 Tiến trình văn học

(Literary process)

Nội dung học phần bao gồm những kiến thức cơ bản về tiến trình văn học, các trào lưu, trường phái, phương pháp sáng tác… 2 30 0 60 90 Nguyên lý lý luận văn học
25 VADGVN.012 Văn học dân gian Việt Nam

(Vietnamese folklore)

Học phần bao gồm những kiến thức khái quát về văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hoá, những đặc trưng và giá trị cơ bản của văn học dân gian; các thể loại chủ yếu, các vùng và các thời kì phát triển của văn học dân gian Việt Nam; rèn kỹ năng tiếp cận và phân tích các tác phẩm văn học dân gian, sưu tầm, điền dã văn học dân gian, ngoại khóa văn học dân gian. 3 30 30 90 150 Không
26 VAVNTD.020 Văn học Việt Nam Trung đại I (thế kỷ X đến hết thế kỷ XVII)

Vietnamese literature in the Middle Ages I (the 10th century to the end of the 17th century).

Học phần bao gồm những kiến thức khái quát về sự phát triển của văn học trung đại Việt Nam: các bộ phận văn học, các giai đoạn phát triển, những thể loại chính, những nội dung chính, những tư tưởng thẩm mĩ chủ đạo; các hiện tượng văn học, sự kiện văn học, các tác giả tiêu biểu của văn học trung đại Việt Nam giai đoạn thế kỷ X đến hết thế kỷ XVII; rèn luyện kỹ năng tiếp cận và phân tích tác phẩm văn học trung đại Việt Nam. 3 45 0 90 135 Không
27 VAVNTD.021 Văn học Việt Nam Trung đại II (từ thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX)

Vietnamese literature in the Middle Ages II (the 18th century to the end of the 19th century).

Học phần bao gồm những kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam từ thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX: trào lưu nhân đạo chủ nghĩa, những thành tựu lớn ở cả sáng tác chữ Hán và chữ Nôm, thành tựu nghệ thuật rực rỡ ở thể loại văn học dân tộc viết bằng ngôn ngữ dân tộc, các tác giả, tác phẩm tiêu biểu; tiếp tục rèn luyện kỹ năng tiếp cận và phân tích tác phẩm văn học trung đại Việt Nam. 3 45 0 90  

 

 

135

Văn học VN Trung đại I
28 VAVNHD.028 Văn học Việt Nam hiện đại I (từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945)

Modern Vietnamese Literature I (from the early twentieth century to 1945)

Học phần bao gồm những kiến thức cơ bản về hoàn cảnh lịch sử, đặc điểm văn học, các bộ phận và khuynh hướng văn học, các tác giả và tác phẩm tiêu biểu của văn học Việt Nam giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến 1945 thuộc ba khuynh hướng: văn học cách mạng, văn học hiện thực và văn học lãng mạn. Rèn kỹ năng phân tích và cảm nhận các tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam trong giai đoạn này. 3 45 0 90  

 

 

 

 

135

Văn học Việt Nam Trung đại
29 VAVNHD.023 Văn học Việt Nam hiện đại II (từ 1945 đến 1975)

Modern Vietnamese Literature II (from 1945 to 1975)

Học phần bao gồm những kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975: Những đặc điểm và quy luật của tiến trình văn học, những thể loại chính, những thành tựu và hạn chế, những tác giả, tác phẩm tiêu biểu của văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975; tiếp tục rèn luyện kỹ năng tiếp cận và phân tích tác phẩm văn học hiện đại Việt Nam. 3 45 0 90 135 Văn học VN hiện đại I
30 VAVNHD.032 Văn học Việt Nam hiện đại III (sau năm 1975)

Modern Vietnamese Literature III (after 1975)

Học phần bao gồm những kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam sau 1975: những xu hướng, phong cách, thể loại, những tác giả, tác phẩm tiêu biểu, những thành tựu và hạn chế của văn học Việt Nam trong giai đoạn đất nước hòa bình, thống nhất, những triển vọng phát triển.

 

 

3 45 0 90 135 Văn học VN hiện đại II
31 VAVPD1.201 Văn học Phương Đông 1

(Oriental Literature 1)

Học phần bao gồm những kiến thức cơ bản về đặc điểm, tiến trình văn học Trung Quốc từ cổ đại đến hiện đại trên các phương diện đặc trưng thể loại, các mô típ nhân vật, những tác giả, tác phẩm tiêu biểu, những ảnh hưởng của văn học Trung Quốc đối với văn học Việt Nam; rèn kỹ năng phân tích, tìm hiểu văn học Trung Quốc. 3 45 0 90 135 Không
32 VAVPD2.202 Văn học Phương Đông 2

(Oriental Literature 2)

Học phần bao gồm những kiến thức cơ bản về văn học Ấn Độ và văn học Nhật Bản nhằm giúp cho người học có nền tảng tri thức khái quát về lịch sử văn học và các tác giả, tác phẩm tiểu biểu của văn học Ấn Độ, Nhật Bản; rèn kỹ năng phân tích, tiếp cận, giảng dạy các tác phẩm văn học này trong trường phổ thông. 3 45 0 90  

 

 

 

135

Không
33 VAPTAY.172 Văn học Phương Tây 1

(Western Literature 1)

Nội dung học phần bao gồm những kiến thức cơ bản về thành tựu văn học các nước Châu Âu và Bắc Mỹ từ cổ đại đến thế kỷ XVIII, được trình bày theo trình tự: khái quát hoàn cảnh lịch sử; tình hình, đặc điểm văn học; các tác giả và tác phẩm tiêu biểu… 3 45 0 90  

 

 

135

Không
34 VAPTAY.103 Văn học Phương Tây 2

(Western Literature 2)

Nội dung học phần bao gồm những nội dung kiến thức cơ bản về thành tựu văn học nước Châu Âu và Bắc Mỹ từ thế kỷ XIX – XX, được trình bày theo trình tự: khái quát hoàn cảnh lịch sử; tình hình, đặc điểm văn học; các tác giả và tác phẩm tiêu biểu…

 

 

3 45 0 90  

 

 

 

135

Văn học Phương Tây 1
35 VANATV.009 Ngữ âm Tiếng Việt

(Vietnamese Phonetics)

Học phần bao gồm những kiến thức về ngữ âm tiếng Việt: hệ thống ngữ âm tiếng Việt, cấu trúc âm tiết, hệ thống âm vị, các giải pháp âm vị học; vấn đề chính âm và chính tả tiếng Việt, rèn luyện thao tác phân tích, nghiên cứu, xử lý các vấn đề của thực tiễn ngữ âm tiếng Việt. 2 30 0 60 90 Dẫn luận ngôn ngữ học
36 VATVNN.011 Từ vựng – Ngữ nghĩa tiếng Việt

(Vocabulary – Vietnamese semantics)

Nội dung học phần bao gồm những kiến từ vựng học tiếng Việt như: đơn vị từ vựng, cấu tạo từ, nghĩa của từ, các quan hệ trong trường nghĩa, các lớp từ tiếng Việt… và khuynh hướng phát triển của từ vựng tiếng Việt hiện nay. 2 30 0 60 90 Dẫn luận ngôn ngữ học
37 VANPTV.025 Ngữ pháp tiếng Việt

(Vietnamese grammar)

Nội dung học phần bao gồm những kiến thức về ngữ pháp và ngữ pháp tiếng Việt, hệ thống từ loại tiếng Việt, cấu tạo cụm từ và câu tiếng Việt; rèn luyện kỹ năng nhận diện, phân tích và tạo lập các đơn vị ngữ pháp. 3 45 0 90 135 Dẫn luận ngôn ngữ học
38 VAPPDH.031 Lý luận và phương pháp dạy học Ngữ văn 1

(Theory and methods of teaching Literature 1)

Nội dung học phần bao gồm những kiến thức cơ bản và kỹ năng về phương pháp dạy học đọc hiểu văn bản văn học: Lý luận dạy học Văn, phương pháp dạy học Văn trong nhà trường phổ thông, phương pháp thiết kế bài giảng và tổ chức các hoạt động dạy học. 3 30 30 90  

 

 

150

Các HP VHVN
39 VAPPDH.036 Lý luận và phương pháp dạy học Ngữ văn 2

(Theory and methods of teaching Literature 2)

Nội dung môn học bao gồm những kiến thức cơ bản về lý luận, phương pháp dạy học phân môn Tiếng Việt, Tập làm văn trong nhà trường phổ thông, phương pháp thiết kế bài giảng và tổ chức các hoạt động dạy học. 3 30 30 90 150 Lý luận và phương pháp dạy học Ngữ văn 1

 

40 VA.THDH.200 Thực hành dạy học

(Teaching practice)

Học phần nhằm củng cố và rèn luyện kỹ năng thực hành dạy học cho sinh viên như: tìm hiểu dạy học môn Ngữ văn, thiết kế giáo án và tổ chức dạy học các nội dung Ngữ văn ở trường THPT, thực hành tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo… 3 20 50 90  

 

 

160

2.4. Kiến thức chuyên ngành tự chọn (chọn 25 trong 38 TC)  
41 VANPCN.025 Ngữ pháp chức năng

(Functional grammar)

Nội dung môn học bao gồm những kiến thức cơ bản về ngữ pháp tiếng Việt theo quan điểm chức năng như đặc điểm về câu, ngữ đoạn và từ loại nhằm giúp cho sinh viên có hiểu biết cơ bản về quan điểm ngữ pháp chức năng của tiếng Việt. 3 45 0 90 135 Dẫn luận ngôn ngữ học
42 VAĐGDH.198 Đánh giá trong dạy học Ngữ văn

(Evaluation in teaching Literature)

Học phần cung cấp kiến thức và kỹ năng về kiểm tra, đánh giá nói chung và đánh giá trong dạy học Ngữ văn nói riêng, từ đó rèn luyện kỹ năng đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh ở phổ thông cho người học. 2 30 0 60 90 LLPPDH Ngữ văn
43 VAPTCT.197 Phát triển chương trình môn Ngữ văn ở trường phổ thông

(Developing the Linguistics program in high schools)

Nội dung môn học bao gồm kiến thức cơ bản về vấn đề phân tích và phát triển chương trình môn Ngữ văn ở trường phổ thông. Từ đó, giúp sinh viên vận dụng những kiến thức trên vào việc xác định mục tiêu, nguyên tắc và thực hành việc lựa chọn văn bản ngữ liệu dạy học, thiết kế kế hoạch dạy học và kế hoạch bài học Ngữ văn theo định hướng tiếp cận năng lực. 2 30 0 60 90 Không
44 VAPCTV.026 Phong cách học tiếng Việt

(Vietnamese learning style)

Nội dung học phần bao gồm những vấn đề cơ bản về phong cách học tiếng Việt các kiểu phong cách ngôn ngữ chức năng, các phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt; rèn luyện cho người học nắm vững phương pháp và thao tác phân tích những hiện tượng cụ thể của phong cách học tiếng Việt. 2 30 0 60 90 Dẫn luận ngôn ngữ học
45 VANGDU.023 Ngữ dụng học(Pragmatics) Nội dung học phần bao gồm những kiến thức cơ bản về dụng học như chiếu vật chỉ xuất, lập luận và hội thoại, lý thuyết giao tiếp và nghĩa tường minh – hàm ẩn… 2 30 0 60 90 Dẫn luận ngôn ngữ học
46 VAVBHN.028 (Văn bản Hán Nôm

Han Nom Texts )

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về văn bản Hán văn Việt Nam, văn bản Nôm Việt Nam,các biện pháp tu từ chủ yếu, minh giải, mở rộng vốn từ Hán Việt; tìm hiểu những văn bản Hán văn và văn bản Nôm có trong chương trình phổ thông. 3 45 0 90  

 

 

135

Lược khảo chữ Hán chữ Nôm
47 VATVPT.160 Tiếng Việt ở trường phổ thông

(Vietnamese in high school)

Học phần cung cấp cho sinh viên tri thức và phương pháp giảng dạy các nội dung Tiếng Việt ở trường phổ thông, từ đó sinh viên có thể vận dụng chúng vào việc giảng dạy các nội dung có liên quan ở chương trình Ngữ văn ở phổ thông. 2 30 0 60 90 Không
48 VATIPA.034 Thi pháp học

(Poetics)

Nội dung môn học bao gồm những kiến thức cơ bản về thi pháp như: quan niệm nghệ thuật về con người, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, ngôn ngữ…giúp người học có thể đi sâu nghiên cứu và cảm thụ tác phẩm văn học từ các bình diện của thi pháp.

 

 

2 30 0 60 90 Nguyên lý lý luận văn học
49 VAHVPT.037 Từ Hán Việt với việc giảng dạy Ngữ văn ở trường phổ thông

(Sino-Vietnamese words with teaching Literature in high schools)

Nội dung môn học bao gồm những kiến thức cơ bản về nội dung từ Hán Việt trong chương trình THPT từ đó có định hướng và phương pháp giảng dạy phù hợp nhằm phát triển vốn từ và nâng cao năng lực sử dụng từ Hán Việt cho học sinh. 2 30 0 60 90 LLPPDH Ngữ văn
50 VANNPT.033 Văn học nước ngoài ở trường phổ thông

(Foreign literature in high school)

Nội dung môn học bao gồm những kiến thức cơ bản về vai trò, vị trí, kết cấu chương trình văn học nước ngoài ở nhà trường phổ thông và hướng dẫn cách cảm nhận, giảng dạy các tác phẩm văn học nước ngoài trong chương trình phổ thông. 2 30 0 60  

 

 

90

Văn học phương Tây
51 VATPTĐ.203 Thi pháp thơ Đường

(Tang poetry poetics)

Nội dung môn học bao gồm những kiến thức cơ bản về thi pháp học và các bình diện thi pháp đặc trưng của thơ Đường như thời gian, không gian nghệ thuật, quan niệm nghệ thuật về con người, ngôn ngữ thơ… 2 30 0 60 90 Văn học phương Đông 1
52 VADHTH.205 Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh

(Integrated teaching student capacity development)

Nội dung môn học bao gồm những kiến thức và phương pháp cơ bản để trang bị cho người học năng lực dạy học tích hợp các môn khoa học xã hội ở nhà trường phổ thông. 2 30 0 60 90 LLPPDH Ngữ văn
53 VATNVH.204 Tiếp nhận văn học

(Literary reception)

Nội dung môn học bao gồm những kiến thức cơ bản về bạn đọc, chủ thể tiếp nhận văn học như quan niệm về sự tiếp nhận của người đọc; vai trò của người đọc trong hoạt động văn học; các loại người đọc; vận dụng lý thuyết tiếp nhận trong dạy học Văn ở trường phổ thông. 2 30 0 60 90 Nguyên lý lý luận văn học
54 VATPD.206 Thi pháp văn học dân gian

(Poetics of folklore)

Nội dung học phần bao gồm những kiến thức cơ bản và hệ thống về thi pháp văn học dân gian, đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian như truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, tục ngữ, ca dao, sử thi… 2 30 0 60 90 Văn học dân gian
55 VATPTĐ.207 Thi pháp văn học trung đại

(Medieval Literary Poetry)

Nội dung học phần bao gồm những tri thức cơ bản về thi pháp văn học Việt Nam trung đại và đặc điểm chung của một số thể loại tiêu biểu của văn học trung đại Việt Nam như: các thể thơ trữ tình, thể loại truyện chữ Hán, diễn ca lịch sử và truyện thơ Nôm. 2 30 0 60  

 

 

90

Văn học Việt Nam trung đại
56 VANCVH.208 Phương pháp luận nghiên cứu văn học

(Literature research methodology)

Nội dung học phần cung cấp tri thức về phương pháp luận khoa học trong nghiên cứu văn học, cụ thể là phương pháp luận văn học, phương pháp luận văn học sử, phương pháp luận phê bình văn học và phương pháp nghiên cứu văn học phương Tây hiện nay; làm nền tảng để nghiên cứu và  giải mã văn chương. 2 30 0 60  

 

 

 

90

 

 

 

 

Không

57 VAHĐTN.199 Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Ngữ văn

(Creative experiential activities in teaching Literature)

Nội dung học phần bao gồm những kiến thức cơ bản, tổng quanvề hoạt động trải nghiệm sáng tạo, dạy học trải nghiệm sáng tạo, cách thức tổ chức và đánh giá hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Ngữ văn… Học phần còn bao gồm nội dung thực tế chuyên môn giúp cho sinh viên chuyên ngành Ngữ văn thực hành trải nghiệm sáng tạo thực tế ở các trung tâm văn hóa, văn học, ngôn ngữ đa dạng khắp cả nước. 2 30 0 60 90 Không
58 VANGA.038 Văn học Nga

(Russian Literature)

Học phần bao gồm những kiến thức cơ bản về đặc điểm, tiến trình văn học Nga thế kỷ XIX, XX trên các phương diện hệ vấn đề, các môtip nhân vật, những khuynh hướng, phong cách, thể loại của những tác giả, tác phẩm tiêu biểu, những ảnh hưởng qua lại của văn học Nga đối với văn học Việt Nam; rèn kỹ năng phân tích, tìm hiểu văn học Nga. 2 30 0 60 90  

 

 

 

Không

2.5. Thực tập tốt nghiệp 6          
59 KTSPDH Kiến tập sư phạm Củng cố và khắc sâu lý thuyết các học phần tâm lý học, giáo dục học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào việc giải quyết các tình huống sư phạm trong kiến tập sư phạm: tìm hiểu tình hình thực tiễn địa phương, thực tiễn giáo dục ở THPT, tập làm công tác dạy học, công tác chủ nhiệm lớp, triển khai bài tập thực hành Tâm lý – Giáo dục. 2 Tâm lý học, Giáo dục học
60 TTTNDH Thực tập sư­ phạm

(Pedagogical internship)

Củng cố và nâng cao các kiến thức lý thuyết về chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực tâm lý học, giáo dục học, phương pháp dạy học bộ môn; vận dụng những kiến thức đó vào việc giải quyết các tình huống cụ thể trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh, tiếp tục rèn luyện các kỹ năng dạy học. 6 Kiến tập sư phạm
2.6. Khóa luận tốt nghiệp hoặc các học phần thay thế
khóa luận tốt nghiệp
7/14          
61 KLTNDH Khóa luận tốt nghiệp (Bachelor graduation thesis) Sinh viên đáp ứng các yêu cầu về số tín chỉ, điểm tích lũy, kết quả rèn luyện theo quy chế đào tạo và có nguyện vọng được xét duyệt làm khóa luận tốt nghiệp. Đây là một bài luận phù hợp với chuyên ngành được đào tạo, được viết dựa trên việc tổng hợp các kiến thức, kỹ năng đã được đào tạo trong toàn khoá học. 7 0 210 210 420 Sinh viên đã hoàn thành tất cả các HP của CTĐT.SV đủ điều kiện theo quy định thì được giao/chọn đề tài KLTN.
62 VADHNL.209 Dạy học phát triển năng lực môn Ngữ văn ở phổ thông  Học phần bao gồm các tri thức lí thuyết về năng lực, phát triển năng lực, tiếp cận năng lực, phương pháp tổ chức dạy học phát triển năng lực, kiểm tra đánh giá trong dạy học môn Ngữ văn ở phổ thông theo định hướng năng lực. 3 30 30 90 150 LLPPDH Ngữ văn
63 VANNVC.177 Ngôn ngữ với văn chương

(Language with literature)

Nội dung học phần bao gồm những kiến thức lý luận và thực tiễn về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn chương, từ đó hình thành và rèn luyện cho người học phương pháp cảm thụ, phân tích, đánh giá, giảng dạy tác phẩm văn học từ góc độ ngôn ngữ. 2 30 0 60  

 

 

90

Không
64 VAPBVH.210 Lịch sử lý luận phê bình văn học Việt Nam

(History of Vietnamese literary criticism)

Học phần cung cấp những tri thức tổng quan về lịch sử lý luận phê bình văn học Việt Nam, bao gồm những quan niệm văn học và lối phê bình thi học thời trung đại, lí luận, phê bình hiện đại, bắt đầu từ giai đoạn 1900 – 1945, khu vực văn học miền Bắc và miền Nam trong giai đoạn 1945 – 1985 và đặc điểm, vai trò của nền lí luận, phê bình giai đoạn từ sau 1986 đến nay. 2 30 0 60 90 Văn học Việt Nam

10.2. Mối quan hệ giữa nội dung các học phần với chuẩn đầu ra

TT Các học phần Chuẩn đầu ra
PLO1 PLO2 PLO3 PLO4

 

PLO5 PLO6 PLO7 PLO8 PLO9 PLO10 PLO11
1 Triết học Mác – Lênin H H H H
2 Kinh tế chính trị Mác – Lênin H H H H
3 Chủ nghĩa xã hội khoa học H H H H
4 Tư tưởng Hồ Chí Minh H H H H
5 Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam H H H H
6 Tin học H H H H H H
7 Tiếng Anh 1/ Tiếng Trung 1 M H H H
8 Tiếng Anh 2/ Tiếng Trung 2 M H H H
9 Tiếng Anh 3/ Tiếng Trung 3 M H H H
10 Pháp luật đại cương H H H H
11 Quản lý hành chính Nhà nước và Quản lý ngành H H H H H H
12 Lịch sử văn minh thế giới H H H H
13 Phương pháp nghiên cứu khoa học và khởi nghiệp H H H H H H H H H
14 Cơ sở văn hóa Việt Nam H H H H H
15 Mỹ học đại cương H M H H H H
16 Dẫn luận ngôn ngữ học L H H H H H H
17 Lược khảo về chữ Hán, chữ Nôm L H H H H H H
18 Nguyên lý lý luận văn học L H H H H H H
19 Tác phẩm văn học và thể loại văn học L H H H H H H
20 Tiến trình văn học L H H H H H H
21 Văn học dân gian Việt Nam L H H H H H H H H
22 Văn học Việt Nam Trung đại I (thế kỷ X đến hết thế kỷ XVII) L H H H H H H H H
23 Văn học Việt Nam Trung đại II (từ thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX) L H H H H H H H H
24 Văn học Việt Nam hiện đại I (từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945) L H H H H H H H H
25 Văn học Việt Nam hiện đại II (từ 1945 đến 1975) L H H H H H H H H
26 Văn học Việt Nam hiện đại III (sau năm 1975) L H H M M M H H H
27 Văn học Phương Đông 1 L H H M M M H H H
28 Văn học Phương Đông 2 L H H M M M H H H
29 Văn học Nga L H H M M M H H H
30 Văn học Phương Tây 1 L H H M M M H H H
31 Văn học Phương Tây 2 L H H M M M H H H
32 Ngữ âm Tiếng Việt L H H M M M H H H
33 Từ vựng – Ngữ nghĩa tiếng Việt L H H M M M H H H
34 Ngữ pháp tiếng Việt L H H M M M H H H
35 Phong cách học tiếng Việt L H H M M M H H H
36 Ngữ dụng học L H H M M M H H H
37 Văn bản Hán Nôm L H H M M M H H H
38 Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Ngữ văn L H H H M M M H H H
39 Ngữ pháp chức năng L H H M M M H H H
40 Tiếng Việt ở trường phổ thông L H H M M M H H H
41 Thi pháp học L H H M M M H H H
42 Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh L H H H H H H H H H
43 Từ Hán Việt với việc giảng dạy Ngữ văn ở trường phổ thông L H H H H H H H H H
44 Văn học nước ngoài ở trường phổ thông L H H H H H H H H H
45 Thi pháp thơ Đường L H H H H H H
46 Phương pháp luận nghiên cứu văn học L H H H H H H
47 Tiếp nhận văn học L H H H H H H
48 Thi pháp văn học dân gian L H H H H H H
49 Thi pháp văn học trung đại L H H H H H H
50 Tâm lý học L H H M M M M H H H
51 Giáo dục học L H H M M M M H H H
52 Giao tiếp sư phạm M H H H M M M H H H
53 Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học H H H H H H H
54 Lý luận và phương pháp dạy học Ngữ văn 1 L H H H H H H H H
55 Lý luận và phương pháp dạy học Ngữ văn 2 L H H H H H H H H
56 Phát triển chương trình môn Ngữ văn ở trường phổ thông L H H H H H H H H
57 Đánh giá trong dạy học Ngữ văn L H H H H H H H H H
58 Thực hành dạy học M H H H H H H H H H H
59 Kiến tập sư phạm M H H H H H H H H H H
60 Thực tập sư­ phạm M H H H H H H H H H H
61 Dạy học PTNL môn Ngữ văn ở trường PT (Thay thế KLTN)

 

H H H H H H H H H H H
62 Ngôn ngữ với văn chương (Thay thế KLTN)

 

H H H H M M M M H H H
63 – Lịch sử lý luận phê bình văn học Việt Nam (Thay thế KLTN) H H H H H H H H H H H

Ghi chú: H: Mức độ cao; M: Mức độ trung bình; L: mức độ thấp

10.3  Sơ đồ chương trình dạy học

10.4. Dự kiến kế hoạch giảng dạy

TT Tên học phần Số TC
Giáo dục quốc phòng – an ninh (giảng dạy tập trung theo đợt)
Học kỳ I 19
1 Triết học Mác – Lênin 3
2 Tâm lý học 3
3 Pháp luật đại cương 2
4 Tin học 2
5 Văn học dân gian Việt Nam 3
6 Tiếng Anh 1/ Tiếng Trung 1 2
7 Tự chọn 4 trong 8 tín chỉ:

Lịch sử văn minh thế giới

Dẫn luận ngôn ngữ

Mỹ học đại cương

Cơ sở văn hoá Việt Nam

 

 

2

2

2

2

8 Giáo dục thể chất 1 1
Học kỳ II 18
9 Kinh tế chính trị Mác – Lênin 2
10 Chủ nghĩa xã hội khoa học 2
11 Giáo dục học 3
12 Văn học Việt Nam Trung đại I 3
13 Nguyên lý lý luận văn học 2
14 Lược khảo về chữ Hán, chữ Nôm 2
15 Ngữ âm tiếng Việt 2
16 Tiếng Anh 2/ Tiếng Trung 2 2
17 Giáo dục thể chất 2 1
Học kỳ III 18
18 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2
19 Văn học Việt Nam trung đại II 3
20 Văn học Phương Đông I 3
21 Từ vựng – Ngữ nghĩa tiếng Việt 2
22 Giao tiếp sư phạm 2
23 Tiếng Anh 3/ Tiếng Trung 3 3
24 Tự chọn 3 trong 6 tín chỉ:

– Văn bản Hán Nôm

– Ngữ pháp chức năng

 

 

3

3

 

25 Giáo dục thể chất 3 1
Học kỳ IV 17
26 Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 2
27 Tác phẩm văn học và thể loại văn học 2
28 Tiến trình văn học 2
29 Phương pháp nghiên cứu khoa học và khởi nghiệp 3
30 Văn học Việt Nam hiện đại I 3
31 Văn học phương Tây 1 3
32 Tự chọn  2  trong 4  tín chỉ:

Phong cách học Tiếng Việt

Thi pháp văn học trung đại

 

2

2

2

2

33 Giáo dục thể chất 4 1
Học kỳ V 17
34 Văn học Việt Nam hiện đại II 3
35 Ngữ pháp tiếng Việt 3
36 Lý luận và phương pháp dạy học Ngữ văn I 3
37 Kiến tập sư­ phạm 2
38 Tự chọn 6 trong 8 tín chỉ:

– Ngữ dụng học

– Từ Hán Việt với việc giảng dạy Ngữ văn ở trường phổ thông

-Thi pháp học

– Văn học nước ngoài ở trường phổ thông

 

            2

2

2

2

 

Học kỳ VI 17
39 Văn học Phương Đông 2 3
40 Văn học phương Tây 2 3
41 Lý luận và phương pháp dạy học Ngữ văn II 3
42 Tự chọn 8 trong 12 tín chỉ:

– Văn học Nga

– Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Ngữ văn

– Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh

– Thi pháp văn học dân gian

– Tiếp nhận văn học

– Phương pháp luận nghiên cứu văn học

 

 

2

2

2

2

2

2

 

 

Học kỳ VII 15
43 Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học 3
44 Văn học Việt Nam hiện đại III 3
Thực hành dạy học 3
45 Tự chọn 6 trong 8 tín chỉ:

– Phát triển chương trình môn Ngữ văn ở trường phổ thông

– Đánh giá trong dạy học Ngữ văn

– Tiếng Việt ở trường phổ thông

– Thi pháp thơ Đường

 

 

2

2

2

2

 

Học kỳ VIII 15
46 Quản lý hành chính Nhà nước và Quản lý ngành GD-ĐT 2
47 Thực tập sư­ phạm 6
48 Khóa luận tốt nghiệp hoặc các chuyên đề thay thế:

– Khóa luận tốt nghiệp

– Dạy học PTNL môn Ngữ văn ở trường PT (Thay thế KLTN)

– Ngôn ngữ với văn chương (Thay thế KLTN)

– Lịch sử lý luận phê bình văn học Việt Nam (Thay thế KLTN)

 

7

3

 

2

2

  1. Danh sách đội ngũ giảng viên thực hiện chương trình

11.1. Danh sách giảng viên cơ hữu

TT Họ và tên Sinh năm Văn bằng cao nhất,

ngành đào tạo

Học phần

giảng dạy

1 Lương Thị Lan Huệ 1976 ThS.GVC Triết học – Triết học Mác – Lênin

– Kinh tế chính trị Mác – Lênin

– Chủ nghĩa xã hội khoa học

2 Nguyễn Thị Anh Khuyên 1983 ThS. KTCT
3 Phan Thị Thu Hà 1982 ThS.GVC Triết học
4 Nguyễn Thị Hương Liên 1987 ThS. KTCT
5 Nguyễn Thị Như Nguyệt 1980 ThS. KTCT
6 Nguyễn Văn Duy 1979 TS.GVC Chính trị học Triết học – Tư t­ư­ởng Hồ Chí Minh

– Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

7 Trương Thị Thu Hà 1989 ThS. Chính trị học
8 Hoàng Thanh Tuấn ThS. Lịch sử Đảng
9 Phùng Thị Loan 1978 ThS.GVC Luật Pháp luật đại cương
10 Phan Phương Nguyên 1982 ThS. Luật
11 Nguyễn Thị Thùy Vân 1979 ThS.GVC

Tâm lý học

– Giáo dục học

– Tâm lý học

– Quản lý HCNN và QLN

– Giao tiếp sư phạm

12 Hoàng Thị Tường Vi 1979 ThS.GVC

Giáo dục học

13 Nguyễn Thị Xuân Hương 1984 ThS. Tâm lý học
14 Nguyễn Thị Diễm Hằng 1984 ThS. Tâm lý học
15 Nguyễn Thị Như Phượng 1984 ThS. Tâm lý học
16 Dương Ánh Tuyết 1977 TS.GVC Văn học Văn học nước ngoài

 

Văn học Việt Nam

 

Văn học nước ngoài ở trường phổ thông

 

Dạy học PTNL môn NV ở trường PT
17 Nguyễn Thị Quế Thanh 1975 ThS.GVC Văn học Văn học nước ngoài

 

Văn học Việt Nam

 

Đánh giá trong DHNV
Lịch sử LL phê bình VHVN
18 Lương Hồng Văn 1962 ThS.GVC Văn học – Lý luận văn học
– Mỹ học đại cương
– PPNCKH – KN – SHTT
-Văn học VN
19 Trương Thị Thanh Thoài 1969 Th.S. GVC LL&PPDH LLPPDH

 

20 Trần Thị Mỹ Hồng 1972 ThS.GVC Văn học  LLPPDH, Thực hành dạy học
Văn học VN
Phát triển chương trình
21 Nguyễn Thị Hoài An 1986 ThS. Văn học Hán Nôm

 

LLPPDH
Văn học VN
22 Đặng Lê Thủy Tiên 1993 ThS. Ngôn ngữ học Ngôn ngữ học
23 Hoàng Thị Ngọc Bích 1985 ThS. Văn hóa học Cơ sở văn hóa VN
24 Lê Trọng Đại 1963 ThS.GVC. Lịch sử Lịch sử văn minh thế giới
25 Lại Thị Hương 1985 ThS.NCS. Lịch sử
26 Trần Thuỷ 1972 TS. GVCC. GDTC&HLTT  

– Giáo dục thể chất

 

27 Nguyễn Anh Tuấn 1982 ThS. GVC GDTC
28 Nguyễn Xuân Hải 1987 ThS. GDTC
29 Cao Phương 1981 TS. GVC

GDTC&HLTT

 

11.2. Danh sách giảng viên thỉnh giảng: Không có.

  1. Cơ sở vật chất phục vụ học tập

12.1. Các phòng thí nghiệm và các hệ thống thiết bị thí nghiệm

Số TT Tên phòng thí nghiệm, xưởng, trạm trại, cơ sở thực hành Diện tích (m2) Danh mục trang thiết bị chính

hỗ trợ thí nghiệm, thực hành

Tên thiết bị Số lượng Phục vụ môn học/học phần
1 Phòng thực hành Lập trình 300 – Máy tính

– Switch

– Internet tốc độ cao

– Wifi

200

12

02

05

Phục vụ cho sinh viên thiết kế bài giảng
2 Phòng mạng và các thiết bị 75 – Server

– Internet tốc độ cao

– Các thiết bị khác

– Wifi

04

03

06

35

Phục vụ cho sinh viên các học phần liên quan mạng máy tính, và thiết kế bài giảng.
6 Nhà tập đa năng

(sân cầu lông, đá cầu, bóng bàn, bóng chuyền, bóng rổ, các môn học TD dụng cụ)

1.340 Dụng cụ thể thao đa môn 01 Các môn học rèn luyện thể chất

 

7 Câu lạc bộ sinh viên với pháp luật; Câu lạc bộ giáo dục giới tính 10000 Văn phòng 02 Các môn học chuyên ngành GDCD
8 Địa bàn kiến tập, thực tập Trường THPT Đào Duy Từ

Trường THPT Đồng Hới

Trường THPT Lệ Thủy

Trường THPT Lương Thế Vinh

Trường THPT Phan Đình Phùng

Trường THPT Lê Hồng Phong

Trường THPT Lê Trực

Trường THPT Phan Bội Châu

Và một số trường PT khác trong địa bàn tỉnh Quảng Bình.

7 Các môn rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, thực hành nghề nghiệp

12.2. Thư viện

– Diện tích thư viện:   3160 m2  (3 tầng)

– Diện tích phòng đọc:            1.050 m2

– Phòng đọc và mượn tài liệu:           04

– Phòng Lab, phòng máy tính:           02

– Phòng Hội thảo, chuyên đề:            05

– Các phòng tự học, tự nghiên cứu, học nhóm, đa phương tiện, Phòng Truyền  thống và các dịch vụ khác.

– Số chỗ ngồi: 370;     Số lượng máy tính phục vụ tra cứu: 32

– Phần mềm quản lý thư viện:            02

– Thư viện điện tử:                             01

Tổng số lượng bản sách: 100.087 (bản), 12.801 (đầu sách).

Đầu báo, tạp chí các loại ấn phẩm định kỳ khác: 730 loại.

Bài giảng, giáo trình nội bộ: 561 đầu.

Tài liệu nội sinh (DSPACE): 1100  file

Nguồn cơ sở dữ liệu khác: Thư viện số gồm Tài liệu.VN; Proquest: Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.

Bạn đọc có thể đăng nhập vào bằng tài khoản của mình để tra cứu, mượn trả, gia hạn tài liệu trực tuyến tại địa chỉ: http://lrc.quangbinhuni.edu.vn/.

12.3. Giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo

TT Tên giáo trình, tập bài giảng Tên tác giả Nhà xuất bản Năm XB
1 Triết học Mác – Lênin

 

 

Hội đồng TW chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các môn khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh Chính trị quốc gia 1999
2 Triết học Mác – Lênin.

 

Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh Chính trị quốc gia 2010
3 Kinh tế chính trị Mác – Lênin Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia Chính trị quốc gia 2008
4 Chủ nghĩa xã hội khoa học Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo biên soạn Chính trị quốc gia 2011
5 Tư tưởng Hồ Chí Minh Nguyễn Viết Thông Chính trị Quốc gia 2006
6 Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo biên soạn Chính trị Quốc gia 2009
7 Pháp luật đại cương Lê Minh Toàn Chính trị Quốc gia 2021
8 Phương pháp luận nghiên cứu khoa học Vũ Cao Đàm NXB Khoa học kỹ thuật 2003
9 Giáo trình tin học cơ sở Hồ Sỹ Đoàn Nhà xuất bản Đại học Sư phạm 2004
10 Cơ sở văn hóa Việt Nam Trần Ngọc Thêm NXB Giáo dục 1999
11 Phương pháp luận nghiên cứu (Cẩm nang hướng dẫn từng bước dành cho người bắt đầu) Trung Nguyên Nhà xuất bản KH & KT 2005
12 Mỹ học đại c­ương Lê Văn Dương, Lê Đình Lục Giáo dục

 

1999
13 Mỹ học Mác- Lênin Đỗ Văn Khang, Đỗ Huy Giáo dục

 

1995
14 Nhập môn khoa học giao tiếp Nguyễn Sinh Huy Giáo dục

 

2005
15 Phong cách học Tiếng Việt Hoàng Tất Thắng 1995
16 Bài giảng về chữ Hán – chữ Nôm Đặng Đức Siêu Trường đại học Đại cương
17 Phương pháp dạy học Tiếng Việt Lê A Giáo dục 1997
18 Giáo trình ngữ âm tiếng Việt Vương Hữu Lễ Giáo dục 1994
19 Giáo trình ngữ pháp Tiếng việt Diệp Quang Ban Giáo dục 2008
20 Giáo trình Ngữ pháp chức năng Tiếng Việt Nguyễn Văn Bằng Giáo dục 1995
21 Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt Bùi Minh Toán Đại học sư phạm 2007
22 Phương pháp dạy học Tiếng Việt Nguyễn Trí Giáo dục 2000
23 Ngôn ngữ với văn chương Bùi Minh Toán Đại học Sư phạm 2016
24 Giáo trình ngữ dụng học Đỗ Hữu Châu Đại học sư phạm 2007
25 GT dẫn luận ngôn ngữ học Bùi Minh Toán Đại học sư phạm 2008
26 Cơ sở ngữ dụng học Đỗ Hữu Châu Đại học sư phạm 2003
27 Giáo trình Dẫn luận ngôn ngữ học Bùi Minh Toán Đại học Sư phạm 2015
28 Dẫn luận ngôn ngữ học Nguyễn Thiện Giáp Giáo dục 2012
29 Giáo trình dẫn luận ngôn ngữ học Hoàng Dũng Đại học sư phạm 2007
30 Phương pháp luận giải mã văn bản văn học Phan Trọng Luận Đại học Sư phạm 2014
31 Phương pháp dạy học văn Phan Trọng Luận Đại học Sư phạm 2008
32 Văn học thế kỷ XX Đỗ Xuân Hà Đại học quốc gia Hà Nội 2006
33 Tác gia, tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường Lưu Đức Trung Giáo dục 1999
34 Lý luận văn học Phương Lựu Giáo dục 2002
35 Văn học phương Tây Đặng Anh Đào Giáo dục 1997
36 Giáo trình lí luận văn học Trần Đình Sử Đại học Sư phạm 2005
37 Văn học Âu -Mỹ thế kỷ XX Lê Huy Bắc ĐHSP 2011
38 Văn học hiện đại, lý thuyết và tiếp nhận Lê Huy Bắc ĐHSP 2013
39 Hợp tuyển văn học Châu Á Lưu Đức Trung Đại học Quốc gia Hà Nội 2002
40 Văn học Ấn Độ Lưu Đức Trung Giáo dục 1998
41 Giáo trình văn học Trung Quốc Lương Duy Thứ 1994
42 Văn học Nhật Bản từ khởi thủy đến 1868 Nhật Chiêu Giáo dục 2013
43 Dạo chơi vườn văn Nhật Bản Hữu Ngọc Văn nghệ 2006
44 Văn học Nhật Bản Nguyễn Thị Khánh TTKHXH 1998
45 Thơ ca Nhật Bản Nhật Chiêu Văn nghệ 2007
46 Thi pháp thơ Đường Nguyễn Thị Bích Hải Thuận Hóa 1995
47 Ngữ văn Hán Nôm Đặng Đức Siêu Giáo dục 1995
48 Giáo trình văn học trung đại Việt Nam Nguyễn Đăng Na Đại học sư phạm 2007
49 Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại Nguyễn Văn Long ĐHSP 2007
50 Văn học Việt Nam sau 1975 những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy Nguyễn Văn Long Giáo dục 2009
51 Văn học Việt Nam (1900 – 1945) Phan Cự Đệ Giáo dục 1997
52 Văn học Việt Nam 1900 – 1930 Trần Đình Hượu Giáo dục 1996
53 Văn học trung đại Việt Nam Đoàn Thị Thu Vân Giáo dục 2008
54 Thơ Việt nam 1945 – 1954 Mã Giang Lân Giáo dục 1995
55 Văn học Việt Nam thế kỷ XX: Thơ ca 1945 – 1975 Lưu Khánh Thơ Văn học 2010
56 Văn học Việt Nam thế kỷ XX Phan Trọng Thưởng Văn học 2007
57 Giáo trình văn học trung đại Việt Nam Lã Nhâm Thìn chủ biên, Đinh Thị Khang, Vũ Thanh Giáo dục Việt Nam 2011
58 Văn học dân gian Vũ Anh Tuấn (chủ biên) Giáo dục HN 2012
59 Thực hành dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông Phạm Thị Thu Hương (chủ biên) ĐHSP 2016
60 Dạy học phát triển năng lực môn Ngữ văn Trung học phổ thông

 

Đỗ Ngọc Thống (chủ biên) ĐHSP 2016
61 Lịch sử lý luận phê bình văn học Việt Nam Trịnh Bá Đĩnh Khoa học xã hội 2013
62 Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh, Quyển 2, Khoa học Xã hội Nguyễn Thị Thanh Thủy (chủ biên) ĐHSP 2015
  1. Hướng dẫn thực hiện chương trình

Chương trình đào tạo ngành là cơ sở giúp Hiệu trưởng quản lý chất lượng đào tạo Đại học, là quy định bắt buộc đối với tất cả các khoa chuyên môn nghiêm túc thực hiện theo đúng nội dung chương trình đã xây dựng.

Căn cứ chương trình đào tạo ngành, Trưởng các khoa chuyên môn có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn các bộ môn tiến hành xây dựng các đề cương chi tiết học phần và hồ sơ học phần theo quy định của trường sao cho vừa đảm bảo được mục tiêu, nội dung, yêu cầu đề ra, vừa đảm bảo phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường, của địa phương, đáp ứng nhu cầu của người học và của toàn xã hội. Trên cơ sở đề cương chi tiết học phần, tiến hành xây dựng kế hoạch kinh phí thực hành, thực tập, tham quan thực tế và mua sắm bổ sung các thiết bị, phương tiện dạy học phù hợp cho từng học phần và cho toàn khóa đào tạo.

Trưởng các khoa chuyên môn có trách nhiệm ký, duyệt đề cương chi tiết học phần, xây dựng kế hoạch dạy học, kinh phí thực hành, thực tập, tham quan thực tế; các điều kiện đảm bảo thực hiện các chương trình đào tạo và chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo, chuẩn đầu ra. Trưởng các Phòng, Ban, Trung tâm chức năng liên quan có trách nhiệm kiểm tra, thẩm định và trình Hiệu trưởng phê duyệt cho triển khai thực hiện.

Trong quá trình thực hiện chương trình, hằng năm nếu thấy cần phải điều chỉnh cho phù hợp với thực tế thì đơn vị chuyên môn có văn bản trình lên Hội đồng Khoa học và Đào tạo Nhà trường xem xét, nếu phù hợp Hội đồng Khoa học và Đào tạo trình hiệu trưởng Nhà trường có quyết định điều chỉnh và chỉ được thực hiện điều chỉnh khi có Quyết định của Hiệu trưởng nhà trường./.

  1. Các chương trình, tài liệu tham khảo

14.1 Tham khảo CTĐT trong nước:

  1. Đại học Quốc gia Hà Nội (file)
  2. Đại học Sư phạm Hà Nội (http://hnue.edu.vn/Daotao/Khungchuongtrinh/CunhanSupham/tabid/428/frame/27/Default.aspx)
  3. Đại học sư phạm Đà Nẵng (file)
  4. Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
  5. Chương trình giáo dục phổ thông mới.

14.2 Tham khảo CTĐT nước ngoài:

  1.  Turkish language and literature teacher education – Eastern Mediterrannean university

https://www.emu.edu.tr/en/programs/turkish-language-and-literature-teacher-education-undergraduate-program-turkish/861?tab=curriculum

  1. Bachelor of arts in english language and literature – Hellenic American university

https://hauniv.edu/baell

 

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

 

PGS.TS. Nguyễn Đức Vượng

 

                                                                                 

      2021.Chương trình ĐT Ngữ văn